Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023, chiều 11/12, UBND Cà Mau phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm”.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có hơn 250 đại biểu là đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức. Cụ thể như: Quy hoạch phát triển ngành tôm còn nhiều bất cập; hạ tầng nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu; dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, chất lượng, giá cả giống, thức ăn, thuốc, các chế phẩm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không ổn định, cạnh tranh không lành mạnh, khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm, dịch bệnh khó xử lý; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư còn bất cập; người dân, doanh nghiệp thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng. Công tác tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi chậm phát triển, thiếu bền vững; các dịch vụ logistics còn hạn chế, chi phí cao… Từ đó dẫn đến sản phẩm khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức.

“Việc tổ chức Hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm” là dịp để các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ, trao đổi, đánh giá một cách hệ thống những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế đã qua. Từ đó, đề ra kế hoạch, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển ngành tôm Việt Nam nói chung và ngành tôm tỉnh Cà Mau nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh.

Đại biểu thảo luận, bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Đại biểu thảo luận, bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu nêu thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Cà Mau như: Các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, ứng dụng quy trình nuôi tôm hiệu quả và bền vững; Phát triển công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tuần hoàn dinh dưỡng không xả thải, giảm giá thành tại Cà Mau và ĐBSCL; Ứng dụng công nghệ cảm biến môi trường và hệ thống điện tử để quản lý tự động các yếu tố môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm thâm canh. Đồng thời các đại biểu thảo luận, bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam trong thời gian tới…

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chia sẻ những khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp của địa phương ở ĐBSCL do tình hình nuôi và xuất khẩu tôm gặp nhiều biến động và khó khăn.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, người dân, doanh nghiệp cần phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, ngành tôm mới phát triển bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường. “Ngành chức năng và các doanh nghiệp cần đưa các giải pháp đã nêu ra tại hội trường để phát triển nghề tôm bền vững phải đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh. Ngành tôm đang đứng trước khó khăn rất lớn nên cần nhiều mô hình nuôi hay… đưa vào sản xuất mô hình hiệu quả và nhân rộng để con tôm Việt Nam cạnh tranh được với tôm nước ngoài”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị.

Cuối năm 2023 sản lượng tôm Cà Mau nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

Cuối năm 2023 sản lượng tôm Cà Mau nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực ĐBSCL và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước;

Cà Mau có nhiều loại hình nuôi như: Nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh; nuôi tôm QCCT, tôm - lúa, tôm - rừng, tôm quảng canh kết hợp.

Ngành tôm Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều năm liền, dẫn đầu về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đến cuối năm 2023, sản lượng tôm nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 tại TP Sầm Sơn đưa sản phẩm OCOP Thanh Hóa đến với hàng nghìn du khách.

Thanh Hóa nỗ lực đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng

(PLVN) - Với mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đọc thêm

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững
(PLVN) - Ngày 20 - 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, Tạp chí Thủy sản Việt Nam... tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm).

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau
(PLVN) - Xác định được lợi ích thiết thực mà loại hình nuôi tôm sinh thái mang lại, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển loại hình nuôi tôm sinh thái nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.

Nam sinh người Thái gìn giữ vải thổ cẩm từ bẹ chuối

Vi Dương Phong (ngoài cùng bên trái) tại cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học Quốc tế
(PLVN) - Vượt qua rất nhiều đề tài của những thí sinh khác, sản phẩm vải thổ cẩm làm từ bẹ chuối của Vi Dương Phong, học sinh lớp 12 tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, đã giành Huy chương Vàng và giải Đặc biệt trong cuộc thi Olympic phát minh và sáng chế khoa học Quốc tế năm 2023.

Nhớ nếp bầu quê

Nếp bầu Tam Mỹ - một đặc sản thân cao 1,4m cho hương vị khác biệt được phục tráng thành công. Ảnh: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Núi Thành
(PLVN) - “Nếp nào thơm bằng nếp bầu Tam Mỹ/Trầu nào thơm cho bằng trầu Trung Lương” - câu ca dao ấy là lời nhắc nhở những người con đất Tam Mỹ (nay là xã Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không chỉ nhớ đến một đặc sản ở vùng đất trung du bán sơn địa quê mình mà còn nhớ đến hương vị của Tết - hương vị của sự đoàn viên.

Làng cá khô Gành Hào vào vụ Tết

Nghề làm cá khô tại thị trấn Gành Hào phải bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, đồng thời còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
(PLVN) - Làng nghề cá khô ở vùng biển Gành Hào, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) đang tăng tốc sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Gắn "sao" cho sản phẩm OCOP Cà Mau

Gắn "sao" cho sản phẩm OCOP Cà Mau
(PLVN) - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.

Về Quảng Ninh thưởng thức loại đặc sản 'đắt như vàng'

Với giá bán 4-6 triệu/kg, sá sùng khô là loại đặc sản "quý như vàng". Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sá sùng hay còn gọi là địa sâm, sâu đất hay trùn biển, sống nhiều ở các vùng biển Vân Đồn, Quan Lạn, Đầm Hà, Hải Hà. Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 4-6 triệu đồng/kg sá sùng khô tuỳ chủng loại, đặc sản này được ví "đắt như vàng".