Ông Hàn Đức Long được minh oan: Dấu hiệu tích cực của cải cách tư pháp

LS Phạm Văn Cương trò chuyện cùng ông Long.
LS Phạm Văn Cương trò chuyện cùng ông Long.
(PLO) - Đánh giá cao sự kiện ông Hàn Đức Long (SN 1959, quê thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang) được minh oan sau 4 lần bị tuyên án tử hình và 11 năm bị giam giữ, một số luật sư (LS) cho rằng, việc VKSND tỉnh Bắc Giang “đình chỉ bị can” khi chưa xác định được thủ phạm của vụ án đã thể hiện phần nào sự mạnh dạn, dũng cảm của cơ quan này. 

Đáng tiếc là, nếu cơ quan này thực sự tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội” từ khi phê chuẩn quyết định khởi tố thì ông Long sẽ không phải chịu oan ức trong thời gian dài như vậy.

Oan ức trong vụ hiếp hàng xóm 75 tuổi

Sáng sớm 27/6/2005, xác cháu Nguyễn Thị Y (SN 2000) được người dân phát hiện tại mương nước ngoài cánh đồng thôn Yên Lý. Sau khi vào cuộc, cơ quan điều tra xác định cháu Y bị hiếp và giết nên đã khởi tố vụ án “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”. Tuy nhiên, đến ngày 27/10/2005, CQĐT vẫn chưa xác định được thủ phạm của vụ án nên đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án.  

Cần xin lỗi, bồi thường đối với ông Long trong cả hai vụ án

Trước việc VKSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ điều tra vụ án đối với ông Long và khẳng định “không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hàn Đức Long về các tội danh đã bị khởi tố”, LS Nguyễn Anh Tuấn (Cty Luật THNH Trường Lộc) cho rằng: dù CQĐT khởi tố 2 vụ án đối với ông Long, sau đó đã nhập làm 1 vụ nhưng trách nhiệm xảy ra oan sai vẫn cần phải xác định theo 2 vụ án.

Đối với vụ “hiếp dâm”, ông Long đã bị VKSND tỉnh Bắc Giang truy tố nhưng Tòa cấp sơ thẩm tuyên bố “không phạm tội” nên trách nhiệm xin lỗi, bồi thường thuộc VKSND tỉnh Bắc Giang.

Đối với vụ cháu Y, Toà án cấp phúc thẩm tuyên ông Long phạm tội “Giết người” và “hiếp dâm trẻ em”. Sau đó HĐTP TANDTC đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ bản án phúc thẩm để điều tra lại và đến nay thì ông Long được đình chỉ điều tra vì không có căn cứ kết tội nên trách nhiệm xin lỗi, bồi thường sẽ thuộc về Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội (nay là TAND Cấp cao tại Hà Nội).

Cùng khoảng thời gian này thì chị Trương Thị N. và mẹ đẻ là bà Ngô Thị K (SN 1930) có đơn tố cáo ông Long từng có hành vi sàm sỡ, hiếp dâm mình. Từ đơn tố cáo này, ngày 20/7/2005, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố và tạm giam ông Long về tội “Hiếp dâm” (chị N và bà K là bị hại).

Sau khi bị tạm giam được 9 ngày thì ông Long bất ngờ “viết đơn đầu thú” tự nhận mình là thủ phạm giết và hiếp cháu Y. Từ đây, CQĐT đã phục hồi điều tra và nhập vụ án “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” với vụ “Hiếp dâm”.

Tuy bị truy tố về 3 hành vi phạm tội như trên nhưng tại bản án hình sự sơ thẩm lần 1 vào năm 2007 và lần 2 năm 2011, TAND tỉnh Bắc Giang đều tuyên bố ông Long không phạm tội “Hiếp dâm” (đối với bà K và chị N), chỉ xử phạt ông Long trong vụ án của cháu Y (tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em”; tù chung thân về tội “Giết người”).

Như vậy, việc truy tố ông Long về hành vi “Hiếp dâm” bà K và chị N đã được xác định là oan, sai rõ ràng ngay từ năm 2007. Trong vụ việc này, ông Long bị tạm giam từ ngày 20/10 đến ngày 7/11/2005.

Theo quan điểm của LS Ngô Ngọc Trai (Đoàn LS Hà Nội) tại nhiều văn bản kêu oan cho ông Long trước đây thì việc CQĐT vội vàng khởi tố, bắt giam ông Long trong vụ “hiếp dâm” mẹ con bà K có thể là do CQĐT chịu áp lực trước việc phải tìm ra thủ phạm hiếp dâm và giết cháu Y. Nhưng ngay từ thời kỳ đó, ông Long đều phủ nhận việc hiếp dâm hai mẹ con bà K và cho rằng việc tố cáo của hai mẹ con bà này là việc trả thù cá nhân. 

