Thái sư Lưu Cơ được đặt tên đường ở Hà Nội

Thái sư Lưu Cơ được đặt tên đường ở Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm ghi nhớ những công lao của Thái sư Lưu Cơ (1013-2023), vị công thần nhà Đinh, một đường phố tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã chính thức được gắn biển mang tên ông. Quyết định và nghi thức gắn biển tên phố Lưu Cơ đã được quận Bắc Từ Liêm tổ chức sáng 21/10/2023 tại Hà Nội.

Thái sư Lưu Cơ sinh ngày 3 tháng Giêng năm 940 ở Tri Hối, châu Đại Hoàng, nay là xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông là đồng hương, cùng thế hệ của Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Trịnh Tú từ thuở cờ lau tập trận.

Khi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ tụ nghĩa ở động Hoa Lư thuộc Gia Hưng, Gia Viễn ngày nay, Lưu Cơ khi mới ngoài 20 tuổi đã cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú sát cánh cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thu giang sơn về một mối. Ông trực tiếp cầm quân đánh dẹp sứ quân Lý Khuê (tức Lý Lãng Công) ở Siêu Loại - Bắc Ninh.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ gắn biển phố Lưu Cơ (ảnh BTC).

Các đại biểu thực hiện nghi lễ gắn biển phố Lưu Cơ (ảnh BTC).

Năm Mậu Thìn 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, sau đó phong Lưu Cơ làm Thái sư Đô hộ phủ, Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Đinh Điền làm Ngoại giáp.

Thái sư Lưu Cơ là vị tướng có tài thao lược, là vị quan đầu triều trông coi hình án, là nhà cai trị giỏi, nhất quán vì độc lập, tự chủ của đất nước. Với tư cách là người giúp Đinh Tiên Hoàng coi sóc đất nước về mặt hình pháp của Nhà nước độc lập đầy đủ đầu tiên, ông được ngành Tòa án nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cân nhắc tôn vinh như là Ông Tổ của ngành.

Cũng từ năm 971, với tư cách là Thái sư Đô hộ phủ, Lưu Cơ được Đinh Tiên Hoàng giao cai quản thành Đại La và quản lý cả vùng Giao Châu cũ - tức Bắc Bộ ngày nay - đóng bản doanh tại thành Đại La, Thủ phủ của Giao Châu.

Ông có công lớn trong việc cải tạo, xây dựng thành Đại La - tòa thành của An Nam đô hộ phủ từ thời thuộc Đường - thành tòa thành của nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ. Từ tòa thành hướng vọng về phía bắc, Lưu Cơ đã cho sửa sang tòa thành hướng về phía nam - nơi định đô của Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư.

Khi triều Đinh suy vong, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế lập nên nhà Tiền Lê, Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ đã giúp Lê Hoàn huy động nhân tài vật lực tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Tống vào năm 981 thắng lợi.

TS Lưu Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Lưu tộc Việt Nam phát biểu tại buổi lễ (ảnh BTC).

TS Lưu Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Lưu tộc Việt Nam phát biểu tại buổi lễ (ảnh BTC).

Thái sư Lưu Cơ là vị tướng cai quản, tu tạo thành Đại La liên tục trong vòng 40 năm (971-1010) qua ba triều đại, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn từ Hoa Lư về Thăng Long thành công tốt đẹp vào tháng 7/1010. Chính ông là người đã "trao chìa khóa" thành Đại La cho triều đại mới và cáo quan về ở ẩn khi đã 70 tuổi.

Kỷ niệm 1010 năm ngày mất của Thái sư Lưu Cơ (1013-2023), Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công hội thảo về danh nhân Lưu Cơ, nêu rõ những công lao của ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước thời Đinh. Những ghi nhận từ hội thảo là tiền đề cho việc Hà Nội ghi danh vị công thần thời Đinh tại đường phố mang tên ông hôm nay.

Phố Lưu Cơ thuộc phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, dài 1.160m, rộng 24m (lòng đường 14m, vỉa hè mỗi bên 5m), từ ngã tư giao cắt đường Hoàng Minh Thảo đối diện tòa N01 T3 - Khu đô thị Ngoại giao đoàn đến ngã tư giao cắt đường Xuân Tảo - Phạm Văn Đồng. Đây là con đường trong khu đô thị mới, khi các công trình xây dựng hai bên hoàn thành sẽ là con đường đẹp, kiến trúc và cảnh quan hiện đại.

Tại buổi lễ, TS Lưu Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Lưu tộc Việt Nam bày tỏ: "Sự kiện này vô cùng ý nghĩa với mốc thời gian trên 1.050 năm về trước Thái sư Lưu Cơ đã cai quản thành Đại La. Thay mặt bà con Lưu tộc Việt Nam tôi xin chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo TP Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, quận Bắc Từ Liêm và phường Xuân Tảo đã có quyết định đặt tên phố Lưu Cơ và chia sẻ niềm vui với bà con họ Lưu Việt Nam cũng như với các gia đình của các danh nhân được mang tên đường, phố tại quận Bắc Từ Liêm lần này".

Cũng trong buổi sáng 21/10/2023, quận Bắc Từ Liêm đã công bố quyết định và gắn biển tên 3 tên đường phố khác là phố Nguyễn Duy Thì, phố Dương Văn An (khu đô thị Ngoại giao đoàn và khu đô thị Starlake, phường Xuân Tảo) và phố Phạm Tiến Duật phường Cổ Nhuế).

Tin cùng chuyên mục

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Đọc thêm

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.