Núi lửa Krakatau phun trào với sức mạnh gấp 13.000 sức công phá của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima

Ảnh tư liệu núi lửa Krakatau phun trào.
Ảnh tư liệu núi lửa Krakatau phun trào.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với chỉ số phun trào núi lửa ở mức độ 6, trận thiên tai đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.417 người, đồng thời phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng, thành phố gần đó và làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Thảm họa tại đảo núi lửa Krakatau là một trong số những ngày tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại.

Vụ nổ khiến toàn bộ Thái Bình Dương rung chuyển

Krakatau (còn gọi là Krakatoa) là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia. Núi lửa Krakatau cao 813m trên mực nước biển, diện tích mặt nước là 10,5 km vuông, xuất hiện vào năm 1928 ở hõm chảo Krakatau. Nó luôn nằm trong danh sách các núi lửa có nguy cơ phun trào dữ dội suốt thập kỷ qua.

Từ khi hình thành, núi lửa Krakatau ở trong “tình trạng hoạt động bán liên tục”, cách 2 - 3 năm lại phun trào. Hơn hết, Krakatau được biết đến phần nhiều là nhờ vụ phun trào, chính xác hơn là “vụ nổ” vào ngày 27/8/1883, một trong số những ngày tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại.

Các tài liệu lịch sử ghi nhận, những đợt phun trào của núi lửa Krakatau đã diễn ra trong vòng vài ngày của tháng 8/1883, bao gồm loạt vụ nổ khủng khiếp vào ngày 27/8, mỗi vụ gây ra một cơn sóng thần tấn công các khu vực xung quanh, tàn phá hơn 150 làng mạc ven biển và làm ước tính gần 37.000 người thiệt mạng.

Với chỉ số phun trào núi lửa ở mức độ 6, sức mạnh của các vụ nổ trong thảm họa núi lửa Krakatau phun trào được cho tương đương với 200 megaton thuốc nổ TNT và gấp 13.000 sức công phá của quả bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima. Vụ phun trào đã đẩy bật cả những rạn san hô khổng lồ nặng hàng trăm tấn lên bờ biển. Đồng thời, nó đã bắn ra 25 km³ đá, tro và đá bọt cao tới 27km lên khí quyển đủ để làm hạ nhiệt độ toàn cầu xuống hơn 1 độ trong vòng một năm sau đó.

Không chỉ vậy, vụ nổ còn ảnh hưởng tới thời tiết trên khắp toàn cầu trong nhiều năm sau, chưa kể còn đẩy các khu vực lân cận vào bóng tối trong nhiều ngày. Sau khi núi lửa phun trào, khu vực gần Krakatau bị bao trùm trong bóng tối kỳ lạ, khi bụi và các hạt thổi vào bầu khí quyển đã chặn ánh sáng mặt trời và khi những cơn gió ở tầng cao mang bụi bay đi rất xa, những người ở bên kia thế giới bắt đầu nhận thấy hiệu ứng.

Khi đó đám mây tro bụi này đã bay dạt quanh Trái đất khiến cho những cảnh tượng hoàng hôn màu xanh được quan sát ở khắp thế giới trong 3 năm tiếp theo. Nhiều tháng sau thảm họa sóng thần do núi lửa Krakatau, những khoanh đá bọt khổng lồ, những thân cây bết đầy tro bụi và nhiều loại rác thải khác đã dạt vào bờ biển tận Mauritius và Australia.

Các bài báo của Mỹ cuối năm 1883 và đầu năm 1884 đã suy đoán về nguyên nhân của hiện tượng hoàng hôn “đỏ như máu” trên diện rộng. Nhưng các nhà khoa học ngày nay biết chắc chắn rằng bụi từ núi lửa Krakatau thổi vào bầu khí quyển cao là nguyên nhân gây ra.

Cụ thể theo một báo cáo trên tạp chí Atlantic Monthly xuất bản năm 1884, một số thuyền trưởng cho biết họ đã nhìn thấy bình minh có màu xanh lục, với mặt trời vẫn xanh trong suốt cả ngày. Và hoàng hôn trên khắp thế giới chuyển sang màu đỏ rực rỡ trong những tháng sau vụ phun trào của núi lửa Krakatau. Sự sống động của cảnh hoàng hôn tiếp tục trong gần 3 năm sau đó.

Thảm họa đến từ tự nhiên

Thảm họa Krakatau cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.417 người, phá hủy toàn bộ 165 ngôi làn, thành phố gần đó và khiến 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Dư chấn của vụ nổ cũng đã tạo nên một cơn sóng thần cao tới 30m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, tiếp tục làm cho hàng nghìn người thiệt mạng và mất tích.

