Mười hai năm

Mười hai năm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cô đưa tay sờ lên chiếc nhẫn được lồng vào một cọng dây chuyền để đeo trên cổ.

Cũng không còn để ý đến nó đã tồn tại được bao lâu cho đến khi vô tình hơi cúi xuống nhặt một món đồ, chiếc nhẫn rơi ra bên ngoài áo, đứa bạn thân từ thời đại học chợt nhìn thấy rồi tặc lưỡi:

- Mày vẫn còn mang chiếc nhẫn đó à? Dễ đến mười hai năm rồi nhỉ?

Mười hai năm. Một khoảng thời gian quá dài cho một thứ được gọi là kỉ niệm. Cũng không hẳn cô đã quên sự tồn tại của nó chỉ là một thứ gì đó khi nó đã trở thành lẽ thường thì người ta cho sự tồn tại của nó là tất nhiên, đến độ không chú ý đến dù nó vẫn hiện diện trên người mình. Cô mỉm cười:

- Dễ đến mười hai năm rồi nhỉ, chắc bắt đầu mang nó từ những năm đầu đại học.

Cô quen anh khi mới là cô sinh viên năm nhất qua một diễn đàn những người yêu văn chương. Hai người rất hợp tính nhau vì cô thì viết văn lại còn là cô sinh viên khoa văn với đầy những ước mơ và hoài bão được gửi gắm qua những trang viết. Anh là một chàng trai lớn hơn cô hai tuổi, bôn ba trường đời từ sớm và đánh đàn rất giỏi. Kì thực tưởng như hai người không có nổi một điểm chung nhưng lại quen nhau qua một diễn đàn và những lần đều đặn sinh hoạt câu lạc bộ mỗi tuần, mỗi tháng khiến hai người có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. Người ta nói duyên phận là một điều gì đó khó lí giải, có những người dù cố gắng ở cạnh nhau đến mấy đến cuối cùng rồi cũng rời xa, lại có những người chỉ với vài câu nói chuyện với nhau đã cảm thấy như vô tình gặp lại định mệnh từ kiếp trước. Anh và cô thoát khỏi ràng buộc thời gian mỗi tháng mới sinh hoạt một lần ở câu lạc bộ, thành mỗi tuần gặp chỉ hai người với nhau và dần tăng lên thành chỉ đôi ba ngày đã hẹn hò.

Anh bươn chải với cuộc đời từ rất sớm nhưng không làm môi anh mất đi nụ cười mà ngược lại càng làm bờ vai anh thêm vững chãi để có thể làm điểm tựa cho cô sinh viên non trẻ tựa vào. Chính vì thế, dù chỉ nhỏ hơn hai tuổi nhưng cô luôn cảm thấy nhỏ bé trước anh, như có anh chở che và điều gì cũng có thể tâm sự hay hỏi xin ý kiến của anh, vì cô biết anh sẽ luôn lắng nghe và suy nghĩ rất lâu trước khi khuyên bảo. Những lúc rảnh rỗi anh sẽ thường chở cô trên chiếc xe đạp anh vẫn hay dùng để đi làm, hai người sẽ cùng dạo quanh phố phường, tận hưởng những cơn gió ngát trời ngoài biển hoặc tìm một bãi cỏ nơi công viên nào đó trong thành phố, cô sẽ ngồi nhìn anh chơi đàn. Mọi thứ mệt mỏi dường như rớt lại bên ngoài những tiếng đàn, khi chỉ còn hai bóng hình tựa vào nhau dưới ánh trăng vàng đầy êm dịu.

