Quần thể đảo Cát Bà nhìn từ trên cao.
Quần thể đảo Cát Bà nhìn từ trên cao.

Cát Bà hướng tới du khách nội địa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kể từ khi cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện dài nhất Đông Nam Á chính thức hoạt động, nối đất liền với đảo Cát Hải thì việc đến Cát Bà đã không còn quá vất vả. Cảnh quan đẹp, đi lại thuận tiện, dịch vụ chuyên nghiệp, Cát Bà đang trở thành điểm đến hút khách nội địa.

Và nữa, con đường hơn 30km từ bến phà Viềng vào trung tâm huyện dịu dàng, uốn lượn phẳng lỳ một bên núi, bên vịnh đẹp như tranh đã được giới trẻ xem là cung đường vượt biển đẹp nhất Việt Nam. Vịnh Cát Bà hiện ra với hàng trăm tàu cá và tàu du lịch phủ kín mặt vịnh ngỡ như trong phim trường… 

Những cú hích, đột phá

Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, bao gồm 388 hòn đảo lớn, nhỏ đã nổi tiếng là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, được Chính phủ công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt và mới nhất năm 2020 vịnh Lan Hạ - Cát Bà chính thức trở thành thành viên Hiệp hội Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. 

Cát Bà từ ngàn xưa đã nổi danh là một vùng đất trù phú và kỳ vĩ, như Đại Nam nhất thống chí đã ghi: “Một vùng núi non dựng lên như ngọc, cá tôm nhiều như đất, dân đua nhau thu lượm, lúa má không có, thuế đánh không nhiều. Sóng vỗ dập dồn vách núi, thuyền xuyên vỉa đá mà đi. Nhân dân vui hưởng thái bình, …”

 

Cũng có sách khác lại ghi rằng: “Cát Bà là nơi voi quỳ, mã phục, quần ngư tranh thực”, có thể sản sinh các vị anh hùng, hào kiệt; hay “Thắng vi đế vi vương, bại Cát Bà vi cứ”, ý nói về vị trí chiến lược của quần đảo này từ ngàn xưa. 

Hiếm có nơi nào ở Việt Nam có một quần thể đảo và hang động trên biển hoang sơ tuyệt đẹp như Cát Bà. Những dãy núi đá vôi tại Cát Bà hình thành những đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nên những bãi tắm lớn nhỏ cùng với bãi cát trắng mịn màng và làn nước trong xanh. Đến thăm nơi này, bạn sẽ thỏa sức thưởng ngoạn cảnh đẹp và thỏa sức nghỉ ngơi tại những bãi tắm tuyệt đẹp như bãi Cát Cò 1, 2 và 3, bãi Cát Dừa, bãi Tùng Thu… 

Vịnh Lan Hạ đẹp như một bức tranh.
Vịnh Lan Hạ đẹp như một bức tranh.  

Không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm đẹp, vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà cũng là một địa điểm nguyên sơ hấp dẫn khách du lịch. Vịnh thanh bình ôm trọn Cát Bà thành hình vòng cung, tạo nên một bức tranh đất trời non nước chấm phá đầy ngẫu hứng và nhiều sắc xanh đến thế.

Thế nhưng, Cát Bà dường như vẫn chưa được biết tới nhiều… Bởi lẽ, trước đây, việc ra đảo khá vất vả, du khách thường hay chọn phương tiện ra đảo bằng tàu thủy, một số khách muốn trải nghiệm đi đường bộ sẽ phải vượt qua hai lần đi phà vượt biển: Phà từ đất liền ra đảo Cát Hải và phà từ Cát Hải ra đảo Cát Bà. Thời gian dành cho việc đi phà tương đối lâu, từ 1,5 - 2 tiếng, chưa kể vào những ngày cao điểm của mùa du lịch hoặc cuối tuần, lượng phương tiện đông nên việc tắc phà sẽ còn khiến du khách phải chờ đợi lâu hơn nữa.

