Sông tình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quán dịu dàng. Tình cờ trời mưa. Mưa phương nam ào ạt xối xả. Tôi lựa một góc, ngồi nhìn những hạt mưa không biết toan tính, ngân vang theo cách của chúng, xuyên qua không gian để về hợp với dòng nước. Mưa khác hẳn cảm giác buồn vui lẫn lộn pha vị đắng trong tôi.
Tranh minh họa của Văn Học

Tranh minh họa của Văn Học

Tôi phải lựa chọn ở Sài Gòn hoặc về lại đất bắc. Viện nghiên cứu thành lập văn phòng phía nam, cũng là mở rộng đề tài nghiên cứu, mối quan hệ và khẳng định tầm ảnh hưởng. Sếp muốn tôi vào cùng ba cán bộ gây dựng văn phòng, đặt nền móng cho sự phát triển mới, với lời nhắn: “Trong đó đất đai rộng lớn, phì nhiêu, các cậu tha hồ tung tẩy, cống hiến”… Bên kia, Mỹ Dung ngồi nhìn ra sông và vẽ một bức tranh cò nhỏ, đôi cánh tinh khôi nhưng huyền hoặc, làm cho buổi chiều sinh động. Tôi đã có cớ để quen một người đồng sở thích.

Cuộc đời có cái sự thích nhau nhanh như cái chớp mắt và cũng có thứ tình yêu sét đánh. Có cuộc gặp thật buồn, có cái duyên phơi phới vui. Mỹ Dung đã tạo ấn tượng về một tâm hồn rộng mở, rất hợp với một nhà… nghiên cứu sinh thái và động vật hoang dã. Tôi khá bất ngờ với vốn hiểu biết về môi trường sinh thái của em, những tác động từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên sinh học phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người đối với hệ thực vật. Lúc tôi nói, Dung không ngừng hưởng ứng bằng những câu chuyện nhỏ nhưng khá hài hước.

Tôi gặp Dung như thế. Tim tôi còn mưng một vết thương chưa lành do người yêu cũ gây ra, mà mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn nhói buốt, nhiều ý nghĩ bị sự tiếc nuối trùm lên. Bố tôi cũng từng đau đớn với quá khứ nhưng ông cân bằng rất nhanh bằng công việc và bằng tình yêu chân thành với mẹ. Bố vẫn giục con trai mau chóng yên bề gia thất, còn mẹ đã thất vọng khi ba lần nhờ người làm mối cho tôi không thành. Mỗi khi đối diện mẹ, tôi thường che giấu nỗi buồn bằng những nụ cười gượng. Tôi từng bỏ cơ hội công việc lương cao, để gắn bó với Viện nghiên cứu, bù lại được gần và yêu Hân trong vườn hoa tình nồng rực rỡ. Đó là một sự đánh đổi khắc nghiệt mà ít gã trai ngày nay dám làm. Yêu Hân, tôi yêu công việc của mình và dần dần tình yêu ấy lớn hơn cả sự cuồng si. Gần thiên nhiên, “nghe” thiên nhiên kể chuyện, các bài nghiên cứu, đánh giá của tôi về đa dạng sinh học thêm sức sống, giàu thực tế. Nhưng lòng dạ Hân ngày càng khó nắm bắt, cũng như thiên tai ngày thêm khó lường. Một hôm Hân trút vào tôi cả núi nỗi buồn và làm trái tim dại cuồng tôi rỉ máu. Tôi mất Hân, cơ hội làm việc lương cao và mất luôn mối lương duyên có thể đến cuộc đời mình, biết đâu. Hân bỏ Viện, bỏ công việc nghiên cứu vốn tỉ mỉ theo một người đàn ông khác và thế giới thực dụng. Hân là người trồng hoa trong vườn tôi, rồi cũng chính cô nhẫn tâm dùng đôi tay thon ấy bẻ nghoéo từng đóa rực rỡ, để tôi ngẩn ngơ, ôm một quả tim mộng mị trống hoác thất tình.

Rồi lãnh đạo Viện nghiên cứu cho tôi cơ hội đến thành phố phương nam này. Tôi tạm biệt sự ủ ê và dòng sông buồn quá vãng để ra đi.

***

Vị cà-phê lan tỏa, gió sông Sài Gòn nhàn tản có chút buồn. Buồn và đẹp. Sông không thề thốt nhưng luôn đối đãi chúng ta bằng tất cả sự hào sảng. Người Sài Gòn ứng xử với dòng sông không chỉ như với một dòng nước đơn thuần hay một nguồn lợi từ thiên nhiên. Họ coi sông như là một “người bản xứ” của vùng đất Sài Gòn - Gia Định. Từ đó mà hình thành tri thức về dòng chảy, thủy triều, sinh vật sông, mưu sinh và về văn hóa sông.

