Paris và tham vọng đô thị xanh của thế kỷ 21

(ảnh minh họa).
(ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ đô Paris của nước Pháp thường được biết đến với kiến trúc cổ kính và việc bảo tồn kỹ lưỡng di sản đô thị.

Tuy nhiên, thành phố này không chỉ “đóng khung” trong những hình ảnh lịch sử mà vẫn đang không ngừng thay đổi, bắt kịp đòi hỏi mới của cư dân cũng như xu hướng phát triển đô thị ngày nay.

Ưu tiên các phương tiện giao thông “xanh”

Những năm gần đây, thành phố Paris đang chuyển mình theo hướng ngày càng xanh hơn. Trong những năm gần đây, thành phố đã mở rộng những tuyến đường dành cho xe đạp để du khách có thể chọn cho mình những hành trình tham quan đa dạng hơn. Chỉ riêng trong khu vực nội thành, hơn 60 km các tuyến đường xe đạp được đưa vào vận hành dài hạn.

Tiêu biểu nhất là tuyến phố Rivoli vốn là nơi đông đúc và dày đặc giao thông nằm giữa trung tâm quận 1 đã chính thức biến thành tuyến phố chỉ dành cho xe đạp và giao thông công cộng. Các đường dành cho xe đạp cũng được mở ra, kết nối các khu vực từ Bastille đến Concorde, từ Porte Maillot đến La Defense. Bờ kè sông Seine từ vài năm nay cũng đã chỉ dành cho khách bộ hành và xe đạp.

Giới chức thành phố này đang vẽ ra viễn cảnh một ngày không xa, mọi người có thể thong thả đạp xe dọc bờ sông thơ mộng, xuyên qua thành phố, để đến thăm hai “lá phổi xanh” lớn nhất của Paris là rừng Vincennes và rừng Boulogne.

Việc xây dựng mạng lưới giao thông dành riêng cho xe đạp nằm trong chương trình dài hạn, tổng thể của thành phố Paris, hướng tới mục tiêu là đến Thế vận hội Olympic 2024, 100% đường phố ở đây sẽ có thể đón phương tiện xe đạp. Để thực hiện mục tiêu đó, Paris đang quy hoạch mạng lưới tuyến đường xe đạp nhanh hoặc dành làn đường riêng cho xe đạp.

Tại những tuyến phố quá hẹp, tốc độ lưu thông sẽ bị giới hạn ở mức dưới 30km/h để tạo điều kiện cho xe đạp có thể di chuyển chung đường với xe cơ giới một cách an toàn. Để tạo thuận lợi hơn cho việc này, Paris cũng sẽ bố trí thêm trên 100.000 bãi đỗ xe đạp. Từ sau đợt giãn cách xã hội lần đầu vào tháng 3/2020 cho đến nay, thống kê cho thấy, số người sử dụng xe đạp trong thủ đô của nước Pháp đã tăng 74% so với cùng kỳ năm 2019.

Paris phấn đấu trở thành đô thị xanh trong thế kỷ 21.

Paris phấn đấu trở thành đô thị xanh trong thế kỷ 21.

Trên toàn vùng Paris, thành phố đang có kế hoạch xây dựng 9 tuyến xe đạp nhanh, trải dài trên 680km với làn đường hai chiều và tách biệt khỏi làn giao thông cơ giới. Hiện nay, có 6 tuyến đã được triển khai xây dựng và hơn một nửa trong số đó đã hoàn thành, đi vào vận hành. Việc này sẽ khuyến khích những người đam mê môn thể thao đạp xe đường trường hay những người muốn đi du lịch, dã ngoại bằng xe đạp vì họ được đảm bảo có những tuyến đường riêng an toàn, tiện nghi hơn.

Song song với đó, giới chức Paris cũng đang áp dụng các biện pháp nhằm giảm phương tiện cơ giới cá nhân gây ô nhiễm. Từ năm 2020, việc áp dụng phân loại tem môi trường cho tất cả các loại xe hơi được đưa vào áp dụng tại thành phố này và một số thành phố lớn của Pháp. Đây là tem chứng nhận mức độ ô nhiễm của xe, được phân loại từ mức 1 đến mức 5, dùng để phân loại hạn chế lưu thông trong những thời điểm ô nhiễm không khí tăng.

Kể từ tháng 6/2021, trên toàn vùng Paris, chỉ có các xe đạt tiêu chuẩn mức 1 đến mức 3 mới được lưu hành trong khoảng thời gian từ 8h00 đến 20h00 trong tuần. Các phương tiện có mức xả khí thải 2 và 3 sẽ dần bị hạn chế lưu thông vào năm 2022 và 2024. Bên cạnh đó, xe bus, xe điện công cộng cũng chuyển sang chạy bằng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Người dân góp phần phủ xanh từ nhà ra phố

Ngoài các biện pháp trên, giới chức Paristrong nhiều năm trở lại đây cũng đã triển khai nhiều chính sách và biện pháp phong phú để tăng diện tích đất trồng cây, phủ xanh hơn nữa.Đầu tiên phải kể đến việc khuyến khích người dân trồng cây ở cả những không gian hạn chế như ban công, sân thượng, vườn nhà.