Thế giới chỉ biết đến thảm họa núi lửa - động đất Krakatau trong vòng 24 giờ sau nhờ một bức điện từ Jakarta. Đây cũng là thảm họa thiên nhiên đầu tiên được thông báo với thế giới với tốc độ truyền tin nhanh như vậy vào thời điểm đó.

Các tin tức về vụ ám sát Lincoln ít hơn 20 năm trước đã thực hiện gần hai tuần để đến được châu Âu, vì nó phải được thực hiện bằng tàu. Nhưng đến khi thảm hoạ núi lửa Krakatau phun trào thì một trạm điện báo ở Batavia (ngày nay là Jakarta, Indonesia) đã có thể gửi tin tức tới Singapore. Các công văn được chuyển đi nhanh chóng và trong vòng vài giờ, các độc giả báo chí ở London, Paris, Boston và New York bắt đầu nhận được thông báo về vụ nổ này.

Theo các nhà khoa học, âm thanh của vụ nổ đạt tới 180dB ở khoảng cách 160 km. Bất cứ ai ở trong khoảng cách 20 km chắc hẳn đã chịu đựng âm thanh 200dB (dB là đơn vị đo cường độ âm thanh). Thậm chí, nó còn làm cho tất cả các phong vũ biểu (dụng cụ dùng để đo áp suất khí quyển) ở London giật cao lên gấp 7 lần và cả thế giới rung chuyển trong vài phút. Theo các báo cáo, những vụ nổ từ núi lửa Krakatau được nghe thấy ở tận Australia và Mauritius bên kia bờ Ấn Độ Dương.

“Tôi là thủy thủ trên tàu thủy đang đi bên bờ tây ở đoạn cuối phía nam Eo Malacca vào sáng ngày 27/8 đó. Tôi được thuyền trưởng gọi lên boong để quan sát cảnh tượng bất thường trên bầu trời, bỗng sáng lòa như có tia điện. Đi liền với cảnh tượng đó là một âm thanh giống như bom, một âm thanh khiến chúng tôi nghĩ rằng người Hà Lan đang tấn công. Khi bình minh lên, chúng tôi không thấy tia sáng nữa, nhưng âm thanh thì vẫn nghe thấy”, một thủy thủ viết thư gửi Tổng biên tập tờ Manchestr Guardian vào năm 1883.

Vào thế kỉ 20, nham thạch của núi lửa này đã cho ra đời một hòn đảo mới, Anak Krakatau hay “Đứa con của Krakatau” có bán kính gần 2km và cao hơn 200m so với mực nước biển. Trong khi đó, đảo Krakatau “cha” có bán kính9 km và cao hơn 800m so với mực nước biển. “Đứa con của Krakatau” là miền đất hứa của nhiều nhà khoa học.

Hiện nay, quần đảo vẫn đón nhận một hệ sinh thái đa dạng, với hàng trăm loài động, thực vật khác nhau, phần lớn là nhờ khí hậu nhiệt đới. Quần đảo thuộc vườn quốc gia Ujung Kulon, được xem là di sản văn hóa thế giới do UNESCO xếp hạng.

Các nhà khoa học cho biết, Indonesia nằm ở vị trí gần nơi giao nhau của ba mảng lục địa liên tục xô đẩy nhau dưới áp lực khổng lồ nên đặc biệt dễ xảy ra động đất và phun trào núi lửa. Quốc đảo này có gần 130 núi lửa đang hoạt động, tạo thành một phần của “Vành đai Lửa”, vành móng ngựa tập trung hoạt động địa chấn dữ dội trải dài từ Nhật Bản qua Đông Nam Á và bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương.

Sự kiện núi lửa Krakatau phun trào cũng là nguồn cảm hứng cho một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế kỷ 19, đó là bức tranh “The Scream” (Tiếng thét) của Edvard Munch. Các nhà nhiên cứu tại Mỹ vào năm 2004 đã xác định địa điểm Edvard Munch đứng khi ông quan sát cảnh hoàng hôn kỳ lạ ở tận Oslo vào tháng 11/1883. Ông đã cảm nhận được một tiếng động lớn, dài như vô tận xé qua thiên nhiên trong lúc ngắm hoàng hôn. Đó là nguồn cảm hứng cho bức tranh ông vẽ 10 năm sau đó dù núi lửa Krakatau phun trào cách ông tới nửa vòng Trái đất.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.