Sau Tết, F0 là học sinh, giáo viên tăng cao ở nhiều địa phương

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước thực trạng nhiều học sinh, giáo viên ở các tỉnh, thành trên cả nước nhiễm COVID-19 tăng cao sau Tết, các địa phương đã cho học sinh nghỉ học hoặc kết hợp vừa học trực tuyến và trực tiếp.

Cần linh hoạt với tình hình thực tiễn

Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng cho biết, tính từ 17h ngày 9/2 đến 17h ngày 10/2, số ca mắc mới COVID-19 là 2, trong đó giáo viên (GV) là 118 ca, học sinh (HS) là 2.242 ca, nâng tổng số ca hiện mắc COVID-19 trong toàn ngành Giáo dục Hải Phòng là 6.477, trong đó có 6.028 HS và 449 cán bộ, GV, nhân viên.

Để thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh, các trường trên địa bàn TP Hải Phòng đã triển khai nhiều hình thức giảng dạy phù hợp điều kiện thực tế. Hiện Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục và hướng dẫn thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi HS trở lại trường.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục và yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thống nhất khi HS có kết quả dương tính với COVID-19 (qua xét nghiệm nhanh, không nhất thiết xét nghiệm bằng phương pháp PCR) được nghỉ học và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của các cơ quan y tế; các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho HS học bằng hình thức trực tuyến, bổ trợ... đảm bảo cho HS được tiếp cận kiến thức cơ bản, cốt lõi. Các HS còn lại của lớp đi học bình thường, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Tỉnh Bắc Giang ghi nhận 604 HS dương tính với SARS-CoV-2 từ đầu tuần này, tập trung chủ yếu ở TP Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam. Như vậy, đến nay, hơn 200 trường tại Bắc Giang đã phải chuyển hình thức học trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.496 GV và học sinh mắc COVID-19, trong đó có 222 GV và 1.274 HS. Số HS và GV mắc COVID-19 được xác định là do bị lây nhiễm trong thời gian nghỉ Tết qua quá trình sàng lọc y tế tại địa phương hoặc test nhanh khi GV và HS trở lại trường.

Ngành Giáo dục Hà Tĩnh từ ngày 8/2 đến nay đã ghi nhận gần 400 GV, HS nhiễm COVID-19, trong đó có 50 GV và 331 HS. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã cho 58 trường chuyển học trực tiếp sang học trực tuyến hoặc nghỉ học…

Xử trí thế nào khi phát hiện ca nghi ngờ và F0 ở trường học?

Mới đây, Bộ GD&ĐT phê duyệt tại Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Trong sổ tay mới này, Bộ GD&ĐT hướng dẫn cách ứng phó của nhà trường khi có trường hợp bệnh nghi ngờ trong trường học.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khi phát hiện có HS mắc COVID-19 trong trường học, nhà trường cần tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh, khử khuẩn lớp học; Đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng trong phòng y tế, hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 1m với những người khác; Xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ HS, GV có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Các lớp khác hoạt động bình thường.

Nhân viên y tế, GV kiêm nhiệm công tác y tế trường học đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế; cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi ngờ, thông báo kịp thời cho cơ quan y tế để có biện pháp xử trí.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn cách xử trí khi phát hiện HS mắc COVID-19 trong trường theo 4 bước. Bước 1: Thông báo kết quả dương tính cho Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của Sở GD&ĐT và cha mẹ HS; tiếp tục cách ly tạm thời F0. Thông báo cho trạm y tế địa phương các biện pháp triển khai phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Bước 2: Đánh giá tình hình sức khỏe của F0. Nếu F0 có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở, SPO2 dưới 97% thì liên hệ và chuyển đến bệnh viện có khoa, đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến bằng xe cấp cứu. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì tư vấn, hướng dẫn cha mẹ HS đưa con mình về nhà để được trạm y tế địa phương tiếp nhận xử lý.

Bước 3: Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ HS, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên, không quá 3 người/mẫu. Các lớp khác hoạt động bình thường.

Bước 4: Cách ly, theo dõi F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn 647/MP-VP ngày 16/11/2021 về điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với F1.

Đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu có 1 ca dương tính với COVID-19 thì cho toàn bộ học sinh trong cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 2 trường hợp F0 trở lên ở 2 lớp học khác nhau thì tổ chức ngay việc xét nghiệm tầm soát theo quy mô như sau: 2 lớp ở cùng tầng thì xét nghiệm kiểm tra cho HS, GV của tất cả các lớp học trên cùng tầng; 2 lớp ở khác tầng, cùng khối nhà thì xét nghiệm kiểm tra cho HS, GV của tất cả các lớp học trong cùng khối nhà; 2 lớp ở khác khối nhà, nếu có mối liên hệ dịch tễ thì xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ HS, GV của trường. Nếu không có mối liên hệ dịch tễ thì chỉ xử lý theo lớp học.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.