“Quyền yêu cầu THA phù hợp với nguyên tắc tự do cam kết, tự nguyện, thỏa thuận...”

Trao đổi phương pháp thi hành án dân sự.
Trao đổi phương pháp thi hành án dân sự.
(PLO) - Người phải thi hành án có cần phải có đơn yêu cầu thi hành án hay không và việc duy trì quy định về trả đơn yêu cầu như hiện nay đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân như thế nào? Đây là vấn đề được đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật Thi hành án dân sự. 
PLVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.
Chưa yêu cầu thì không nên bắt buộc người được thi hành án phải thực hiện
Có ý kiến cho rằng, nên bỏ quy định công dân phải có đơn yêu cầu mới được thi hành án (THA). Quan điểm của ông thế nào?
- Điều 106 Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của TAND phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm (Điều 4 Bộ luật Dân sự 2005). 
Trên cơ sở nguyên tắc này, việc tự nguyện, thoả thuận giữa các đương sự trong thi hành án dân sự (THADS) được công nhận (Điều 6 Luật THADS). Mặt khác, một trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 2013 công nhận là “mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”. Bản án, quyết định của Tòa án công nhận quyền, lợi ích và nghĩa vụ của đương sự thì quyền yêu cầu thi hành quyền, lợi ích và nghĩa vụ đó của đương sự phải được tôn trọng. 
Vì vậy, có thể nói quyền yêu cầu THA cũng là một quyền cơ bản của công dân, khi người được THA chưa hoặc không yêu cầu THA thì không nên bắt buộc họ phải thực hiện quyền yêu cầu THA.
TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp)
TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) 
Trường hợp người phải THA không tự nguyện THA, nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định hoặc các bên đương sự không tự thỏa thuận được việc THA hoặc người phải THA không thực hiện đúng thỏa thuận, thì người được THA có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS  có trách nhiệm tổ chức thi hành, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Về thực tiễn, có nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người được THA chưa yêu cầu THA ngay hoặc chỉ yêu cầu người phải THA thi hành một phần nghĩa vụ THA, thậm chí có trường hợp họ không yêu cầu cơ quan THADS  thi hành do các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau về cách thức thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc họ thỏa mãn với phán quyết của Tòa án rằng họ đã đúng nên họ không nhất thiết đòi hỏi phải thực hiện phán quyết của Tòa án. Do đó, để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong THADS  thì quy định người được THA phải làm đơn yêu cầu THA là phù hợp. 
Còn xét ở góc độ chuyên môn, nghiệp vụ THADS , nếu quy định tất cả các trường hợp cơ quan THADS (hay Tòa án) phải chủ động ra quyết định THA thì ngay sau khi nhận được bản án, quyết định, cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý và ra quyết định đối với tất cả các khoản phải thi hành cho tất cả những người được THA. 
Điều này sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về cơ học, nhất là đối với các cơ quan THADS tại các đô thị, các địa phương có số lượng án lớn. Việc quá tải về công việc sẽ dẫn đến hệ quả là các cơ quan THADS  không thể tổ chức thi hành kịp thời, đạt chất lượng đối với tất cả các vụ việc đã ra quyết định THA, không đúng với quan điểm sửa luật là giảm cơ bản án tồn đọng và không bảo đảm kết quả công tác THADS  thực chất, bền vững.
Bên cạnh đó, việc bỏ quy định về đơn yêu cầu THA là sẽ làm thay đổi rất cơ bản của Luật THADS, có liên quan đến nhiều nội dung quy định về thủ tục THADS  nên sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản trong Luật này, không phù hợp với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự án Luật.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo quy định pháp luật về THADS của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy, việc THADS  chủ yếu dựa trên yêu cầu của người được THA, thậm chí họ còn phải tạm ứng trước chi phí THA.
Ngoài ra, việc bỏ cơ chế THA theo yêu cầu chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS  theo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại và cũng vì thế sẽ ảnh hưởng đến quyền của người được/người phải THA được lựa chọn cơ quan THADS  hoặc Thừa phát lại để THA.
Từ phân tích nêu trên cho thấy, cần quy định theo hướng cơ quan THADS sẽ chủ động ra quyết định THA đối với những khoản thuộc diện chủ động THA, đồng thời mở rộng các đối tượng thuộc diện chủ động ra quyết định THA cho các khoản phải thu cho cơ quan nhà nước; còn đối với các khoản THA theo đơn yêu cầu, khi đương sự có đơn yêu cầu THA thì cơ quan THADS  sẽ ra quyết định THA và tổ chức việc THA. 
Bỏ cơ chế trả đơn dễ gây tâm lý ỷ lại
Luật THADS hiện hành quy định trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan THA có quyền trả đơn yêu cầu THA, nhưng cũng có những nghi ngại việc trả đơn sẽ gây khó khăn cho người được THA, dễ dẫn đến tình trạng trả đơn tùy tiện?
- Trả đơn yêu cầu THA là một thủ tục nghiệp vụ THADS  thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan THADS. Việc trả đơn yêu cầu THA chỉ áp dụng đối với trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu THA khi có căn cứ xác định người phải THA chưa có điều kiện THA (thi hành nghĩa vụ về tiền, tài sản…); việc trả đơn yêu cầu THA không làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các đương sự đã tuyên trong bản án, quyết định và khi người phải THA có điều kiện THA thì cơ quan THA có trách nhiệm tiếp tục tổ chức THA theo quy định của pháp luật về THADS .
Điều 51 Luật THADS hiện hành quy định việc trả đơn yêu cầu THA xuất phát từ tính chất khác nhau của nghĩa vụ mà hệ quả pháp lý của việc trả đơn yêu cầu THA cũng có sự khác nhau, đồng thời cũng quy định cơ chế giải quyết việc THA sau khi trả đơn mà phát hiện người phải THA có điều kiện thi hành. Việc bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu thi hành sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho công tác THADS , trong đó:
Thứ nhất, việc bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu THA sẽ làm tăng số vụ việc THADS  tồn đọng. Trong đó, theo thống kê của ngành THADS  xác định, số vụ việc trả đơn yêu cầu THA của năm 2010 là 16.903 việc, số tiền 2.427.657.756.000 đồng; năm 2011 là 17.934 việc, số tiền 3.792.015.172.000 đồng; năm 2012 là 17.869 việc, số tiền 4.607.702.812.000 đồng; năm 2013 là 22.505 việc, số tiền 7.392.185.359.000 đồng và năm 2014 là 21.585 việc, số tiền 10.420.623.200.000 đồng. 
Tổng cộng 05 năm, số vụ việc trả đơn là 96.796 việc, số tiền 28.640.184.299.000 đồng.  Số vụ việc trên được xác định chưa có điều kiện THA, không có căn cứ để tổ chức THA nhưng cơ quan THADS  vẫn phải theo dõi xác minh. Điều này dẫn tới số vụ việc THADS  tồn đọng tăng hàng năm nên tổ chức của hệ thống THA phải phình to hơn để giải quyết tất cả vụ việc chưa có điều kiện THA, không có căn cứ để tổ chức THA. Như vậy, sẽ gây ra sự lãng phí nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian của  Nhà nước nói chung và cơ quan THADS  nói riêng.
Thứ hai, việc bỏ cơ chế trả đơn yêu cầu THA sẽ tạo ra tâm lý “ỷ lại” của người dân vào Nhà nước; sự “bảo hộ” của Nhà nước trong THADS  sẽ tạo ra cơ chế bao cấp… Điều này sẽ dẫn tới tính chủ động của người dân sẽ bị giảm sút, không bảo đảm tính hiệu quả trong THADS  và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa hoạt động THADS  theo Nghị quyết của Quốc hội.
Thứ ba, không bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tự định đoạt, tự thỏa thuận của các đương sự trong THADS và trái với bản chất của THADS  là việc của hai bên đương sự, khi một bên chưa có điều kiện THA thì phải trả đơn yêu cầu THA. 
Như vậy, việc giữ cơ chế trả đơn như quy định hiện hành là cần thiết, thưa ông?
- Đúng vậy. Việc giữ cơ chế trả đơn yêu cầu THA như quy định của luật hiện hành là thực sự cần thiết vì thực tiễn hoạt động THADS  không có vướng mắc; việc trả lại đơn yêu cầu THA sẽ không làm mất đi quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự đã được xác định trong bản án, quyết định và không làm tăng số vụ việc tồn đọng, không làm tăng bộ máy cơ quan THADS, không làm tăng kinh phí hoạt động THADS; mặt khác, sẽ nâng cao tính trách nhiệm của người dân trong việc phối hợp, cung cấp các thông tin về điều kiện THA của người phải THA, góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS  thực chất, bền vững.
Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm
(PLVN) -Chiều ngày 24/7/2024, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm gia đình liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, tọa lạc trên phố Đội Cấn. Chuyến đi không chỉ nhằm tri ân và tưởng nhớ người nữ anh hùng của dân tộc, mà còn là dịp để các đoàn viên trẻ thấm nhuần những bài học quý báu từ cuộc đời và sự nghiệp của chị.

