Phải sửa quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008?

Phải sửa quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008?
(PLO) Trước nguy cơ nếu không đăng ký giữ quốc tịch thì hàng triệu Việt kiều sẽ mất quốc tịch Việt Nam và Nhà nước ta sẽ mất quyền bảo hộ công dân của mình, có ý kiến cho rằng chỉ cần sửa đổi quy định liên quan trong Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP, nhưng có quan điểm đề nghị phải suy nghĩ căn cơ là tiến hành sửa Luật. Đây đang là vấn đề “khá đau đầu” khi mà thời điểm ngày 1/7 sắp cận kề!
Chỉ cần sửa Nghị định? 
Như đã thông tin, căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu Việt kiều có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam thì họ vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, họ phải liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước ngày 1/7/2014. Nếu đến hết ngày 01/7/2014 vẫn không đăng ký thì mất quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ thực hiện ở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo Điều 19 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch được thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao. 
Điều 20 Nghị định 78 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cụ thể như sau: Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp tờ khai (theo mẫu) và bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đó cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). Khi tiếp nhận tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và cấp cho người đăng ký giấy xác nhận về việc người đó đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh rõ người đó đang có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam hay không. Kết quả xác minh cũng được ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch.
Số lượng kiều bào đăng ký giữ quốc tịch quá “khiêm tốn” (chỉ đạt 0,09%) nên mặc dù nhấn mạnh đây là quy định mới của Luật năm 2008 nhằm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng đại diện Bộ Công an cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký. Bởi một thực tế phổ biến là hầu hết bà con không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và việc xác minh cũng khá bất cập. 
Trước tình hình này, qua công tác tham mưu quản lý nhà nước, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 Điều 13 vì như vậy là vô hiệu hóa quy định tiến bộ của Luật. Theo ông Khanh, chỉ cần đơn giản hóa hơn thủ tục đăng ký bằng việc sửa đổi văn bản hướng dẫn (ở đây là Nghị định 78) và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam. 
Nhiều hướng đề xuất sửa đổi Luật
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng phải sửa đổi quy định của Luật với những đề xuất khác nhau như bãi bỏ Điều 13 hoặc vẫn quy định về đăng ký giữ quốc tịch nhưng vô thời hạn, tạo điều kiện cho cả các thế hệ kiều bào về sau hoặc cho gia hạn từ 3 – 5 năm nữa, sau thời hạn này thì mất quốc tịch Việt Nam. 
Đại diện Bộ Ngoại giao cũng kiên trì với phương án sửa Luật nhưng cũng tiên liệu là không đủ thời gian (từ nay đến kỳ họp tới chỉ còn vài tháng) nên kiến nghị gia hạn để người dân tiến hành các thủ tục liên quan, bà con có thêm thời gian suy nghĩ, tiếp cận các thông tin được cung cấp. Mục tiêu lâu dài cần hướng tới, theo Bộ Ngoại giao, vẫn là trong Luật Quốc tịch không còn quy định phải đăng ký để giữ quốc tịch.
Đại diện Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, khi Luật năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi bà con thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và cao hơn là có hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại. 
“Không cho đăng ký sau ngày 1/7/2014 tức là không cho phép đăng ký với công dân đi du học, lao động hoặc mới sinh ra sau thời điểm này sao” - vị này thắc mắc và đề nghị: “Bà con cho rằng mình có và mong muốn có quốc tịch Việt Nam thì bất cứ lúc nào cũng cần cho phép đăng ký. Kéo dài thời hạn cũng chỉ là giải pháp trước mắt, còn đúng hơn là phải bỏ quy định đăng ký. Chắc chắn phải sửa Luật, song sửa như thế nào lại cần tính toán thêm”. 
Quan điểm rõ ràng và nhất quán của Nhà nước ta là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời và Hiến pháp sửa đổi năm 2013 cũng tuyên bố mạnh mẽ “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”. 
Vì vậy, trước nguy cơ mất quyền bảo hộ với hàng triệu kiều bào, thiết nghĩ nếu Luật chưa phù hợp với tình hình thực tế thì phải cân nhắc sửa đổi. Điều đó đòi hỏi các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc để sớm sửa đổi bất cập này theo thủ tục rút gọn, là trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp.
Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
(Trích Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008)

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư