"Chiêu Lưu thức giấc" - Khi người miền biên viễn “viết" lại số phận bằng đôi chân xa xứ

Sau một năm đi Hàn Quốc, vợ chồng anh Vi Văn Den và chị Vi Thị Hoài đã xây dựng được một căn nhà mới khang trang, đầy đủ tiện nghi.
Sau một năm đi Hàn Quốc, vợ chồng anh Vi Văn Den và chị Vi Thị Hoài đã xây dựng được một căn nhà mới khang trang, đầy đủ tiện nghi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ vùng đất chỉ quen với nương rẫy và đói nghèo, xã Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đã vươn mình thay da đổi thịt nhờ những chuyến đi làm ăn xa xứ. Xuất khẩu lao động không chỉ mang lại nhà cửa khang trang, thu nhập ổn định, mà còn thay đổi tư duy, mở ra một cánh cửa mới cho thế hệ trẻ nơi miền biên viễn.

Từ hoài nghi đến khởi sắc miền quê

Nằm cách trung tâm huyện Kỳ Sơn 19 km, xã Chiêu Lưu có diện tích tự nhiên hơn 12,3 nghìn ha, với gần 1,5 nghìn hộ và gần 7 nghìn nhân khẩu.

Trong ký ức của người dân địa phương, cách đây chưa lâu, Chiêu Lưu vẫn là một trong những xã khó khăn của huyện miền núi Kỳ Sơn, nơi mà cuộc sống của mọi người quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với nương rẫy, tự cung tự cấp, thiếu thốn trăm bề. Toàn xã có 11 bản, chủ yếu là người đồng bào dân tộc Thái và Khơ Mú, sinh sống rải rác giữa những triền núi, con suối. Cái nghèo, cái đói từng ăn sâu vào đời sống, thậm chí khiến nhiều gia đình chấp nhận buông xuôi vì không nhìn thấy con đường để vươn lên.

Thế nhưng, bước ngoặt đến khi chính quyền địa phương quyết tâm mở lối thoát nghèo bằng con đường xuất khẩu lao động, đây như một làn gió mới thổi qua vùng đất này.

Ông Lô Văn Cáng, Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu cho biết, Chiêu Lưu từng là một trong những xã nghèo của huyện Kỳ Sơn, với tỷ lệ hộ nghèo gần 70%. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nương rẫy, thu nhập bấp bênh, quanh năm thiếu trước hụt sau. Do chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận các chính sách phát triển, đặc biệt là tư duy “thoát nghèo”, gặp nhiều rào cản về nhận thức.

“Khi xã mới bắt đầu vận động bà con đi xuất khẩu lao động, không ai tin đây là con đường thoát nghèo, họ sợ rủi ro, sợ nợ nần. Trong khi chi phí đi nước ngoài cũng cao, khoảng 120 - 130 triệu đồng nên nhiều gia đình nghèo không dám nghĩ đến”, ông Cáng nhớ lại.

Chiêu Lưu "thay áo mới" nhờ xuất khẩu lao động.

Chiêu Lưu "thay áo mới" nhờ xuất khẩu lao động.

Dẫu khó khăn, chính quyền xã không bỏ cuộc. Các cán bộ tranh thủ từng giờ rảnh, đến tận từng nhà, từng nhóm dân cư để thuyết phục, lấy những trường hợp thành công làm minh chứng. Đồng thời, phối hợp cùng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Phòng Nội Vụ) huyện Kỳ Sơn, các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp.

Lâu dần, nhận thức người dân thay đổi. Khi những người đầu tiên sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... gửi tiền về, xây được nhà, mua xe, cuộc sống khấm khá, cả bản bắt đầu tin.

“Tại các buổi tuyên truyền, chúng tôi hay lấy ví dụ thực tế về những người đã đi nước ngoài, nay về xây nhà to, mua xe đẹp. Lúc đầu, bà con còn hoài nghi, nhưng dần dần rồi họ bắt đầu tin. Có niềm tin rồi, thì họ sẽ tìm mọi cách để được đi”, ông Cáng kể.

Qua những câu chuyện thành công ấy, phong trào xuất khẩu lao động bắt đầu lan rộng. Kể từ đó, mang theo hy vọng và đổi thay đến từng ngôi nhà.

Từ chỗ chỉ có một vài người đi nước ngoài, đến nay, xã Chiêu Lưu đã có hàng trăm lao động làm việc tại các quốc gia phát triển. Riêng năm 2024, toàn xã có 31 người đi xuất khẩu lao động, giới thiệu đào tạo nghề cho 158 người, giải quyết việc làm cho 60 lao động, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Số liệu cũng cho thấy, năm 2024, tổng giá trị sản xuất toàn xã Chiêu Lưu đạt hơn 151,2 tỷ đồng, tăng hơn 13,2 tỷ đồng so với năm 2023. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 21,2 triệu đồng/năm, tăng 6,2%. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 33,04%, giảm 5,9% so với năm 2023.