Hàng năm, thành phố tổ chức định kỳ hai đợt bán cây với mức giá hỗ trợ trong từng khu dân cư. Vào dịp này, khi đến mua cây, người dân còn được hướng dẫn cách gieo trồng, chăm sóc, lựa chọn những loại cây phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng địa phương.

Riêng với cây trồng trên ban công, tùy theo khu phố sinh sống mà người dân được chọn mua cây trong những bảng cây đã được các chuyên gia cảnh quan và thực vật lựa chọn để đảm bảo những cây này khi lớn lên sẽ tạo cảnh quan hài hoà với khung cảnh khu phố.

Không dừng ở trong nhà, thành phố Paris còn có sáng kiến để người dân có thể trồng trọt, làm vườn trên mọi khoảng đất trống, các gốc cây trên hè phố, trong sân chung và trên sân thượng của những toà nhà chung cư lớn.

Theo đó, nếu trước vỉa hè hay góc phố có những gốc cây, khoảng đất còn trống, người dân chỉ cần vào trang web riêng dành để khai vào bản đăng ký “giấy phép trồng cây” rồi biến nó thành một khu vườn để họ tự chăm sóc. Giấy phép như vậy không cần phải phê duyệt và người dân sẽ nhận được sau 1 tháng kể từ khi khai báo.

Ngoài ra, thành phố còn gửi thêm bộ dụng cụ, đất và hướng dẫn cơ bản để người dân bắt tay vào làm vườn. Để chuẩn bị cho việc trồng trọt của người dân, chính quyền sẽ dỡ bỏ lưới sắt bảo vệ quanh gốc cây và thay bằng một hàng rào gỗ quây xung quanh cây rồi đổ thêm đất trồng vào để chủ nhân khu vườn chăm chút.

Nhờ những biện pháp này mà những người đi bộ hiện dễ dàng bắt gặp những khu vườn nhỏ xinh đầy những bông hoa tươi, hay những luống rau chăm sóc gọn gàng ởbất cứ đâu trên hè phố Paris, nhất là những dịp mùa xuân hay đầu hè.Những khu vườn nhỏ xinh như vậy ngoài việc tạo không khí trong lành, xanh đẹp còn khiến cho thủ đô Paris trở nên gần gũi, thân thiện và tự nhiên hơn rất nhiều.

Thị trưởng thành phố Paris Anne Hidalgo mới đây cho hay, bà sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chính sách phủ xanh mà bà theo đuổi nhiều năm nay. Trong đó, bà cho biết sẽ sửa đổi một số quy định trong quy hoạch địa phương để khuyến khích người dân trồng thêm cây xanh.

Ví dụ, năm 2016, theo quy định sửa đổi trong Quy hoạch địa phương, các công trình xây mới và cải tạo có diện tích sân thượng lớn hơn 100m2 phải trồng cây trên đó hoặc lắp tấm pin mặt trời. Việc trồng cây trên tường hay trên mái nhà để xe... được khuyến khích.

Tới đây,Thị trưởng Pairs cho biết, bà muốn các mái nhà rộng trên 200m2 trở thành các vườn nông nghiệp đô thị. Với những chính sách khuyến khích như vậy, nhiều dự án nông nghiệp, trồng vườn trên mái nhà đã xuất hiệnngày càng nhiều hơn trong thành phố.

Trên mái nhà tòaThị chính Paris hay rạp hát Bastille, những vườn rau quả và vườn nho đã mọc lên xanh mát. Với diện tích lên tới 14.000m2, vườn trên mái Trung tâm Hội chợ triển lãm Paris hiện là trang trại nông nghiệp trên mái nhà lớn nhất châu Âu. Tại đây, các biện pháp nông nghiệp mới tiết kiệm đất, tái sử dụng nước mang tính đột phá được áp dụng triệt để. Mô hình này đến nay đã được nhân rộng tại các địa phương ở Pháp và cả các nước khác.

Thành phố Paris cũng đã kêu gọi triển khai các dự án nông nghiệp trên những khu đất trống, đất hoang hay các sân trong, mái nhà. Ở mọi nơi, như ở trong các công viên lớn nhỏ, nhiều bãi cỏ cũng được chuyển đổi thành đất trồng vườn để người dân sống quanh đó đến thuê đất trồng trọt.

Nhiều khu đất trống, đất công cộng trong từng khu phố được biến thành các vườn rau chung, vừa phủ xanh thêm quang cảnh lại tăng mối gắn kết cộng đồng. Nhờ định hướng đó cùng những ưu đãi tài chính và giảm thuế, diện tích đất nông nghiệp trong đô thị tại Paris trong vài năm gần đây đã tăng thêm hàng chục ha, đưa Paris dần trở thành một đô thị Xanh của thế kỷ 21.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.