Tăng giá trị và mở rộng đầu ra cho sản phẩm quế Yên Bái

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 6.757ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. (Ảnh: Dangcongsan.vn).
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 6.757ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. (Ảnh: Dangcongsan.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là sản phẩm chủ lực của tỉnh Yên Bái, việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm quế cũng như chế biến quế thành đa dạng các sản phẩm không những nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần mở ra cơ hội tiêu thụ mạnh mẽ hơn các sản phẩm quế của bà con nơi đây.

Cây chủ lực của vùng cao Yên Bái

Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng quế lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với tổng diện tích trên 81.000ha chiếm tới 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh. Tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên. Ngoài ra, phân bố ở một số huyện như: Văn Chấn, Lục Yên và Yên Bình.

Tại huyện Văn Yên, nơi được xem là “thủ phủ” của cây quế tại Yên Bái, với diện tích trồng quế khoảng 52.000ha (chiếm hơn 55,7% diện tích quế toàn tỉnh Yên Bái). Cây quế được người Dao của huyện Văn Yên coi là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào và cũng là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện.

Số hộ đồng bào người Dao có thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng từ trồng quế ở huyện Văn Yên giờ không phải là hiếm.

Hàng năm, nông dân huyện Văn Yên xuất bán ra thị trường khoảng 5.000 tấn vỏ quế khô các loại; sản lượng cành lá quế đạt khoảng 65.000 tấn/năm; sản lượng tinh dầu đạt khoảng 300 tấn/năm; sản lượng gỗ quế đạt gần 51.000m3/năm; cây quế giống trên 150 triệu cây. Tổng doanh thu các sản phẩm từ quế năm 2022 của huyện đạt tới gần 1.000 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719), thời gian qua, huyện Văn Yên đã vận động người dân trồng quế theo từng vùng và sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng người dân làm nông nghiệp xanh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm quế gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương. Đến nay, huyện còn có trên 4.500ha quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu, châu Mỹ. Từ việc sản xuất quế hữu cơ, đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt đối với các hộ dân tham gia dự án sản xuất quế hữu cơ đều có thu nhập cao, ổn định giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế với quy mô tương đối lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Đây là quy trình công nghệ tách chiết tinh dầu quế khép kín có sử dụng tác nhân là nhiệt độ bằng hệ thống nồi hơi, không sử dụng hóa chất hoặc các tác nhân khác.

Ngoài ra, còn có hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình (khoảng 300kg sản phẩm/năm, nhưng hoạt động không thường xuyên), chủ yếu hoạt động theo phương pháp thủ công, sản lượng chế biến tinh dầu mỗi năm bình quân 300 - 800kg/cơ sở.

Thời gian qua, việc liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người trồng quế được chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm nhằm tập trung phát triển, hình thành các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm từ quế, quế hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh có trên 6.757ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. Trong đó, huyện Văn Yên 4.612ha và Trấn Yên 2.145ha (Công ty Sơn Hà Văn Yên: 3.541.5ha, Công ty OLam Văn Yên: 1.071ha, Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam: 2.100ha, Hợp tác xã tổng hợp dịch vụ Hồng Ca: 45ha).

Từ vỏ, gỗ, lá đến gốc rễ quế đều có giá trị sử dụng nên cây quế được coi là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm từ quế là một trong những sản phẩm chính tham gia vào thị trường xuất khẩu nông - lâm sản của tỉnh Yên Bái, ngoài tinh dầu quế thì một số sản phẩm khác đã được sản xuất từ quế có xu hướng phát triển như: Trà quế, nước tẩy rửa quế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ quà lưu niệm....

Đến nay, thương hiệu quế Yên Bái đã khẳng định được giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế, tiêu biểu là quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 2010 và được Vương quốc Thái Lan bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ tại Thái Lan từ năm 2020. Đây là điều hiếm thấy trên thế giới, một quốc gia khác bảo hộ sản phẩm của Việt Nam trên đất nước họ. Điều đó khẳng định chất lượng sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ. Đặc biệt, từ 1/8/2020, quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Với sản lượng khai thác trung bình hàng năm khoảng 18.000 tấn vỏ quế, 85.000 tấn cành, lá để chế biến tinh dầu với sản lượng khoảng 600 tấn/năm và 200.000m3 gỗ quế, các sản phẩm từ quế là một trong những sản phẩm chính tham gia vào thị trường xuất khẩu nông, lâm sản của tỉnh Yên Bái.

Hiện nay, các sản phẩm từ quế đã xuất khẩu đi trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Mỹ, Nga... Đặc biệt, sản phẩm quế điếu thuốc được dùng như một loại ống hút khi uống cà phê đang được người tiêu dùng tại thị trường Ấn Độ ưa chuộng, trở thành cây xoá đói giảm nghèo quan trọng của bà con trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.