Tôi ngỏ lời yêu Dung vào một ngày đẹp trời và nhận về ánh mắt đồng ý cùng một cơn gió mát lành. Mỗi lần đến, tôi nghe sông gọi mình bằng sự trìu mến. Cũng như tình cảm của Mỹ Dung dành cho tôi, không phải bằng những lời hoa mỹ mà là sự trong sáng đến thánh thiện. Có lần, em hỏi nhìn sông anh thấy gì? Tôi bảo, thấy ánh mắt hiền dịu của em. Tôi hỏi lại, còn em thấy gì? Dung trả lời, thấy sự chân thành, nhưng có lúc, sông đổi màu, màu khiêm nhường.

Phải. Ước gì mọi thứ trên đời đều giản dị như thế. Con người muốn được như sông cũng đâu có dễ. Nhưng cơn bão toan tính luôn thốc vào đời sống và buộc người ta phải chạy nhanh hơn. Có kẻ phồng má trợn mắt, thậm chí chà đạp lên người khác để bản thân được lợi. Thì tôi, đang được hưởng sự trợ lực từ một quả tim ngoan hiền.

Có lần, em đùa: “Anh “bắt mạch” được rất nhiều hiện tượng môi sinh quanh anh, nhưng còn lâu mới “bắt mạch” được em”. Tôi bảo: “Lòng em hiền từ như sông phù sa, rực rỡ như vườn hoa, anh đọc được mà”. Em cười phá lên. Quán cà-phê ven sông Sài Gòn sáng ấy như thể rực rỡ gấp hai lần, bình minh xốn xang, ánh mặt trời dát vàng trên mặt sóng gợn nhẹ.

Mẹ gọi điện, bảo có một mối, gia đình tử tế, con về nom mặt. Tôi cố bình tĩnh để nghe mẹ nói một tràng một chuỗi giới thiệu: “Này con nhé, mẹ gặp con bé này rồi. Tốt nết phải biết! Gia đình gia giáo, đúng chuẩn nhà mặt phố, bố làm to. Ông bố nghe đâu là quan chức bên lĩnh vực môi trường. Đúng ngành con đang làm. Con mà làm rể thì tuyệt, kiểu gì ông ấy chẳng cất nhắc…”.

Tim tôi thình thịch đập. Lúc đó, tôi cùng Dung ngắm bầy cò vạc lượn lờ trên tàng cây ở khúc sông Hậu. Những cánh cò, tạo thành rừng dập dờn như vẽ trên nền mây, thật đấy mà ảo diệu quá. Thì tôi nói thật với mẹ. “Mẹ ơi con đang hẹn với dòng sông”. Mẹ thảng thốt: “Trời ơi, con bị như thế từ bao giờ? Có sốt không? Mẹ hỏi mà con trả lời lơ mơ gì thế?”. Tôi giải thích với mẹ một hồi, rồi mẹ gắt, rút cục có về không? Miệng tôi cứng đơ. Sau cùng mẹ cúp máy.

Tôi suýt bật khóc trước mặt Dung. Nhìn ra xa, rừng cò vạc vẫn vẽ bức tranh yên bình. Nước mắt đã chắt trên má một gã trai là tôi, không biết vì mừng vui vì được ở bên Dung, hay do những áp lực mà thi thoảng gia đình gửi tới. Hay vì tôi tủi lòng trong khi mới chuyển đến một nơi còn thiếu thốn đủ bề? Hay tại chiều hôm trước, ở ngoài bắc, Hân gọi điện xin lỗi. Cô nói mình đã mù quáng, chạy theo sự hào nhoáng để rồi phụ bạc tôi, rồi bị kẻ đó phụ bạc. Hân đã mất tất cả. Cô xin tha thứ, xin tôi quay về. Tôi nghẹn đắng không nói nên lời, lúc đó quả tim lay động, tôi đã suýt tha thứ cho Hân. Tôi đã từng yêu Hân hơn bản thân mình và khi mất cô tôi đã tưởng mình chỉ còn đường chết…

***

Buổi tối ở nhà Dung, bữa ăn có lẩu mắm. Bố em hát đờn ca tài tử, giọng chậm nhưng thấm. Ông nồng hậu và ân cần. Ông uống hơi nhiều. Uống mềm, ông hát buồn như mưa. Lúc ngừng hát, ông chỉ tay vào Dung: “Chú giao con bé cho con đó. Con chăm sóc cẩn thận giúp nha”. Tôi dạ vâng, gật đầu.

