Tái hiện nghi lễ dựng nêu giữa lòng Hà Nội

Đồng bào Ê Đê tái hiện Lễ cúng cây nêu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Đồng bào Ê Đê tái hiện Lễ cúng cây nêu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong đó có việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa dựng cây nêu, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) các dân tộc Việt Nam lần thứ II từ ngày 22 - 25/11/2023.

Biểu tượng của tâm linh và khát vọng

Lễ dựng nêu hay còn gọi là Lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Khi cây nêu được dựng lên là báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu. Theo quan niệm truyền thống dân gian, việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa chính là để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, việc dựng nêu và treo các vật phẩm trên ngọn cây có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo phong tục và tập quán của từng nơi. Thậm chí việc dựng cây nêu không chỉ có vào ngày Tết mà còn có thể ở một số lễ hội dân gian.

Cây nêu là biểu tượng của tâm linh, người Ê Đê gọi là Gơng drai. Cây nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ tạ ơn hoặc cầu an, cầu sự no đủ cho gia đình hoặc cộng đồng… Còn theo các già làng Ê Đê, vị trí đặt cây nêu được xem là tâm thiêng cho các nghi lễ như: cúng sức khỏe, cúng nhà mới, cúng ăn cơm mới, tang ma,… thường dựng ở gian khách hoặc ngoài trời. Mỗi cây nêu được trang trí những họa tiết khác nhau và mang ý nghĩa theo từng nghi lễ.

Những ngày Tết của người Mường (Thanh Hóa) không thể thiếu tục dựng cây nêu bởi việc trồng cây nêu có ý nghĩa là sự trấn trị ma quỷ bảo vệ nhà cửa, con người; cầu mong nhà cửa, gia đình sang năm mới được yên lành, mùa màng tươi tốt, vật nuôi khỏe mạnh. Đây chính là biểu tượng văn hóa dân gian giàu tính nhân văn của người Mường. Bởi vậy, từ ngày 27 tháng Chạp, cùng với việc chuẩn bị gói bánh chưng, làm thịt lợn, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới, thì mỗi gia đình người Mường đều dựng một cây nêu ở vị trí trang trọng phía trước sân nhà hoặc ngay đầu cổng.

Trong đời sống hằng ngày của người Cơ Tu (Đà Nẵng), cây nêu và bàn lễ luôn chiếm vị trí quan trọng, không chỉ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, là vật thiêng liêng kết nối với thần linh, ông bà và chuyển tải khát vọng vươn tới cuộc sống ấm no, an lành, hạnh phúc mà còn là một sản phẩm mỹ thuật thể hiện tài nghệ trang trí, điêu khắc của nghệ nhân dân gian Cơ Tu. Cây nêu (x’nur) người Cơ Tu thường gọi là cột buộc trâu hiến tế mỗi khi làng tổ chức lễ hội, là vật thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, gắn liền với hoạt động nghi lễ trong các lễ hội truyền thống như: mừng lúa mới, cầu mưa, lập làng, đâm trâu hiến tế mừng đám cưới... Theo quan niệm của người Cơ Tu, trong ý tưởng tạo hình, cột lễ là cách tái hiện dáng hình của Thần lúa (Yang Haro) hay hình ảnh của người phụ nữ Cơ Tu trong điệu múa dá dá, họ đưa đôi tay lên trời là tỏ lòng cầu xin hạt lúa của thần linh.

Gìn giữ nét văn hóa ý nghĩa

Những năm gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần bị mai một, thay vào đó người dân thường chơi hoa, cây cảnh hoặc sắm các loại cây như đào, mai, quất, hoa ban… để trang trí trong nhà. Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc, trong đó có việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa dựng cây nêu, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu VH,TT&DL các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Trình diễn cây nêu có sự tham gia của đồng bào các dân tộc đến từ 6 tỉnh, thành phố có nghi thức dựng cây nêu gồm: Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lắk và Đà Nẵng.

Theo Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc, Bộ VH,TT&DL - bà Nguyễn Thị Hải Nhung, trong Ngày hội Trình diễn nghi lễ dựng cây nêu sẽ giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương gắn với cây nêu. Sáu tỉnh sẽ đem đến 6 cây nêu độc đáo dựng tại gian trưng bày triển lãm của tỉnh mình và trình diễn nghi lễ cây nêu của các dân tộc: Ê Đê (Đắk Lắk), Thái (Sơn La), Cơ Tu (Đà Nẵng), Mường (Thanh Hóa), Ca Dăm (Quảng Nam), Thái (Lai Châu).

Theo thời gian, việc dựng cây nêu ngày Tết tuy có nhiều thay đổi theo tập quán của từng địa phương, song ý nghĩa tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc thì không thay đổi. Chính vì vậy, việc tái hiện phong tục dựng cây nêu ngày Tết và ở một số lễ hội của các dân tộc một lần nữa nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa.

Thông qua Ngày hội Trình diễn nghi lễ cây nêu, người dân sẽ thêm cảm nhận về một bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá, giới thiệu về nghi lễ dựng nêu, qua đó giáo dục cho các thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S.

Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, cây nêu mang triết lý âm dương, bao hàm sự thống nhất và tác động qua lại giữa âm và dương hay sự liên kết giữa động và tĩnh, được biết qua hai chữ càn (trời) và khôn (đất).

Đọc thêm

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.