Cũng không biết hai người thực sự hẹn hò từ lúc nào, sự tồn tại của hai tâm hồn đồng điệu trở thành lẽ hiển nhiên đến độ họ thực sự nghĩ rằng mình đã là của nhau mà không để ý mối quan hệ chuyển biến tự lúc nào. Nhưng mối tình đầu thường trắc trở. Năm cô bước vào năm ba thì gia đình anh gặp biến cố. Cả gia đình phải chuyển ra Bắc. Không có sự từ biệt dẫu có những nỗi buồn, vì thực sự sự lãng mạn mà cả hai chứa trong tim đã nghĩ rằng chỉ cần yêu nhau có thể vượt qua tất cả. Cô sẽ ở lại học tiếp và chờ anh. Anh sẽ đi làm kiếm tiền và cũng sẽ mau chóng ổn định để có thể đến với cô. Những lời hứa hẹn khi ấy là điểm tựa nhất thời và duy nhất. Ngày anh đi, anh lấy chiếc nhẫn anh vẫn hay mang trên cổ đưa cho cô:

- Nó chỉ là một chiếc nhẫn bạc, cũng không phải đồ đắt giá gì đâu. Nhưng anh mang từ nhỏ đến giờ rồi.

Đó là một chiếc nhẫn khá to vì đó là nhẫn đàn ông, vì thế cô lấy chiếc dây chuyền lồng vào đeo trên cổ cho khỏi rớt. Một chiếc nhẫn trở thành biểu tượng của một niềm tin và một lời hẹn mà không biết rằng nó kéo dài rất nhiều năm sau đó. Chiếc nhẫn khá tinh xảo với những đường viền và biểu tượng mười hai số la mã được in chạy dọc, nhìn cũng thấy được chế tác một cách rất khéo léo và cô để ý anh chưa bao giờ tháo nó ra. Cô đeo nó trên cổ và cho đó là niềm hạnh phúc. Cũng chính vì thế những người bạn thân đã thấy được thì thường trêu cô đang giữ tín vật định tình của người yêu. Những lúc ấy khoảng cách không là gì cả, chỉ có hạnh phúc và cả sự ngượng ngùng...

Anh ở ngoài Bắc cũng mau chóng kiếm được việc làm, với tay nghề sẵn có anh được nhận việc làm bartender trong một quán bar. Mỗi tối, khi anh tan ca và cô tan học ở trường hai người thường sẽ gọi trò chuyện rất lâu kể về những gì xảy ra trong ngày. Anh vẫn rất dễ thương mỗi khi nói chuyện với cô, đôi khi còn trẻ con khoe với cô:

- Em biết anh đang ở đâu không?... Anh đang ở trên mái nhà đấy, anh lên này ngắm sao và nhớ tới em. Anh muốn được ngắm sao cùng em, em hãy nhìn ra cửa sổ nhé...

Anh luôn biết cách tạo sự lãng mạn giữa hai người, có khi là những câu chuyện cười anh nghe được ở chỗ làm, có khi là những cái anh vô tình thấy được trên mạng, hoặc đôi khi là dăm bữa, nửa tháng cô sẽ nhận được những món quà nhỏ vượt đường xa anh gửi về. Mỗi tối, khi nghe giọng nói anh cô đều sờ lên chiếc nhẫn, nó như tỏa ra một hơi ấm nào đó thật nồng nàn.

Nhưng rồi thời gian qua đi, tính chất công việc của anh lúc nào cũng về trễ, có khi quá nửa đêm mới về nhà. Cô bắt đầu trở thành cô sinh viên năm cuối bận rộn với khóa luận tốt nghiệp, khi anh tan ca cô đã ngủ vì mệt, còn khi cô bắt đầu đi học anh lại bắt đầu giấc ngủ của mình. Nhưng không vì thế hai người xa nhau, mỗi cuối tuần họ vẫn thường vội vàng chia sẻ cuộc sống của mình cho nhau và khi thời gian càng trôi qua, càng dễ để mong muốn được hội ngộ đến gần. Chiếc nhẫn cũng được cô tháo xuống đeo ở tay, bên ngoài lồng thêm một chiếc nhẫn khác chặt hơn sao cho chiếc bên trong khỏi rơi. Cũng như một cách cô nói với mọi người mình đã thuộc về một ai đó, khi nó được đeo trên ngón áp út.