“Chúng tôi phấn đấu đến năm 2025, giảm thêm 40 hộ nghèo nữa. Sự thay đổi này là kết quả từ sự đồng lòng của chính quyền và bà con, nhất là thế hệ trẻ dám đi, dám thay đổi”, ông Cáng chia sẻ thêm.

Từ rẻo cao nhìn ra thế giới

Những con số ấn tượng ấy không còn nằm trên giấy, nó còn hiện hữu trong những câu chuyện cụ thể, những ngôi nhà khang trang vừa mọc lên giữa núi rừng Kỳ Sơn. Có lẽ, sự chuyển mình rõ nét nhất diễn ra ở bản Khe Nằn, một trong những “cái nôi” xuất khẩu lao động đầu tiên của xã Chiêu Lưu.

Chị Hoài (thứ 2 từ trái qua) vui vẻ chia sẻ câu chuyện xuất khẩu lao động với đại diện lãnh đạo UBND xã Chiêu Lưu và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn.

Chị Hoài (thứ 2 từ trái qua) vui vẻ chia sẻ câu chuyện xuất khẩu lao động với đại diện lãnh đạo UBND xã Chiêu Lưu và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn.

Như câu chuyện của vợ chồng anh Vi Văn Den và chị Vi Thị Hoài, trước đây từng chỉ biết đến cái nghèo. Năm 2016, họ quyết định vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn để cho anh Den đi Hàn Quốc.

Sau một năm “cày cuốc” bên xứ người, anh Den đã gửi tiền về xây một căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, điều mà trước đó họ không dám mơ tới.

“Trước đây làm rẫy mãi mà không đủ ăn, từ khi chồng tôi đi nước ngoài thì cuộc sống gia đình đã trở nên tốt hơn”, chị Hoài phấn khởi kể.

Cũng tại bản Khe Nằn, gia đình bà Vi Thị Ma từng thuộc diện hộ nghèo, ba mẹ con từng sống trong căn nhà nhỏ lụp xụp.

Năm 2020, người con trai út của bà Ma là Lò Văn Cáng đi xuất khẩu sang Nhật. Một thời gian sau, anh thuyết phục vợ chồng anh trai sang làm cùng. Chỉ sau ba năm, các con bà Ma đã gửi tiền về để xây căn nhà mới hơn 500 triệu đồng.

“Giờ các con tôi mỗi tháng gửi về tầm 40 triệu đồng. Từ chỗ không có gì, giờ tôi có nhà đẹp, không phải lo ăn từng bữa nữa”, bà Ma nói.

Căn nhà mới của gia đình bà Vi Thị Ma được xây dựng sau ba năm các con đi xuất khẩu lao động.

Căn nhà mới của gia đình bà Vi Thị Ma được xây dựng sau ba năm các con đi xuất khẩu lao động.

Không riêng bản Khe Nằn, làn sóng đi xuất khẩu lao động đã lan rộng ra khắp xã. Bản La Ngan từng được mệnh danh là “điểm nóng" ma túy, giờ đây cũng đang hồi sinh từng ngày. Trưởng bản Chích Văn Lập cho biết, trước năm 2020, có thời điểm tỷ lệ hộ nghèo của bản gần 90%. Nhờ xuất khẩu lao động, đến nay toàn bản chỉ còn 58 hộ nghèo.

“Bà con chủ yếu sang Đài Loan đi biển, làm 2 - 3 năm thì có tiền gửi về làm nhà, mở quán. Điển hình như ông Moong Văn Dâu, đầu năm 2023 còn được Bộ Công an tặng nhà tình nghĩa, cuối năm đã xây được nhà mới, trả hết nợ và thoát nghèo luôn,” anh Lập nói.

Gia đình ông Moong Văn Bình cũng ở bản La Ngan, từng chỉ biết trông chờ vào mảnh nương. Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo từ việc đi xuất khẩu lao động, gia đình ông đã vay ngân hàng 50 triệu đồng cho người con trai đầu đi.

“Năm đầu do cháu còn phải tập trung ổn định cuộc sống bên nước ngoài nên chưa tích góp được tiền để gửi về. Từ năm thứ hai trở đi, cứ vài tháng cháu lại gửi về khoảng 40 - 50 triệu đồng, giờ có vốn liếng gia đình tôi đã mở quán tạp hóa để kinh doanh”, ông Bình chia sẻ.

Thấy việc xuất khẩu lao động đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của gia đình cũng như nhận thức của các con, năm 2024, ông Bình tiếp tục vay mượn để cho người con thứ hai đi nước ngoài.

