Máy bay của hãng AirAsia chở 162 người mất tích

Một chiếc máy bay của hãng Air Asia. Ảnh: Reuters
Một chiếc máy bay của hãng Air Asia. Ảnh: Reuters
(PLO) - Sáng sớm nay, chuyến bay mang số hiệu QZ 8501 chở 162 người đã bất ngờ mất tích.
ABC dẫn lời một quan chức Bộ Giao thông Indonesia Hadi Mustofa cho hay, chuyến bay mang số hiệu QZ 8501 mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu Jakartar lúc 6h17 sáng nay, giờ địa phương.
Chuyến bay số hiệu QZ 8501 dự kiến sẽ đến Singapore lúc 8 giờ 30 phút (giờ địa phương) nhưng lại mất liên lạc trước đó khoảng 1 giờ. Hiện sân bay Singapore thông báo trên trang web rằng chuyến bay này trong tình trạng trì hoãn.
Trên tờ AFP, người phát ngôn bộ giao thông J.A. Barata nói: "Chuyến bay của AirAsia từ Surabaya đi Singapore bị mất liên lạc với Jakarta vào lúc 7h55 ( giờ địa phương)".
Vị trí máy bay mất liên lạc.
Vị trí máy bay mất liên lạc. 

Theo Reuters dẫn lời một quan chức khác thuộc Bộ Giao thông Indonesia cho biết máy bay mất liên lạc là loại Airbus 320-200 chở theo 155 hành khách và 7 phi hành đoàn, tổng cộng 162 người. Trong số các hành khách có 149 người Indonesia, 3 Hàn Quốc, 1 người Anh, 1 người Malaysia, 1 Singapore.

AirAisa là hãng hàng không tư nhân lớn nhất châu Á, do tài phiệt Tony Fernandes người Malaysia làm chủ. Ông Fernandes đã tiếp quản hãng từ năm 2001 và nhanh chóng giành được thành công ấn tượng với sức tăng trưởng rất mạnh nhờ mô hình bay giá rẻ cùa mình.
Đây cũng là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới năm 2009 do Skytrax bình chọn. Cơ sở chính của hãng nằm tại Nhà ga hàng không giá rẻ (LCCT) ở Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (KUL).
Trong khi hãng đối thủ là Malaysia Airlines đang đối mặt với nguy cơ phá sản sau hai thảm họa máy bay MH370 và MH17 diễn ra trong năm 2014 thì AirAsia tháng 12 này đã công bố hãng đã đặt mua 55 máy bay A330-900neo với tổng giá trị đơn hàng là 15 tỷ USD./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.