Rồi cô tốt nghiệp và với tấm bằng loại ưu cô được giữ lại tại trường làm giảng viên, lời hứa sẽ đến tìm anh đành tạm gác lại trước cơ hội việc làm hiếm hoi rất khó khăn mới có. Lúc đó, anh đã nói với cô: “Em phải trân trọng cơ hội của mình, cả hai chúng ta đều còn rất trẻ, anh sẽ thường xuyên đến thăm em”. Anh nói là làm, dù hai người ở hai phương trời nhưng cứ đôi, ba tháng một lần anh lại đáp một chuyến xe dài để quay về thành phố cũ thăm cô. Phải nói rằng sự bận rộn làm hai người vơi bớt đi sự cô đơn, vì cô vừa tiếp xúc với công việc mới nên đủ loại giáo án đè lên cả ngày nghỉ, còn anh thì vừa được thăng lên làm phó quản lí quán, vì thế cũng thường bận rộn chỉ bảo cho người sau. Chính vì thế, họ quen với sự tồn tại của nhau, quen với mối quan hệ ai ai cũng biết, không có người mới, không có thời gian và cũng... quên mất lời hẹn dành cho nhau.

Năm cô hai mươi sáu, cô đã trở thành giáo viên chính thức cũng là lúc mọi thứ dần ổn định, ba mẹ cô bắt đầu hối cưới. Lúc này hai người bắt đầu không còn đối mặt với những bộn bề cuộc sống mà bắt đầu gặp trở ngại với chính nhau. Phải nói cả hai đã giữ được một mối quan hệ rất tốt suốt tám năm trời, từ bạn bè thành người yêu, không có người khác và thậm chí cũng chưa bao giờ nói lời chia tay hay giận dỗi quá lâu. Và dù ở rất xa nhưng tất cả mọi người xung quanh hai người đều biết họ có một “người yêu ở xa”. Nhưng chưa ai nghi ngờ sự chung thủy của cả hai, vì không chỉ giữ mình, họ còn luôn nói về đối phương với tất cả tình yêu trong mắt. Dẫu thế sự thật là hai người đều đang ở rất xa, cô không thể bỏ công việc của mình, anh cũng không thế tới với cô và trở thành một người thất nghiệp. Cứ thế mâu thuẫn nhỏ hình thành. Và nó lớn dần khi thời gian bắt đầu qua đi và ai cũng tìm cách để trốn tránh câu trả lời.

Lần đầu tiên cô đến thành phố nơi anh sống là năm cô hai mươi bảy, cô nghĩ đã đến lúc cả hai nên tìm cho nhau một câu trả lời vì thanh xuân là thứ không ở lại và cả hai đã đủ trưởng thành để hiểu rằng mộng tưởng khác xa hiện thực. Một chiếc bàn nhỏ bên bờ hồ gió lộng, một cuộc đối thoại ngắn ngủi, không còn là tuổi trẻ với những câu chuyện dài và niềm vui bất tận nữa. Cả hai giờ đã quá trưởng thành để quyết định cứng rắn về một vấn đề. Khi đã có câu trả lời, cô đứng dậy rời đi trước, để lại chiếc nhẫn trên bàn cho anh. Anh chạy với theo dúi vào tay cô:

- Hãy đợi anh, anh nhất định sẽ cố gắng tìm cơ hội quay lại cạnh em để nhận lại chiếc nhẫn.

Một lời hứa, chỉ không nghĩ nó kéo dài thêm non nửa thập kỉ. Sau lần gặp đó, cả hai thi thoảng vẫn liên lạc với nhau, đôi khi tâm sự với nhau vài câu chuyện nhưng không còn cho nhau một sự ràng buộc của khái niệm người yêu. Chỉ là đôi khi là thói quen, như có một người bạn thân ở rất lâu bên cạnh nhau biết tất cả về nhau. Chiếc nhẫn cũng được cô tháo ra khỏi tay đeo trở lại trên cổ và giấu sau lớp áo. Thời gian làm những cuộc điện thoại thưa dần, rảnh rỗi gặp nhau kéo dài có khi cả năm trời mới một lần hội ngộ và tăng dần đến độ hai ba năm. Và lần cuối cùng hai người nói chuyện có lẽ cũng đã hai năm về trước. Thi thoảng cô vẫn nhìn dãy số cũ, muốn nhấn gọi nhưng rồi cô đợi người kia liên lạc trước, vì người ấy đã hứa mà, sẽ quay lại để tìm chiếc nhẫn. Có thể, chỉ là có thể thôi người ấy đang cố gắng để có thể quay về bên cô, dù niềm tin ấy qua từng năm mờ nhạt dần.

