Tái hiện Trung thu xưa trên phố cổ Hà Nội

Phố Hàng Gai bán đồ chơi rằm tháng 8/1926. (Ảnh: Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
Phố Hàng Gai bán đồ chơi rằm tháng 8/1926. (Ảnh: Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
(PLVN) - Tết Trung thu truyền thống năm 2023, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng.

Trở về Trung thu xưa

Các hoạt động này nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội và những nét riêng có của Hà Nội ngàn năm tuổi.

Với nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, Ban Tổ chức mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản của Thủ đô, nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng; hướng tới hình thành thế hệ công dân hiểu biết về văn hóa di sản và có sức sáng tạo trên nền tảng đó.

Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội - số 50 phố Đào Duy Từ, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước giới thiệu bộ ảnh và tư liệu chủ đề “Trở về Trung thu xưa”… Theo đó, gần 80 tài liệu, tư liệu hình ảnh được trưng bày và sử dụng trong không gian tầng 1 của Trung tâm sẽ đưa công chúng ngược thời gian để tìm hiểu những nghi lễ Tết Trung thu chốn Hoàng cung, không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ… của Tết Trung thu trên phố phường Hà Nội xưa.

Tiếp đó, ngôi Nhà Di sản - Số 87 phố Mã Mây là không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu… Đối với người Việt Nam, Tết Trung thu là dịp đoàn viên và có từ ngàn năm nay. Đây là thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất, cũng là thời gian thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức những lễ hội. Trong đó Lễ hội trăng rằm diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch hằng năm.

Trong không khí Lễ hội, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - 22 Hàng Buồm sẽ có biểu diễn Rối cạn Tế Tiêu của người Mỹ Đức, Hà Nội (20h00 ngày 28/9). Và tại Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào là không gian Tết Trung thu; giới thiệu, hướng dẫn làm đồ chơi truyền thống xưa và nay.

Festival Thu Hà Nội năm 2023

Lần đầu tiên, thành phố Hà Nội tổ chức Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 1/10 tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Lễ hội có quy mô 150 gian hàng chia thành các khu vực thiết kế, bố trí dọc phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác bao gồm khu vực giới thiệu sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch tiêu biểu và các không gian “Hương sắc mùa Thu”, “Hương vị mùa Thu”, “Quà tặng mùa Thu”, “Vườn ánh sáng”. Lễ hội có sự tham gia của 10 quận, huyện như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Mê Linh, Quốc Oai, Ứng Hòa, Đông Anh, Ba Vì, Gia Lâm... để quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch, các di sản của địa phương. Lễ hội thu hút 14 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch là Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang...

Festival Thu Hà Nội năm 2023 là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn nhất của thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023). N.K

Cùng nghệ nhân làm đồ chơi truyền thống

Từ xa xưa, ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, mặt nạ giấy bồi; đèn ông sao, con giống bột… là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội duy trì phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu như hoạt động trải nghiệm làm con giống bột “Lớp học Tò he” vào ngày 25 và 26/9 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội - số 50 Đào Duy Từ. Các bạn nhỏ sẽ được nghệ nhân Đặng Văn Hậu - làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội hướng dẫn làm con giống bột.

Ngoài ra còn có trải nghiệm làm đèn ông sao truyền thống “Lồng đèn đón trăng” vào ngày 27/9. Khách mời là nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến - xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội hướng dẫn làm đèn ông sao. Không gian trải nghiệm làm các sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống: mặt nạ bồi, làm và trang trí diều giấy, chơi trò chơi Trí Uẩn vào ngày 29/9. Giới thiệu và hướng dẫn làm bánh trung thu truyền thống vào ngày ngày 23, 24/9 tại Ngôi nhà Di sản - 87 Mã Mây...