Và từ tháng 6/2020, tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long đi vào hoạt động đã giải tỏa nỗi lo lắng tắc phà vào những dịp cao điểm. Đây vừa là sản phẩm du lịch, vừa là loại hình giao thông cao cấp, giúp giảm tàu phà Bến Gót, từng bước thực hiện mục tiêu đưa Cát Bà trở thành đảo du lịch sinh thái.

Con đường ven biển quanh co thơ mộng từ bến phà Gót vào trung tâm Cát Bà được dân phượt gọi là cung đường biển đẹp nhất Việt Nam.
Con đường ven biển quanh co thơ mộng từ bến phà Gót vào trung tâm Cát Bà được dân phượt gọi là cung đường biển đẹp nhất Việt Nam. 

Tuyến cáp treo Cát Hải – Phù Long có chiều dài 3.955m, nối địa bàn hai xã Đồng Bài và xã Phù Long thuộc huyện Cát Hải đã chính thức đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cát Hải tới Cát Bà từ khoảng 20 phút bằng phà xuống còn 9 phút bằng cáp treo, đồng thời giảm tình trạng ùn tắc tại bến phà Gót. Du khách giờ đây đến với Cát Bà có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của một phần “đảo ngọc” từ trên cao.  

Trước Covid 19, bước đột phá cho sự khởi đầu đầy ấn tượng qua 5 năm đối với ngành du lịch - dịch vụ, Cát Hải đạt con số tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay với mức bình quân tăng 17%/năm; kết thúc năm 2019, lượng khách du lịch đã vượt chỉ tiêu 41%, doanh thu từ hoạt động du lịch - dịch vụ đạt trên 1,8 nghìn tỷ đồng, vượt 2,4 lần so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI đề ra. Du lịch - dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện Cát Hải.

Điểm hẹn bốn mùa  

Năm 2020 đánh dấu một loạt dự án được khánh thành đi vào hoạt động như: Tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long, khách sạn 5 sao Mgallery Cát Bà, Tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn Flamingo, sự kiện vịnh Lan Hạ trở thành thành viên Hiệp hội Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới cùng với đội tàu lưu trú nghỉ đêm cao cấp, hiện đại nhất Việt Nam hiện nay đang hoạt động trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà đã tạo ra những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn khách du khách.

Sau dịch Covid-19 đợt 1 (đầu năm 2020), huyện đã tổ chức các hội nghị bàn giải pháp kích cầu du lịch, giảm 50% phí thăm quan vịnh; thực hiện gần 10 phóng sự quảng bá du lịch trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Chính vì vậy, trong các tháng 6,7/2020 lượng khách đến Cát Bà tăng cao trở lại, ngày cuối tuần có trên 20 ngàn lượt khách đến Cát Bà; khách thăm quan vịnh trên 10 ngàn người, khách ngủ đêm trên tàu lưu trú trên vịnh trên 1.300 người. Công xuất các cơ sở lưu trú đạt 70% ngày đầu tuần, cuối tuần đạt gần 100%.

Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Flamingo Cát Bà.
Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Flamingo Cát Bà.

Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch Cát Bà. Ngay sau đó, vào tháng 11/2020, huyện Cát Hải đã chủ động phối hợp với Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Cát Bà tại khách sạn Sofitel Legend Metropole - Hà Nội, với sự tham gia của trên 40 đại biểu lãnh đạo các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch uy tín của Hà Nội và một số tỉnh lân cận và 17 doanh nghiệp du lịch của huyện.

Đây là lần đầu tiên huyện chủ động tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch ngoài địa bàn thành phố Hải Phòng. Hàng chục thỏa thuận, hợp tác đưa khách đến Cát Bà đã được ký kết tại hội nghị. Lượng khách du lịch đến Cát Bà trong cuối năm 2020 tăng cao trở lại.