Và rồi, cô đi khỏi thành phố cũ, chuyển công tác qua một nơi khác, số điện thoại cô cũng đã thay và cô cũng nhẹ nhàng bước qua tuổi ba mươi một mình. Nhiều khi cô vô tình soi được chiếc nhẫn trong gương cũng vẫn nghĩ liệu ở một nơi nào đó anh có còn nhớ đến cô không, có tìm cô không, có còn muốn quay lại tìm chiếc nhẫn như hơn năm năm trước anh đã hứa. Rồi cô không ngừng thay đổi chỗ làm, xin đi dạy ở nhiều nơi, kể cả vùng cao, vùng xa chỉ để quên đi một nỗi buồn về mối tình đầu dang dở, nhưng chiếc nhẫn cô vẫn chưa bao giờ tháo ra...

Mười hai năm, đã đến lúc cô nên nhận ra, cô đi khắp nơi để quên đi một người nhưng cô thực sự chưa bao giờ tháo chiếc nhẫn ra thì làm sao mà quên được?

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Những cuộc chia ly

(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Đọc thêm

Người già “mất làng”

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giờ về làng, một khung cảnh quen thuộc là những ngôi nhà lớn trống vắng trẻ nhỏ và thanh niên. Những người già ngồi tư lự, khi bên cạnh láng giềng cũng bỏ làng đi rồi.

Sông tình

Sông tình
(PLVN) - Quán dịu dàng. Tình cờ trời mưa. Mưa phương nam ào ạt xối xả. Tôi lựa một góc, ngồi nhìn những hạt mưa không biết toan tính, ngân vang theo cách của chúng, xuyên qua không gian để về hợp với dòng nước. Mưa khác hẳn cảm giác buồn vui lẫn lộn pha vị đắng trong tôi.

Nhà thơ Tạ Hùng Việt mang một nỗi buồn riêng với 'Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay'

Nhà thơ Tạ Hùng Việt mang một nỗi buồn riêng với 'Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay'
(PLVN) - Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2024) là tập thơ thứ 10 trong hành trình sáng tạo của nhà thơ Tạ Hùng Việt. Tập thơ được đánh giá có nhiều sự đổi mới cả trong cách thể hiện lẫn nội dung mà chủ thể trữ tình muốn chuyển tải với 100 bài được viết theo thể thơ 1-2-3.

'Tình yêu lính Công an' - Giai điệu thiêng liêng tôn vinh người chiến sĩ CAND

'Tình yêu lính Công an' - Giai điệu thiêng liêng tôn vinh người chiến sĩ CAND
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2024) và 19 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2024), hai giọng ca Mỹ Linh và Hữu Quân đã mang đến cho người nghe những giai điệu sâu lắng và ý nghĩa thể hiện thông qua ca khúc “Tình yêu lính Công an” sáng tác của nhạc sĩ An Hiếu, đây tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc nhằm tôn vinh hình ảnh người chiến sĩ Công an với tinh thần “Vì nước quên thân - Vì dân phục vụ”.

Thúng mẹt của mẹ

 Thúng mẹt của mẹ
(PLVN) - Giấc mơ của anh em chúng tôi được nuôi dưỡng, lớn lên từ thúng mẹt của mẹ. Đó là cách mà bố tôi thường ví von khi những gánh hàng không quản nắng mưa, ốm đau của mẹ vẫn tất tả ngược xuôi, vất vả bộn bề…

Một con đường khác

Ảnh minh họa (Nguồn: NT)
(PLVN) - Thường thì những ngày nghỉ tôi hay cùng bạn bè đến một nơi chốn nào đó, gọi là thư giãn sau một tuần làm việc. Nhưng bây giờ tôi đi theo đoàn bác sĩ tình nguyện đi Vũng Tàu khám bệnh cho các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, ai cũng ngạc nhiên. Cuộc sống bây giờ khác xưa lắm rồi, tuổi trẻ luôn năng động và huyên náo, còn tôi thì dường như đã dừng lại phía sau những ồn ã đó, những rộn ràng đó mà đi về một con đường khác, một con đường vắng tanh, chẳng có bàn tay nào để nắm.

