Sắt son một lời thề: “Đem hết tâm lực phụng sự Tổ quốc”

Ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Tư pháp viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Tư pháp viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLO) - Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với quyết tâm “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”. 
Lời kêu gọi của Bác là lời “hịch” của núi sông, non nước về ý chí quật cường của dân tộc ta “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Theo lời kêu gọi của Bác, Bộ Tư pháp cùng nhiều cơ quan khác của Trung ương và Chính phủ đã rời Thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc để tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 
Trong những tháng năm kháng chiến gian khổ ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn ân cần sẻ chia, động viên và quan tâm đến những vất vả, khó khăn của cán bộ ngành Tư pháp. 
Tháng 2 năm 1948, Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ tư được tổ chức. Do hoàn cảnh đất nước đang kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể đến dự nhưng Người vẫn hết sức quan tâm, gửi Thư động viên, thúc giục toàn ngành Tư pháp phải tiếp tục có những đóng góp to lớn trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến. 
Trước ân tình và sự quan tâm vô bờ của Bác, ngày 27 tháng 2 năm 1948, Hội nghị Tư pháp toàn quốc đã thông qua một bức Điện văn gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh với nội dung “kính chúc Hồ Chủ tịch và các nhân viên trong Chính phủ được mạnh khỏe để có sức lực bền bỉ mà điều khiển cuộc toàn dân kháng chiến cho chóng đến thắng lợi cuối cùng”. Hội nghị cũng “trân trọng cảm tạ Hồ Chủ tịch đã gửi thư ân cần khuyến khích và đặc biệt lưu ý đến nhiệm vụ của giới Tư pháp trong giai đoạn khó khăn này của lịch sử nước nhà”. Đặc biệt, bức Điện văn đã thể hiện “ý nguyện”, “lời thề” của cán bộ toàn ngành Tư pháp trước những nhiệm vụ to lớn của cuộc kháng chiến, trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc:
“Nguyện:
1) Triệt để ủng hộ Chính phủ Kháng chiến Hồ Chí Minh;
2) Đả đảo mọi chính quyền bù nhìn;
3) Tuyệt đối trung thành với chính thể dân chủ cộng hòa;
4) Đem hết tâm lực phụng sự Tổ quốc và chức vụ để cho pháp luật được tôn trọng và để giành lấy độc lập và thống nhất cho nước nhà”.
Thực hiện lời thề “Đem hết tâm lực phụng sự Tổ quốc” ấy, ngay trong năm 1948, ngành Tư pháp đã khẩn trương xây dựng một nền “tư pháp kháng chiến”, cán bộ tư pháp đã “xông pha nguy hiểm, chịu đựng cực khổ, có khi phải hy sinh tính mệnh” để “mở mặt trận tư pháp, đánh giặc bằng khí giới tư pháp” và hòa mình vào cuộc kháng chiến gian khổ của cả dân tộc. 
Năm 1950, trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, ngành Tư pháp đã thực hiện cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất để xây dựng nền “tư pháp nhân dân”, một nền tư pháp phản ánh đầy đủ, toàn diện và sâu sắc những giá trị nhân văn của chế độ mới, thể hiện đường lối, chính sách an dân, thân dân, quy tụ, nuôi dưỡng, đoàn kết và tập trung mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến đang ở giai đoạn tổng phản công giành độc lập cho đất nước. 
Từ năm 1986, trước yêu cầu của sự nghiệp Đổi mới, ngành Tư pháp đã tích cực đổi mới tư duy pháp lý, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần đặt nền móng pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định pháp luật là một “phương tiện hùng mạnh” để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, đấu tranh chống tiêu cực và bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình xây dựng và phát triển toàn diện đất nước.
Tự hào về truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành, tiếp tục phát huy bản lĩnh cách mạng của các thế hệ cán bộ tư pháp đi trước, những cán bộ tư pháp hôm nay luôn thấm thía và tâm nguyện sắt son thực hiện lời thề của cả Ngành trước Bác trong thời khắc gian nan nhất của đất nước “Đem hết tâm lực phụng sự Tổ quốc”, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.