Hoàn thiện thể chế để tránh “treo” các quyền hiến định

Hoàn thiện thể chế để tránh “treo” các quyền hiến định
(PLO) - Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối qua (9/3), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã làm rõ những vấn đề đang được quan tâm về hoàn thiện thể chế, không để các qui định của Hiến pháp bị “treo” trước những đòi hỏi của thực tiễn.
Ưu tiên “luật hóa” các qui định về quyền con người, quyền công dân
- Có nhiều qui định của Hiến pháp năm 1992 đến nay vẫn chưa đi vào cuộc sống. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này sau khi Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, thúc đẩy tốc độ “luật hóa” các qui định đưa Hiến pháp “đi vào cuộc sống”?
- Hiến pháp năm 2013 đã được nhân dân và dư luận quốc tế thừa nhận là bước tiến lớn về nhận thức và tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò của Hiến pháp trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Nhận thức đó là hoàn toàn phù hợp với tư tưởng chung của nhân loại, xu thế của thời đại. Bằng việc Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi - văn bản pháp luật cao nhất, thông qua đó, một mặt nhân dân khẳng định quyền lực của mình, giao cho Nhà nước thực hiện một phần quyền lực đó và mặt khác dành cho mình các quyền con người, quyền công dân mà Nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
Đương nhiên, phải nói rằng tôn trọng, bảo vệ quyền con người,  quyền công dân là mục tiêu xuyên suốt trong các bản Hiến pháp của nước ta. Hiến pháp năm 1992 có bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp nước ta khi lần đầu tiên ghi nhận quyền con người dù phần lớn được lồng ghép trong qui định về quyền công dân, mà nguyên nhân một phần là do chưa phù hợp với thực tiễn xã hội và một phần cũng do lỗi của cơ quan xây dựng pháp luật. Và do điều kiện của lịch sử, xã hội nên một số quyền cơ bản của công dân đã được qui định trong các bản Hiến pháp trước đây, trong đó có Hiến pháp năm 1992 chưa được luật hóa, một số luật chưa được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, nhưng cũng có luật do chuẩn bị chưa tốt hoặc tính khả thi chưa cao nên chưa được thông qua. 
Đến Hiến pháp năm 2013 đã có những điểm mới tiến bộ, tích cực được coi là điểm sáng liên quan đến chế định quan trọng này. Đó là đổi tên chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản  của công dân” thành “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân”, chuyển từ vị trí Chương V (Hiến pháp năm 1992) lên Chương II sau chương về thể chế chính trị, thể hiện tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền côn dân. Quan trọng hơn, ngay điều đầu tiên của Chương, lần đầu tiên đã ghi nhận các nguyên tắc cơ bản trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền con người, quyền công dân được “công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đặc biệt, Hiến pháp cũng khẳng định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bằng luật và trong 4 trường hợp cần thiết vì  lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; bảo đảm an toàn, trật tự công cộng; bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đạo đức xã hội.
Hiến pháp năm 2013 cũng phân biệt rõ quyền con người và quyền công dân trong 26 điều được kế thừa, phát triển, làm sâu sắc những qui định của Hiến pháp năm 1992 và còn mở rộng, phát triển, bổ sung nhiều quyền khác như quyền sống, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân, nguyên tắc được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm… Đó là những điểm sáng thể hiện sự nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng là tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Để đảm bảo các qui định của Hiến pháp năm 2013, nhất là các qui định về quyền con người, quyền công dân không bị “treo” mà sớm đi vào cuộc sống sẽ có một khối lượng lớn các công việc phải làm. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội qui định một số điểm thi hành Hiến pháp và kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành kế hoạch thi hành Nghị quyết của Quốc hội, kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với dự kiến các luật cần được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, phân công cụ thể cơ quan chủ trì soạn thảo, lộ trình thực hiện cụ thể cho thời gian tới. Trong đó, các luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân sẽ được ưu tiên trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Tư pháp rà soát, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kế hoạch này, thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét  đảm bảo các luật được ban hành đúng qui định, tinh thần của Hiến pháp.
- Vậy việc xây dựng và ban hành các luật để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân sẽ được thực hiện như thế nào và có một mốc thời gian cụ thể cho việc này không, thưa Bộ trưởng?
- Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, sẽ có 28 đạo luật, bộ luật sắp tới sẽ được bổ sung, ban hành mới để triển khai Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, trong đó có 12 đạo luật, luật liên quan đến quyền chính trị - dân sự, 16 đạo luật, luật liên quan đến quyền kinh tế - văn hóa - xã hội. Về cơ bản, hầu hết các đạo luật, luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân đều được ưu tiên xây dựng, trình Quốc hội trong năm 2015-2016, có những luật sẽ được ban hành ngay trong năm 2014.
Bảo đảm chống oan, sai trong tố tụng
- Trong thời gian tới, các luật để cụ thể hóa Hiến pháp sẽ giúp khắc phục tình trạng “quyền bào chữa, quyền tự bảo vệ của người dân trong quá trình tố tụng chưa được đảm bảo như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang)” như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Đây cũng là một trong những điểm quan trọng để sửa đổi, bổ sung một số luật để triển khai thi hành Hiến pháp. Lần đầu tiên Hiến pháp khẳng định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, mở rộng phạm vi cho những người được bảo đảm quyền bào chữa, gồm cả người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra (theo qui định của Hiến pháp năm 1992, quyền này chỉ được thực hiện từ khi bị khởi tố) để tránh oan, sai. Hiến pháp lần này làm rõ hơn nguyên tắc suy đoán vô tội theo hướng một người được coi là không có tội cho đến khi việc buộc tội phải được chứng minh theo trình tự luật định. Đây là điều kiện mới so với điều kiện trước đây trong Hiến pháp năm 1992 là chỉ cần bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nâng từ luật thành qui định của Hiến pháp nguyên tắc người bị buộc tội phải được xét xử kịp thời, đúng thời hạn luật định.
Đó là không gian rộng lớn mở cho các đạo luật, bộ luật sắp tới có những qui định để mở rộng và phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ những người không may rơi vào vòng lao lý, khắc phục oan sai như trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn. Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự đang được nghiên cứu và dự kiến thông qua vào năm 2015 với một trong những sửa đổi quan trọng  là qui định quyền của luật sư theo hướng thực hiện đầy đủ qui định của Hiến pháp về tranh tụng, về nguyên tắc có luật sư của người bị bắt… như tinh thần của Hiến pháp. Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam cũng đã được đưa vào kế hoạch ban hành năm 2016 nhằm thực hiện qui định của Hiến pháp “việc bắt, giam giữ người do luật định”.
- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng và hy vọng với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, trong đó có Bộ Tư pháp, những qui định tiến bộ, tích cực của Hiến  pháp năm 2013 sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân một cách hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.