Tết Trung thu từ bao đời nay là dịp các gia đình cùng quây quần, vui vẻ sau thời gian lao động vất vả. Tục phá cỗ, trông trăng cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em cả về vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt. Mâm cỗ đêm rằm Trung thu không chỉ để ăn, mâm cỗ này cho mắt ngắm, tai nghe, mũi ngửi để thấy hồn trăng soi vào chiếc bánh nướng, bánh dẻo, nhìn thấy ánh mắt trẻ thơ tràn đầy trong những đồ chơi kỳ thú.

Bởi lẽ đó, Tết Trung thu còn là tết dành cho trẻ em, là dịp các em được vui chơi thỏa thích, được thỏa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân trong các món đồ chơi đa dạng, giàu ý nghĩa. Không chỉ trẻ nhỏ, mà mỗi người lớn chúng ta cũng “xin một vé về tuổi thơ” đầy náo nức mỗi độ Trung thu về…

Bảo đảm cho trẻ đón Tết Trung thu vui vẻ, an toàn

Là nội dung trọng tâm của Công văn 645/TE-CSTE ngày 19/9/2023 Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH gửi các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu năm 2023. Công văn đề cập đến 5 nội dung, bao gồm: Thứ nhất, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho trẻ em khi sử dụng các đồ chơi trung thu chứa các nguyên, vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao (đèn ông sao, đèn lồng có đốt nến, bóng bay sử dụng khí dễ bắt lửa gây cháy nổ...), hạn chế đốt lửa trại, pháo hoa trong các hoạt động phá cỗ trông trăng tại gia đình và các khu vực công cộng. Thứ hai, bảo đảm an toàn phòng, chống các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, gây ngộ độc đối với các sản phẩm đồ chơi được cất giữ, lưu thông, mua bán trong dịp Tết Trung thu.

Thứ ba, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống ngộ độc cho trẻ em đối với các loại bánh, kẹo, trái cây, đồ uống và các loại thực phẩm khác được sử dụng trong các hoạt động Tết Trung thu. Thứ tư, bảo đảm an toàn đối với các phương tiện giao thông và các tuyến đường có số lượng lớn trẻ em và người dân tham gia giao thông trong dịp Tết Trung thu. Thứ năm, tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra trước và trong khi tổ chức các hoạt động Tết Trung thu để ngăn chặn loại bỏ kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em và người tham gia.

Cục Trẻ em cũng yêu cầu các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ và tai nạn, thương tích cho trẻ em trong báo cáo hoạt động Tết Trung thu năm 2023. (H.Minh)

Tin cùng chuyên mục

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Đọc thêm

Vinh danh võ cổ truyền Bình Định

Các võ sinh biểu diễn trong Lễ cúng tổ võ cổ truyền. (ảnh: H. Trường)
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Rộn ràng sắc màu truyền thống đón Tết Nguyên đán

Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Năm 2025, xu hướng đón Tết cổ truyền hướng về những giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm dân gian mộc mạc, gần gũi đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Các địa điểm, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống cũng đang là ưu tiên của người dân.

Phố xưa, nghề cũ trên mảnh đất Kinh kỳ

Phố Hàng Mã xưa buôn bán đồ vàng mã dùng trong lễ cúng, đồ trang trí và đồ chơi dân gian làm từ giấy. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Nhắc đến Hà Nội, không ai không biết đến khu phố cổ - nơi được ví như “hồn cốt” của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Từ xưa đến nay, nơi đây là trung tâm buôn bán sầm uất với 36 phố phường, mỗi con phố gắn liền với một nghề thủ công truyền thống như Hàng Bạc, Hàng Đồng, Lò Rèn... Những tên gọi ấy không chỉ khơi gợi ký ức về một thời phồn hoa, mà còn tái hiện khung cảnh buôn bán và văn hóa đặc sắc của người Hà Nội xưa.

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.
(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.

Di sản ca trù trong công nghiệp văn hóa

Hoạt động hát ca trù tại đền Quan Đế (Hà Nội) thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Tất Sơn)

(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.