Cà Mau có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Năm 2021, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu tôm trên 1 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
Năm 2021, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu tôm trên 1 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bộ trưởng VH,TT&DL vừa ký Quyết định đưa nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề tôm khô Cà Mau và Lễ hội vía Bà Thủy Long (thuộc xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Bộ trưởng VH,TT&DL yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Cà Mau từng là vùng đất trù phú với nguồn lợi con tôm nhiều và có lúc không thể sử dụng hết, điều kiện buôn bán, trao đổi với các địa phương khác cũng khó khăn, nên cư dân địa phương nghĩ ra cách phơi khô để bảo quản lâu dài. Nghề làm tôm khô từ đó hình thành.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi tôm (chủ yếu là tôm sú) khoảng 266 ngàn ha. Trong đó, diện tích đất nuôi tôm công nghiệp 9587ha, đất nuôi tôm quảng canh cải tiến 90,5 ngàn ha. Còn lại là diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương, năm 2021, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu tôm trên 1 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu được chế biến từ con tôm sú chiếm tỉ trọng lớn, trở thành nguồn hàng chủ lực trong xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau và được thị trường nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Tỉnh Cà Mau đang có chủ trương phát triển nghề làm tôm khô thành nghề truyền thống và có thương hiệu, trong đó dự kiến mỗi năm cung cấp cho thị trường ít nhất 50 tấn sản phẩm. Việc xây dựng làng nghề tôm khô vừa để bảo tồn làng nghề truyền thống, vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa nghề làm tôm khô. Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 7 di sản được Bộ VH,TT&DL công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Trước đó, 5 di sản được công nhận gồm: Nghệ thuật Đờn ca tài tử (di sản chung với các tỉnh Nam Bộ, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Nghề thủ công truyền thống “Gác kèo ong”; Nghề thủ công truyền thống “Muối ba khía”; Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc; Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer”.

Với Lễ hội vía Bà Thủy Long (tại miếu Bà Thủy Long (Thủy Long Cung Thần nữ), ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi) tổ chức cúng hằng năm vào ngày 15 - 17/2 âm lịch; trong đó, ngày 16 cúng tiên thường được nhân dân địa phương kết hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ vui chơi giải trí; các nghi thức lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đây cũng là dịp kết nối cộng đồng với các hoạt động như giao lưu văn nghệ, tham gia trò chơi dân gian, múa bóng rỗi, ca hát cải lương.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Đọc thêm

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.