Sáng nay 22 triệu học sinh, sinh viên nô nức bước vào năm học mới

Sáng nay 22 triệu học sinh, sinh viên nô nức bước vào năm học mới
Sáng nay, 5/9, khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới 2017-2018. 

Lễ khai giảng sẽ diễn ra trong một giờ, từ 7h30, gồm phần lễ với nghi thức chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước; phần hội là các tiết mục văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian. 

Dự kiến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các phó thủ tướng sẽ dự lễ khai giảng, đánh trống khai trường tại nhiều cơ sở giáo dục. 

Gửi thư chúc mừng các nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và sinh viên, học sinh cả nước nhân dịp khai giảng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương sự cố gắng, nỗ lực và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả, thành tích mà toàn ngành Giáo dục đã đạt được trong năm học vừa qua.

"Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo và đạt được những kết quả quan trọng. Các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ngày càng đi vào chiều sâu, đúng định hướng; chất lượng giáo dục các cấp học được nâng cao. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 được tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả; các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế các môn Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học và Tin học đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, được bạn bè quốc tế đánh giá cao…", Chủ tịch nước viết.

Năm học mới 2017 - 2018, Chủ tịch nước mong muốn, ngành Giáo dục cần tiếp tục triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên, học sinh. Quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng căn cứ kháng chiến trước đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chăm lo hơn nữa đối tượng chính sách, bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người dân.

"Tôi mong các em sinh viên, học sinh tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và xã hội; nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học", Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ.

Thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2017-2018, khối mầm non có hơn 5,085 triệu trẻ (gồm 680 nghìn trẻ nhà trẻ và 4,5 triệu trẻ mẫu giáo); giáo dục tiểu học 7,801 triệu học sinh, THCS 5,325 triệu học sinh và THPT là 2,477 triệu học sinh. Đối với các trường cao đẳng sư phạm và các trường đại học có quy mô khoảng 1,753 triệu sinh viên.

Tại Hà Nội, năm học này có gần 2.670 trường học và các cơ sở giáo dục, trên 52.000 nhóm lớp; hơn 1,8 triệu học sinh, hơn 104.000 giáo viên các cấp. 

Cả nước có khoảng 316.600 giáo viên mầm non, 397.100 giáo viên tiểu học, 311.000 giáo viên THCS, 150.700 giáo viên THPT và 72.800 giảng viên đại học, cao đẳng.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.