Một góc làng chài hoang sơ trên đảo Cát Bà.
Một góc làng chài hoang sơ trên đảo Cát Bà.  

Bước đột phá mới mang tính chiến lược của huyện để kích cầu, thu hút khách du lịch nội địa sau khi dịch Covid-19 (lần 2) được kiểm soát đó là: Huyện đã phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức thành công “Diễn đàn Lữ hành Việt Nam-Giải pháp khôi phục và Phát Triển (gọi tắt là Hội nghị Lữ hành toàn quốc” tổ chức tại Cát Bà từ ngày 12 đến ngày 13/01/2021.

Cũng trong tháng 01/2021, huyện cũng đã chuẩn bị và triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 62 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá và Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2021 tổ chức vào ngày 31/3/2021 nhưng sau đó phải dừng tổ chức vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp.

Trước dịp 30/4, khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, huyện Cát Hải đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Để thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2021 về nội dung “Tăng cường quản lý du lịch”. Trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến nhằm nhanh chóng phục hồi kinh tế ngành du lịch.  

Người làm kinh doanh dịch vụ du lịch ở Cát Bà, cho biết vài năm trước, làm du lịch ở Cát Bà rất thuận lợi, khách ổn định quanh năm. Vào hè, khách trong nước rất đông; các mùa khác thì nhộn nhịp khách nước ngoài, tàu thuyền ra vào trên vịnh Lan Hạ tấp nập. Riêng năm vừa rồi và nhất là từ đầu năm đến nay, người làm du lịch lỗ nặng. Khách nước ngoài hiếm hơn lá mùa thu. Khách nội địa thì thi thoảng mới có vài đoàn nhỏ, lưu trú ngắn hạn. Giá phòng cũng giảm sâu, thậm chí nhận cả khách ở theo giờ nhưng vẫn đìu hiu…

Theo thống kê của Phòng VH-TT và DL huyện Cát Hải, trong quý I/2021, tổng số khách du lịch ước đạt 38.558 lượt, chỉ bằng 20,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khách quốc tế chỉ bằng 1,71% (hơn 2.000 lượt) so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu từ hoạt động du lịch và ăn uống quý 1 ước đạt 27,7 tỉ đồng, chỉ bằng 20% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 1,1% năm 2021).

Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Bùi Tuấn mạnh cho biết, thời gian tới, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, du lịch Cát Bà sẽ hướng tới phân khúc khách nội địa. Đặc biệt, năm 2021, huyện sẽ tập trung thực hiện chủ đề du lịch là “Tăng cường quản lý du lịch” để xử lý nạn “cò mồi”, tăng cường kiểm tra công tác cứu nạn, cứu hộ, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ du khách trong các dịp nghỉ lễ”.

Hiện nay và dự báo năm 2021, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Cát Bà chắn chắc sẽ rất thấp. Chính vì vậy, việc tiếp tục tổ chức các Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Cát Bà tại một số tỉnh, thành phố là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu hút, tăng nhanh lượng khách du lịch nội địa đến với Cát Bà trong thời gian tới, giúp các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch chào bán sản phẩm, ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của huyện.

UBND huyện tiếp tục phối hợp với Sở Du lịch xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Cát Bà tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ (dự kiến trong quý II/2021, nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt)…

Chủ tịch UBND huyện Cát Hải nhấn mạnh, trong năm 2021, địa phương sẽ tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, kích cầu du lịch  Và để khai thác có hiệu quả, hợp lý tiềm năng to lớn của Cát Hải, chính quyền sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển du lịch, góp phần để đưa Cát Bà thực sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn, là điểm hẹn bốn mùa đối với du khách trong nước và quốc tế. Có thể nói, Cát Bà đã sẵn sàng đón du khách gần, xa trên mọi miền của đất nước về tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch trên quần đảo Cát Bà - điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và nghĩa tình, khi Covid 19 được kiểm soát trở lại…

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.