Lời khai này là có cơ sở bởi trước đó, gia đình bà K và gia đình ông Long có xảy ra mâu thuẫn đánh nhau do tranh chấp đất đai. Ông Long đã bị chính quyền xử phạt hành chính về hành vi đánh người và yêu cầu bồi thường cho con trai bà K.

Đáng lưu ý là trong thời gian điều tra lại vào năm 2011, chị N và con trai bà K (tên S) đã có xin rút đơn đề nghị xử lý ông Long. Nhưng sau khi được điều tra viên lấy lời khai thì anh S lại “tiếp tục đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tên Long về hành vi hiếp dâm mẹ và chị tôi”.  Dù vậy thì trong quá trình xét xử sau đó, do thấy không đủ căn cứ nên HĐXX sơ thẩm (lần 1, lần 2) đều đã tuyên bị cáo không phạm tội “Hiếp dâm”.

Đánh giá về động thái trên đây, LS Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn LS Hà Nội) cho rằng, tuy VKSND Bắc Giang tỏ ra khá kiên quyết trong việc truy tố ông Long về tội “Hiếp dâm”, thậm chí còn có kháng nghị đề nghị Tòa cấp phúc thẩm tuyên bố ông Long phạm tội này nhưng cả hai lần xét xử, Tòa cấp phúc thẩm đều chung nhận định với Tòa cấp sơ thẩm về việc ông Long “không phạm tội Hiếp dâm”. Như vậy, cả hai cấp Tòa đều tỏ ra khá tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong vụ “hiếp dâm”. Đáng tiếc là trong vụ “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” thì Tòa lại có xu hướng ngược lại khi “trọng cung hơn trọng chứng”. 

Niềm vui muộn mằn

Phải chăng, do đã trót khởi tố oan sai đối với ông Long trong vụ án “hiếp dâm” mẹ con bà K, chị N nên CQĐT phải cố kéo ông này vào vụ án của cháu Y dù chứng cứ đều rất khập khiễng? 

Là người bào chữa cho ông Long từ giai đoạn đầu, LS Phạm Văn Cương (Đoàn LS Hà Nội) cho hay, có lẽ, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã có định kiến cho rằng ông Long là thủ phạm hiếp, giết cháu Y nên vào ngày 18/10/2005, dù vụ án hiếp dâm mẹ con bà K không thuộc thẩm quyền của mình nhưng cơ quan này vẫn triệu tập ông Long lên làm việc.

LS Trai cũng từng có văn bản thể hiện nghi vấn rằng, việc quy kết Long hiếp dâm mẹ con bà K chỉ là “cầu nối” để CQĐT có được lời khai nhận tội rồi khép ông Long về tội hiếp và giết cháu Y.

Trong vụ án này, CQĐT cho rằng ông Long thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian ông này chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc ở nhà anh Nam. Việc quy kết này chỉ dựa vào lời khai nhận ban đầu của ông Long (sau phản cung) mà không có chứng cứ vật chất nào khác (giám định tinh trùng và lông tóc không cho kết quả).

Tuy không phải đưa ra chứng cứ ngoại phạm để chứng minh sự vô tội nhưng trong suốt quá trình tố tụng, ông Long và các LS bào chữa đều đưa ra các chứng cứ và lập luận chứng minh thời gian chờ chị Sổ, chị Yên xát gạo không đủ để ông Long vác cháu Y ra hiện trường để thực hiện hành vi hiếp dâm rồi quay trở lại quán xát gạo; thời điểm ông Long đến quán xát gạo không trùng với thời  điểm cháu Y bị chết; ông Long đi ra mương nước nhưng khi về quán xát gạo thì mọi người lại không thấy bị ướt quần, lấm chân… Tuy nhiên, quan điểm của LS đều không được HĐXX sơ thẩm, phúc thẩm thừa nhận.

Đánh giá về việc này, LS Trai cho rằng, vụ án ông Hàn Đức Long là một điển hình cho hai việc: bức cung nhục hình trong quá trình điều tra và việc xét xử của tòa án là do “duyệt án” từ trước mà không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

Còn khi  trao đổi về quãng thời gian vướng vòng lao lý của mình, ông Long cho biết, lúc đó, bản thân tôi chỉ nghĩ là mình cứ nhận tội theo lời của điều tra viên, sau này khi tòa xử thì mình sẽ được minh oan. Trong lúc hỏi cung các điều tra viên liên tục nhắc đến “sự khoan hồng của pháp luật” nên tôi đã đồng ý kí vào bản nhận tội để tránh khỏi những lần ép cung đau đớn.