Tiếng gió trong vườn khuya

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
(PLVN) - Khanh thường có thói quen ngủ muộn. Ngày nào cũng thế, khi trả hết trẻ vào buổi chiều, cô lại bắt đầu kèm thêm một vài ca buổi tối môn nghệ thuật mà cô yêu thích. Dạy piano cho bọn trẻ là lúc tâm hồn cô thư thái vô cùng.

Miền thương nhớ

Những miền quê yêu dấu. (Ảnh minh họa: MT)
(PLVN) - Ngót hơn hai mươi năm đằng đẵng xa quê, tôi đã sống một cuộc đời khác nơi những miền đất khác. Trên những chuyến đi về thăm nhà vội vã, tôi bỗng thấy mình như một người con mắc nợ với chính gia đình, quê hương. Tôi nợ cả câu hát, lời ru từ thuở ấu thơ để quá nửa đời người vẫn chưa hiểu hết một cõi ân tình.

Đổi vai

Đổi vai
(PLVN) - Cuộc tìm gặp buổi ấy của Sáng thế mà ra vấn đề. Giữa ngôi vườn ở làng quê, Đạm đón Sáng bằng các thứ quả thơm. Câu chuyện của hai người trở về ký ức lúc nào không hay.

Hãy yêu thương nhau khi còn có thể

Hãy yêu thương nhau khi còn có thể
(PLVN) - Suy cho cùng, ở đời sinh - lão - bệnh - tử là hành trình mà ai cũng phải trải qua. Ta thường né tránh nói về cái chết vì nó mang đến sự sợ hãi.

Thời gian

Ảnh minh họa truyện: @taramilktea
(PLVN) - “Thời gian” vốn có thể nhìn rõ mọi thứ hơn là “đôi mắt”, trong dòng chảy của cuộc đời có nhiều thứ mà nhắm mắt cho qua để không muốn tin vào sự thật để rồi bị chính thời gian làm lộ diện phơi bày...

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Dưới giàn hoa sử quân tử

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Những giọt sương rơi xuống bên hiên nhà, đọng lại trên cái dậu leo phía trước ban công, căn nhà từ khi được ông giăng giàn leo ấy thì có vẻ ánh nắng khó lọt vào được bên trong nhà nhưng lại khiến không khí trở nên mát mẻ hơn nhất là ở cái tiết trời oi bức này.

Mắt khói

Mắt khói
(PLVN) - Khi Nam đến, thành phố vẫn hâm hấp nóng. Bây giờ đã là chín giờ đêm. Cái nóng ẩn mình vào gió thổi rin rít da thịt.

Cơ hội khám phá thiên nhiên Peru cho công chúng Thủ đô

Cơ hội khám phá thiên nhiên Peru cho công chúng Thủ đô
(PLVN) -  Ngày 18/7, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm ảnh mang tên: “Khám phá Peru: Chuyến du hành thị giác từ vùng biển tới núi cao và rừng rậm”. Sự kiện do Đại sứ quán Peru, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội... phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 203 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Peru (28/07/1821 – 28/07/2024) và 30 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Peru - Việt Nam (14/11/1994 – 14/11/2024).

Bước qua mùa hoa phượng

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Mùa thứ năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: NB)
(PLVN) - Anh hay nói với tôi anh rất thích mùa thứ năm và lúc ấy tôi vẫn hay tròn mắt hỏi ngoài “xuân, hạ, thu, đông” liệu vẫn có một mùa nào mà tôi chưa biết sao? Những lúc ấy anh sẽ phì cười cốc nhẹ vào đầu tôi và buông ra một từ “ngốc”. Anh lãng mạn, sự lãng mạn của một chàng sinh viên khoa văn, dưới bóng chiều hay ngồi ôm ghi ta đàn hát. Mùa thứ năm không có thật nên anh yêu nó, vì anh hay dùng nó để chứng minh sự vô hạn mà tình yêu anh dành cho tôi.