Mẹ Dung mất từ gần chục năm trước, do bọn săn cò vào vườn gia đình dùng súng bắn trúng. Từ đó Dung và em gái mồ côi. Từ đó bố Dung sống lặng lờ trầm buồn, như khúc sông Hậu qua ấp. Đàn cò cũng bỏ đi nơi khác tìm chỗ trú ngụ. Dung lên Sài Gòn, trầy trật học hành và lập nghiệp. Chính cái chết của mẹ ở vườn cò đã khiến Dung ao ước được làm trong một tổ chức có thể cất tiếng nói bảo vệ chim chóc. Dung luôn thấy mẹ trong mơ, luôn thấy những cánh cò bị bắt giết tàn bạo…

Tốt nghiệp ngành kế toán nhưng em xin được việc ở một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Dung vẫn thường nói về mẹ, rằng cả đời lành hiền, chỉ biết đứng ra làm việc tốt. Mẹ cố giữ chim chóc, những ca sĩ của bầu trời trong ngôi vườn của gia đình thì có gì sai mà phải chịu chết! Sao cạm bẫy không giăng ra với bọn tận diệt thiên nhiên? Trước Dung, tôi không thể nói cặn kẽ về những hiểm nguy trong đời sống đầy bất trắc...

***

Tỉnh dậy sau những ngày làm việc mải mê, kiệt sức, tôi về quê. Bố tôi ốm nặng. Bước vào nhà thì đã thấy Hân ở đó, bố cũng ngồi đó. Hóa ra bố không ốm. Mẹ nói dối cốt để tôi về gặp Hân. Cô đã thuyết phục được bố mẹ tôi và khiến họ nghĩ rằng mối quan hệ của hai đứa có thể cải thiện được. Bố Hân là người có thể quyết định sự tiến xa hơn của doanh nghiệp mà bố tôi đang là phó giám đốc…

Trước sự dứt khoát của tôi, bố gật gật đầu, lặng lẽ đứng lên. Mẹ nhìn tôi và Hân, khóc thành tiếng. Tôi ở lại thành phố ít ngày, làm việc với lãnh đạo Viện và gặp vài người bạn. Điều làm tôi lo lắng lúc này là gọi Dung nhiều lần không được, điều chưa từng xảy ra. Không thể liên lạc được với Dung, tôi đến cơ quan tìm em. Đồng nghiệp nói Dung đang nằm bệnh viện. Tôi vượt dòng người kìn kìn trên phố đến với em.

***

Dung bị thương vì bảo vệ cò. Hôm đó đi chợ, Dung nghe thấy dân bán cò nói người ta săn được rất nhiều chim chóc từ miệt Xủi. Em muốn tìm hiểu khu vực đó ra sao để có cách kiến nghị cứu cò vạc. Chiều đó, Dung cùng một đồng nghiệp đi ca-nô vào khảo sát. Lúc trở ra thì trời bất ngờ đổ mưa. Ca-nô bị lật. Em vừa đuối nước, vừa bị mỏ vịt của ca-nô chém vào đùi và ổ bụng. Cũng may chàng đồng nghiệp đã mưu trí, dũng cảm, cứu được và gọi người giúp đỡ. Đồng nghiệp của Dung kể, trong hôn mê, em cứ hét lên gọi tên sông, tên tôi.

Nắm tay Dung, tôi đã khóc. Bên tôi, khuôn mặt nhợt nhạt của em trở nên hồng lại. Dung an ủi tôi bằng nụ cười sáng đến tinh khôi: “Em không sao rồi mà”. Ừ. Thật may quá. Cuộc sống vô thường. Cả em và tôi đều tìm thấy niềm vui trong công việc và cũng gặp những trở ngại, hiểm nguy từ công việc. Tôi và em không cô đơn, nếu không gặp nhau cũng vẫn còn có những người bạn, đồng nghiệp, luôn thắp niềm lạc quan và trồng những đóa hoa trong cuộc sống còn nhiều bon chen này. Tôi chỉnh lại bó hoa, loài hoa mà em thích. Màu hoa tinh tuyền ấy nhắc cho tôi và em về những chuyến đi trong tương lai. Trìu mến bên hoa, em hỏi: “Anh sẽ vẫn cùng em ngắm bình minh và hoàng hôn trên sông chứ?”. Tôi nắm tay Dung chặt hơn: “Em phải chịu khó ăn, mau chóng bình phục. Anh đã hẹn với dòng sông rồi”.

Tin cùng chuyên mục

 Ảnh minh họa. (Ảnh: FB)

Cuộc gặp tuổi 18

(PLVN) - Tôi gặp Lạc khi chúng tôi vừa tròn mười tám. Cái tuổi dường như mới chập chững bước vào những quyết định quan trọng của cuộc đời, dường như cảm thấy còn rất trẻ nhưng lại vừa trải qua những kì thi cam go và những quyết định trọng đại khi chọn ngành mà người ta vẫn hay cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Rồi cũng không biết tự khi nào và cũng bằng lí do gì, tôi lại chơi thân với Lạc.

Đọc thêm

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.