Sửa đổi Luật THADS: Đã “bị” kiểm sát thì thôi thanh tra?

Một vụ cưỡng chế thi hành án dân sự
Một vụ cưỡng chế thi hành án dân sự
(PLO) - Công tác thi hành án dân sự sẽ không đạt hiệu quả nếu các bản án của Tòa án tuyên thiếu thực tế, khó khả thi. Tương tự, kiểm sát có chặt thì mới phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm về thi hành án. Trên tinh thần này, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm phối hợp của Tòa án, Viện kiểm sát.
Kiểm tra, kiểm sát nhiều: áp lực cho cơ quan thi hành án
Theo Bộ Tư pháp, xác định hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp nên Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật Thi hành án dân sự đã quy định hoạt động thi hành án dân sự là đối tượng của hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. 
Như vậy, hoạt động thi hành án dân sự, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự là đối tượng kiểm sát trực tiếp, thường xuyên của hệ thống cơ quan kiểm sát từ Trung ương đến địa phương, bên cạnh các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thực hiện chức năng giám sát thi hành pháp luật như Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân… 
Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động thi hành án dân sự còn là đối tượng của quyền thanh tra và trong nhiều trường hợp đã có sự chồng lấn về chức năng, nhiệm vụ và cơ quan thi hành án dân sự bị quá nhiều cơ quan với các cấp khác nhau thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát. Vì vậy, bên cạnh mặt tích cực của việc giúp phát hiện ra sai sót, sai phạm để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh, xử lý thì cũng tạo nên áp lực và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị, nhất là đơn vị thi hành án cấp huyện. 
Nhằm khắc phục sự bất cập nêu trên, tạo cơ chế rõ ràng và tránh sự chồng lấn, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngoài việc xác định cụ thể trách nhiệm kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan kiểm sát, đã xác định rõ phạm vi thanh tra hoạt động thi hành án dân sự là những mảng trong hoạt động này không nằm trong phạm vi của hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự. Nói cách khác, những mảng hoạt động thi hành án dân sự nào đã là đối tượng của hoạt động kiểm sát thì không phải là đối tượng của hoạt động thanh tra. 
Do đó, ngoài các quyền kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, Dự án Luật đã bổ sung quy định để phân định phạm vi của hoạt động thanh tra thi hành án dân sự là “Thanh tra việc sử dụng ngân sách, đảm bảo chế độ chính sách và bố trí, sử dụng cán bộ thi hành án dân sự; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự”.
Nhằm làm rõ hơn trách nhiệm, phạm vi của hoạt động kiểm sát trong thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Điều 171 được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Bên cạnh nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổng kết công tác thi hành án dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có thẩm quyền, trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự; chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện việc kiểm sát thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. 
Đồng thời, Dự án Luật đã  quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân địa phương trong thi hành án dân sự. Trong đó, quy định rõ phạm vi kiểm sát bao gồm cả kiểm sát trách nhiệm của Tòa án trong việc ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành; chuyển giao bản án, chuyển giao các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án; trả lời kiến nghị, kháng nghị, giải thích bản án khi có yêu cầu, trả lời các khiếu nại của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thi hành án...; đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm sát của mình.
Rõ hơn trách nhiệm của Tòa án
Nhằm gắn kết chặt chẽ hơn nữa trong công tác xét xử và thi hành án, đảm bảo hiệu lực của các bản án, quyết định đã được ban hành, Điều 170 được sửa đổi, bổ sung để làm rõ hơn trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc ban hành văn bản; trong việc thực hiện nhiệm vụ đưa bản án, quyết định ra thi hành mới được giao; trong việc giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành. 
Quy định trên đã góp phần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Tòa án nhân dân Tối cao cả với tư cách cơ quan đã ra bản án, cơ quan giải thích bản án, cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án để việc thi hành án được thuận lợi, hiệu quả và cơ quan cấp trên của các cơ quan tòa án địa phương, để việc theo dõi kết quả thi hành các bản án được kịp thời.

Đọc thêm

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hải Phòng: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác quản lý Lý lịch tư pháp

Hải Phòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Phiếu LLTP, xóa án tích.
(PLVN) -  Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, UBND TP Hải Phòng, công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) và xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP của Hải Phòng dần đi vào nền nếp; qua đó góp phần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục đề nghị cấp Phiếu LLTP.