Đoàn Bộ Tư pháp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.
(PLVN) - Sáng 25/7/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ
(PLVN) -Tiếp theo chương trình làm việc tại Cu-ba, trong các ngày làm việc từ 22-24/7/2024, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc với một số cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ. Tại các buổi làm việc, đại diện các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ đã gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sáng ngày 24/7/2024, Đoàn cũng đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi sổ tang tại Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc.

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 24/7, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt tri ân đối với các đồng chí công chức, viên chức là thương binh, con liệt sỹ, con thương bệnh binh nặng hạng 1, hạng 2 các đơn vị thuộc Bộ.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật thăm, tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá

Đoàn công tác thăm và tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá.
(PLVN) - Nhân dịp 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), chiều 23/7/2024 vừa qua, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tập đoàn Tâm Sen và Ủy ban nhân dân xã Đặng Xá tổ chức thăm và tặng quà 8 thương binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn xã Đặng Xá (Gia Lâm, TP Hà Nội).

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Thứ trưởng Mai Lương Khôi giới thiệu các điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung. (Ảnh Nghĩa Đức)
(PLVN) - Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
(PLVN) -Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan chức năng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế trực thuộc.

Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 22/7, tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo yêu cầu của Nghị quyết số 66 /NQ-CP”.

Đội ngũ Luật sư Hà Tĩnh ngày càng giỏi chuyên môn và nhiệt huyết với hoạt động xã hội

Các luật sư bầu Ban chủ nhiệm. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 19/7, Đoàn luật sư Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại hội toàn thể luật sư lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.

Hải Phòng: Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho viên chức, người lao động, sinh viên nhà trường

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác PBGDPL tại trường Đại học Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 19/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn khảo sát, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP và Nghị định số 143/2013/NĐ-CP tại trường Đại học Hải Phòng.