“Giờ chỉ có đi xuất khẩu lao động thì mới tích góp được tiền thôi, chứ ở nhà không có việc để làm, lêu lổng dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội”, ông Bình thẳng thắn nói.

Ông Moong Văn Bình (áo trắng) chia sẻ câu chuyện thay đổi cuộc sống gia đình với mọi người.

Ông Moong Văn Bình (áo trắng) chia sẻ câu chuyện thay đổi cuộc sống gia đình với mọi người.

Không chỉ đời sống vật chất được khởi sắc, an ninh trật tự của xã cũng cải thiện đáng kể. Bà Vi Thị Đắm, Phó Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu chia sẻ, trước đây, khi “phong trào” đi xuất khẩu lao động chưa có, hầu như các thanh thiếu niên ở địa phương đều lêu lỏng không có việc làm, tỷ lệ nghiện ngập gia tăng khiến tình hình an ninh trật tự nơi đây khá phức tạp.

“Kể từ khi được đi xuất khẩu, cộng thêm việc chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nên nhận thức của người dân tăng lên lên. Đến nay, ngoài việc đời sống người dân nâng cao, xã cũng sạch ma túy”, bà Đắm nói.

Khi chính sách gặp được lòng dân

Để có được những chuyển biến mạnh mẽ ấy, không thể không nhắc đến vai trò của chính sách hỗ trợ và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp.

Ông Trần Thanh Bình, Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn cho biết, nhằm kịp thời triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động trên địa bàn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. UBND huyện Kỳ Sơn đã yêu cầu các phòng chuyên môn kịp thời cập nhật, cung cấp thông tin, danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tư vấn, hướng dẫn cho họ hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ theo quy định. Đồng thời, tiếp nhận, kịp thời giải quyết và hoàn thiện hồ sơ của người lao động để xem xét cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.

“Sau khi hồ sơ của người lao động hoàn thiện, căn cứ vào từng trường hợp huyện sẽ hỗ trợ kinh phí theo quy định cho họ. Trung bình kinh phí hỗ trợ cho mỗi người đi xuất khẩu lao động là 7 - 8 triệu đồng, người nhiều nhất khoảng 15 triệu đồng”, ông Bình thông tin.

Những căn nhà mới khang trang được "mọc" lên nhờ người dân địa phương xuất khẩu lao động.

Những căn nhà mới khang trang được "mọc" lên nhờ người dân địa phương xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn cũng trở thành “bà đỡ” tài chính hiệu quả cho người dân nơi đây.

Theo ông Vũ Văn Minh, Tổ trưởng Tổ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn, nhằm kịp thời quan tâm đến đời sống người dân địa phương, đơn vị đã hỗ trợ các khoản chi phí đầu tư cho họ vay để đi nước ngoài.

Ngoài hỗ trợ bằng việc cho vay tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền người dân sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Đến nay, Chiêu Lưu là xã có khoản dư nợ đi xuất khẩu lao động cao nhất toàn huyện, với hơn 55 tỷ đồng.

“Do điều kiện kinh tế cũng như trình độ của người dân nơi đây còn hạn chế, nên ban đầu nhiều người còn chưa hiểu, nhưng qua tuyên truyền, nhận thức của bà con đã ngày càng nâng cao, tỷ lệ trả nợ chậm đã không còn. Hiện xã không còn lãi tồn và nợ quá hạn”, ông Minh cho biết thêm.

Từ nơi từng “chìm” trong khó khăn, Chiêu Lưu đang thực sự trỗi dậy. Những con đường mới mở, những căn nhà vững chãi giữa đại ngàn, ánh mắt đầy hy vọng của người già và những đứa trẻ nô đùa trước ngõ, tất cả cho thấy một xã hội đang đổi thay từng ngày.

Sự đổi thay ấy không đến trong một sớm một chiều, mà là hành trình dài của ý chí, của những chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lòng dân, và trên hết là sự đồng lòng bền chặt giữa chính quyền và nhân dân.

Khi người dân được lắng nghe, được hướng dẫn bằng sự kiên nhẫn và chân thành, thì khoảng cách giữa “người giúp” và “người được giúp” không còn tồn tại. Chính từ sự đoàn kết ấy, Chiêu Lưu hôm nay đang vững bước đi lên, không còn là “vùng trũng” của nghèo khó, mà là nơi gieo mầm cho những điều tốt đẹp sinh sôi.

Đọc thêm

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi
(PLVN) - Công tác bình đẳng giới rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhất là với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Quảng Ngãi, vị thế của người phụ nữ miền núi ngày càng được nâng cao khi tham gia các hoạt động chính trị, từng bước tháo gỡ định kiến về giới.

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).