Tây Phi quay cuồng chống dịch Ebola

Các tình nguyện viên chuẩn bị để di chuyển thi thể các nạn nhân tử vong do Ebola. Ảnh: Reuters
Các tình nguyện viên chuẩn bị để di chuyển thi thể các nạn nhân tử vong do Ebola. Ảnh: Reuters
(PLO) - Các nhân viên y tế tại Tây Phi ngày 7/8 đã phải kêu gọi trợ giúp khẩn cấp để kiểm soát đợt bùng phát dịch bệnh Ebola tồi tệ nhất thế giới, khi số người thiệt mạng do dịch đã lên đến 932 người. 
Theo Reuters, trước diễn biến nhanh chóng và nguy hiểm của dịch bệnh, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/8 đã bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Geneva (Thụy Sỹ) để bàn về cách phản ứng trước dịch bệnh. Cuộc họp kéo dài 2 ngày này cũng sẽ quyết định về việc có tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu hay không. 
Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 6/8, WHO cho biết sẽ yêu cầu các chuyên gia về đạo đức y tế xem xét sử dụng phương pháp điều trị khẩn cấp vốn mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm để đối phó với căn bệnh rất dễ lây lan này. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh 2 nhân viên từ thiện của Mỹ đã được cho dùng một loại thuốc thử nghiệm sau khi bị mắc bệnh tại Liberia.
Tại Ả rập Xê-út, Bộ Ngoại giao nước này cho biết, một người đàn ông bị tình nghi mắc bệnh trong một chuyến công tác tới Sierra Leone cũng đã tử vong sáng 6/8. Trước tình trạng này, giới chức Ả rập Xê-út đã đình chỉ thị thực hành hương cho công dân từ các nước Tây Phi để phòng ngừa dịch bệnh. 
Tại Liberia, nơi có số người tử vong vì dịch bệnh tăng nhanh nhất, cơ quan y tế đang rất chật vật để đối phó với sự bùng phát dịch. Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf ngày 6/8 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vì dịch bệnh do virus Ebola gây ra. Nhiều người dân tại nước này đang sống trong cảnh hoảng loạn và trong một số trường hợp, thi thể nạn nhân tử vong do dịch đã bị vứt trên đường phố. 
Nhà chức trách Liberia đã phải khuyến cáo người dân ở trong nhà trong vòng 3 ngày nhằm hạn chế sự lây lan của loại virus chết người này. Bệnh viện lớn St.Joseph’s Catholic của Liberia đã phải đóng cửa sau khi Giám đốc Bệnh viện tử vong vì Ebola. Trên khắp nước này, nhiều bệnh viện và phòng khám khác cũng đã buộc phải đóng cửa, thường là do các nhân viên y tế sợ nhiễm virus. 
Báo động quốc tế về sự khuếch tán của virus gây bệnh Ebola đã gia tăng khi một công dân người Mỹ đã tử vong tại Nigeria hồi tháng trước sau một chuyến bay từ Liberia. Giới chức Nigeria ngày 6/8 cho biết, bác sỹ người Nigeria đã điều trị cho ông Patrick Sawyer cũng đã tử vong vì Ebola và 5 người khác cũng đang điều trị tại một khu giường bệnh tách biệt tại Lagos. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi các bác sỹ tại bệnh viện từng điều trị cho ông Sawyer đã đình công. 
Theo Ủy viên y tế Lagos Jide Idris, các tình nguyện viên hiện đang tích cực tìm kiếm nơi ở của 70 người đã tiếp xúc với ông Sawyer. Cho đến nay, mới chỉ 27 người đã được tìm thấy. “Chúng tôi đang ở trong tình trạng khẩn cấp quốc gia mà thực chất là thế giới đang trong tình trạng nguy hiểm. Không một ai miễn nhiễm trước dịch bệnh. Kinh nghiệm tại Nigeria đã báo động thế giới với việc chỉ một cá nhân di chuyển bằng đường hàng không tới một địa điểm khác đã bắt đầu gây ra một ổ dịch” – Bộ trưởng Y tế Nigeria Onyebuchi Chukwu cho biết sau một cuộc họp nội các ở Abuja. Cho đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 60 nhân viên y tế thiệt mạng trong cuộc chiến chống virus Ebola. 
Trước diễn biến của dịch bệnh, Liberia và Sierra Leone đã triển khai binh lính tới các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực biên giới xa xôi của những nước này nhằm tìm cách kiểm soát sự lây lan của loại virus gây bệnh Ebola hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. 
Một số hãng hàng không lớn như British Airways ICAG.L và Emirates EMIRA.UL cũng đã ngừng khai thác các chuyến bay tới các nước bị ảnh hưởng, trong bối cảnh nhiều người nước ngoài đang tìm cách rời khỏi ổ dịch. Ấn Độ và Hy Lạp đã khuyến cáo công dân không thực hiện các chuyến đi không cần thiết tới Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria, đồng thời tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp kiểm tra bổ sung tại các điểm ra vào các nước này.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.