Phẫn nộ với '1001 chiêu' của cô hiệu trưởng trường Nam Trung Yên

Phẫn nộ với '1001 chiêu' của cô hiệu trưởng trường Nam Trung Yên
(PLO) - Những ngày này, xung quanh sự việc cô hiệu trưởng trường Nam Trung Yên quanh co nói dối đã dẫn đến những “lối rẽ” bất ngờ.

“1001 chiêu”… bất nhất

Liên quan đến việc em Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị tai nạn gãy xương đùi ngay trong sân trường Tiểu học Nam Trung Yên (TP Hà Nội) ngày 1/12/2016, chiều 18/2, trao đổi với báo chí, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc Hiệu trưởng Trường Nam Trung Yên nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục.

Trước đó, theo báo cáo từ phía nhà trường, học sinh này bị gãy chân do tự ngã khi va vào ô tô đang đỗ trong sân trường. Nhưng bác sỹ điều trị cho Kiên lại nhận định, phải có lực tác động rất mạnh mới có thể bị tổn thương nghiêm trọng đến vậy. Sau khi cháu Kiên ổn định tinh thần, gia đình đã hỏi và biết được thông tin trái ngược hoàn toàn.

Qua lời kể của con và những người bạn học cùng lớp với Kiên, gia đình anh Trần Chí Dũng nghi ngờ rằng con anh bị gãy chân không phải do tự ngã. Ngay sau khi phía gia đình có đơn từ yêu cầu làm rõ vụ việc, cô Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc cũng đã không ít lần “trần tình” với báo chí và với các cơ quan chức năng, chứng minh sự vô can trong sự việc lần này.

Những phát ngôn trước sau có phần bất nhất của vị hiệu trưởng này khiến không chỉ phụ huynh cháu Kiên, giáo viên trong trường mà ngay cả dư luận, những người không trực tiếp liên quan cũng phải bức xúc.

Ngày 17/2, một số giáo viên của trường đã lên tiếng cho biết bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, đã nói sai sự thật về sự việc trên. Cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A2 của cháu Kiên, cho biết, ngay buổi đó, chính một số học sinh trong lớp chơi đùa với cháu Kiên đã kể với giáo viên các con chứng kiến sự việc: “Con chạy sau bạn Kiên, thấy bạn bị xe taxi đâm vào và ngã ra. Cô Hiệu phó đi mở cửa bên này đi xuống xem bạn Kiên có sao không thì con chạy vòng sang cửa xe bên kia, chỗ cô Hiệu trưởng ngồi để mách cô là bạn Kiên bị xe đâm...”.

Việc cô Hiệu trưởng làm phiếu khảo sát với mục đích chứng minh sự “trong sạch” của bản thân chưa hết bức xúc thì mới đây lại xuất hiện “tâm thư” của giáo viên trong trường gửi lên cơ quan cấp trên xin cho cô Hiệu trưởng được ở lại trường. Theo thông tin từ một số giáo viên trong trường, có khoảng 10 người vừa tự nguyện, vừa bị cưỡng ép viết tâm thư.

Sáng 17/2, anh Trần Trí Dũng (bố cháu Kiên) đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng và báo chí, trong đó phản bác lại 7 điều mà theo ông không đúng sự thật trong phần trả lời của cô Hiệu trưởng Trường Nam Trung Yên. Còn cô giáo Trần Thị Thu Nhung giáo viên chủ nhiệm lớp 2A2 của cháu Kiên cho biết thêm, việc cô Hiệu trưởng cung cấp thông tin cho báo chí là cô Nhung tiếp nhận mong muốn của phụ huynh việc làm khảo sát toàn trường là không đúng sự thật.

Cô Nhung cũng tiết lộ, kết quả 100% giáo viên, học sinh cho rằng không nhìn thấy ô tô đi vào trường ngày xảy ra sự việc là không chính xác bởi cô và một số giáo viên nữa không được tham gia vào buổi đánh dấu vào phiếu khảo sát đó thì làm sao có kết quả là 100%?

Khi lương tri lên tiếng

Nhiều ý kiến cho rằng, với vai trò là một Hiệu trưởng, là cô giáo và là một người mẹ, hơn ai hết, bà Tạ Thị Bích Ngọc phải có sự bao dung, độ lượng. Chưa nói đến trách nhiệm, chỉ nói đến cái tình người với người, tình cô với trò... thì thấy một học sinh bị nạn đau đớn như vậy, cô phải là người đầu tiên rung động, đau xót chứ không phải chỉ tìm cách chối quanh để thoái thác trách nhiệm tới mức xã hội phải phẫn nộ, lên án.

Và đau lòng hơn, học sinh phải học gian dối từ thầy cô. Các em nghĩ gì khi bị buộc phải nói dối rằng không nhìn thấy chiếc taxi dù chính mắt chúng đã chứng kiến bạn mình bị đâm gẫy chân? Các em nghĩ gì khi chúng chứng kiến sự bất công, sự vô cảm xảy ra ngay trong môi trường giáo dục? Khi người lớn không chịu trách nhiệm về hành động của mình mà tìm cách né tránh? Các em nghĩ gì khi chúng thấy Hiệu trưởng nói dối một cách trắng trợn không chỉ trước hàng vạn học sinh mà còn trước hàng chục triệu người trên mặt báo với thái độ dửng dưng, vô cảm tới không thể tin nổi?

Sự gian dối ấy giết đi niềm tin của học sinh về hình mẫu của nhà giáo, giết niềm tin vào sự thật, giết niềm tin vào điều tử tế. Tội ác và sự bất lương của tương lai có thể được tạo ra ngay bây giờ, trong những trường học, từ một vài (hoặc nhiều) người làm giáo dục, một khi họ dạy bọn trẻ dối trá để bảo vệ bản thân họ. Cái chân gãy của một đứa trẻ có thể lành nhiều hay ít, nhưng niềm tin của nó vào công lí và luật pháp sẽ lung lay và không thể được phục hồi. Những người dối trá có thể đã gieo mầm ác theo cách ấy…

Và sau cùng, các cô giáo trong trường đã chấp nhận những rủi ro, kể cả đuổi việc để nói lên sự thật đã bị bưng bít. Dù có thủ đoạn tinh vi đến thế nào, sự gian dối và nhẫn tâm sẽ không có chỗ khi lương tri con người lên tiếng!

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...