Bởi không biết lúc nào mới có thể kết thúc điều tra và đưa ra xét xử, tôi sẽ không có cơ hội kêu oan trước tất cả mọi người. Nhưng nhiều lúc tôi thấy rất bất công, chán nản và nghĩ quẩn muốn chết đi cho xong vì sau mấy lần xử đều bị tòa bác bỏ những chứng cứ ngoại phạm và tiếp tục tuyên y án. Nhưng rồi nghĩ lại nếu mình có chết đi thì rồi vợ, con và gia đình mình cũng mang án oan, mang tiếng xấu với làng xóm nên tôi cố gắng tự chấn an tinh thần mình.

Tôi tin pháp luật sẽ được thực thi, tôi tin rằng mình sẽ có ngày được trở về, và tôi phải sống để chờ đến ngày hôm nay... Tôi buồn là luật pháp nghiêm minh nhưng những người thay mặt pháp luật, thực thi công quyền liên quan đến oan sai của tôi, lại hành xử không thể chấp nhận được. Tôi đề nghị pháp luật xử lí những người gây ra oan sai cho tôi, đúng người, đúng tội.

Điều tra lại không đáp ứng được yêu cầu của Tòa cấp giám đốc thẩm

Tại Quyết định giám đốc thẩm lần 1, lần 2, Hội đồng thẩm phán TANDTC đều yêu cầu việc điều tra lại phải làm rõ 6 nội dung, đó là:

Phải xác định Hàn Đức Long vắng mặt tại nơi sát gạo từ thời điểm nào, thời gian vắng mặt bao nhiêu, lời khai của chị Số và chị Yến không đồng nhất, còn nhiều mâu thuẫn về thời gian khi Long vắng mặt tại nơi xát gạo; CQĐT đưa chị Sổ, chị Yến với tư cách là người làm chứng không khách quan, những căn cứ này chưa được làm rõ.

Việc thực nghiệm điều tra xác định thời gian Long thực hiện hành vi phạm tội là chưa đảm bảo chính xác, như người đóng thế không tương xứng; Long bị dị tật nhưng người đóng thế lại là người khỏe mạnh bình thường, 3 lần thực nghiệm hiện trường xác định thời gian đều khác nhau; (hình nộm) kích thước và trọng lượng không tương xứng cháu Y và là vật bất động còn cháu Y khi bị hãm hại phải có động tác cử động, nên cần thực nghiệm điều tra lại.

Cần điều tra và kết luận về dấu vết trên tử thi cháu Y vùng giữa trán có một số vết bầm tím hình cung.

Cần có giải thích chính thức về động tác của hành vi làm “tổn thương rách màng trinh và một phần da cơ tầng sinh môn phía sau” của cháu Y.

Cần làm rõ quãng đường từ nơi xát gạo đến nơi thực hiện tội phạm có phải lội nước không? Nếu có lội nước thì có độ dài bao nhiêu, nước sâu bao nhiêu, quần áo có ướt không? Nếu bị ướt thì độ ướt và thời gian khô, có ai thấy Long khi về nơi xát gạo không, quần áo của Long lúc đó như thế nào chưa được làm rõ.

Việc CQĐT cho bác ruột của cháu Y không phải là tội phạm nhưng lại vào buồng giam cùng Long sau đó dụ dỗ, thuyết phục, động viên Long để Long nhận tội là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và nội quy, quy chế của trại giam.

 Trong quá trình điều tra, điều tra viên bỏ ra ngoài hồ sơ 49 bút lục trong đó có bản cung của Long ghi ngày 27/10/2005 nhưng cũng chính ngày đó CQĐT lại tạm đình chỉ điều tra vụ án. Đây chính là dấu hiệu của việc làm sai lệch hồ sơ vụ án chưa được xem xét làm rõ, đồng thời khi Kiểm sát viên lấy lời khai đối với Long thì Long khai “người giết hại cháu Yến chính là người có tên là Giang”, đây là nguồn chứng cứ quan trọng nhưng CQĐT bỏ qua không xác minh điều tra ai là người có tên “Giang” nên cần phải xác minh điều tra làm rõ thì mới đánh giá chứng cứ đúng đắn về việc Long có hành vi thực hiện tội phạm hay không. 

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?