Nữ thi sỹ tuổi 25 tự thú nhận mình như kẻ “mang thai hộ”

Nữ thi sỹ tuổi 25 tự thú nhận mình như kẻ “mang thai hộ”
(PLO) - Nói về tập thơ vừa xuất bản có tên “Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng”, cô gái trẻ 25 tuổi tự thú nhận mình giống như kẻ “mang thai hộ”, bởi thơ cô không viết từ những trải nghiệm của bản thân mà là từ trải nghiệm của những người bạn cả ngoài đời và qua mạng. 

Vẻ ngoài hồn nhiên nhưng không thiếu sự năng động, nếu không biết trước sẽ khó hình dung thiếu nữ ấy lại là người đang gây sốt cộng đồng mạng với bút danh rất gợi: Nồng Nàn Phố.
Nhà thơ “mang thai hộ”
Quen thuộc là vậy nhưng nhiều người vẫn tò mò hỏi nhau Nồng Nàn Phố là ai? Bởi mọi người chỉ biết thơ cô chứ ít ai được diện kiến cô gái trẻ có cái bút danh rất gợi, rất Hà Nội này. Cho đến ngày cô gái ấy ra mắt tập thơ đầu tay với cái tên đặc biệt “Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng”, người ta mới vỡ lẽ hóa ra người viết nên những vần thơ già dặn, từng trải, đôi chỗ có phần quằn quại kia lại là một cô gái chỉ mới 25 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, hồn nhiên, vừa năng động, vừa có chút e ấp, rụt rè.
Nồng Nàn Phố tên thật là Phạm Thiên Ý (sinh năm 1988, quê ở Đồng Nai nhưng hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn). Phố từng tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiện đang là phóng viên mảng xã hội của một tờ báo khá nổi tiếng trên mạng. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, Phố đã khiến cả gia đình bất ngờ khi cô biết làm… thơ.
Với bút danh Nồng Nàn Phố, cô đã khiến rất nhiều người hiểu lầm cô là người Hà Nội, hoặc chí ít cũng có nhiều “duyên nợ” với mảnh đất Thủ đô. Nhưng không phải vậy, cô chia sẻ vì yêu bài hát “Nồng nàn phố” nên lấy luôn tên đó làm nick chát trên mạng xã hội và bút danh của mình. Lâu dần, chẳng ai còn nhớ đến cái tên khai sinh của cô là Thiên Ý. 
Nồng Nàn Phố làm thơ từ hồi trung học phổ thông. Cô kể lại: “Ngày đó biết mình thích làm thơ, các bạn thường nhờ làm thơ tỏ tình, châm biếm, chọc ghẹo nhau. Sau này lên đại học, được học về ngôn ngữ nên mình làm thơ có vẻ chuyên nghiệp hơn. Ngoài những bài thơ tự do, mình còn làm thơ theo niêm luật”.
Những bài thơ của Phố ban đầu được chia sẻ trên yahoo, blog, facebook và nhận được hàng nghìn lượt like của cộng đồng mạng. Họ thích thơ cô bởi sự chân thật, lắng đọng, đong đầy những cung bậc cảm xúc của người “đàn bà”, từ dâng hiến đến chia ly rồi dằn vặt, oán trách, nghiệt ngã. Chính bởi vậy mà trong ngày ra mắt tập thơ đầu tay tại Hà Nội vào ngày 16/7, nhiều bạn trẻ phải sững sờ khi trước mắt mình là một nữ tác giả hồn nhiên, nhí nhảnh, vẻ ngoài trái ngược hoàn toàn với những cảm xúc quằn quại, đau khổ cô thể hiện trong thơ. Điều này khiến Phố càng trở nên khác lạ trong mắt những nhà thơ chuyên nghiệp và những người yêu thơ.
Tập thơ “Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng” của Nồng Nàn Phố bao gồm 49 bài được lựa chọn từ 200 bài thơ của Phố ấp ủ trong hơn 2 năm. Đây là một tập thơ gồm chủ yếu những bài thơ về tình yêu, sự chia ly, chờ đợi, tổn thương, tan vỡ… Mỗi bài thơ là một câu chuyện và điều đặc biệt, tất cả những câu chuyện đó đều là của... người khác.
Bởi vậy, Nồng Nàn Phố mới tự nhận mình là người “mang thai hộ”, kẻ “thương thuê, khóc mướn”. Phố chia sẻ: “Rất nhiều người tìm đến tôi để chia sẻ những câu chuyện riêng. Tôi hiểu, đồng cảm và biến những câu chuyện đó thành thơ tặng họ. Tất nhiên, những cảm xúc của cô gái 25 tuổi thì là thật, cho dù có rất nhiều người nói cảm xúc đó thật “đàn bà” và “nữ quyền”.
Nhà thơ Nồng Nàn Phố.
Nhà thơ Nồng Nàn Phố. 
Đằng sau nhan đề “Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng” cũng là một câu chuyện đầy bi ai, cảm động. Nồng Nàn Phố kể: Phố viết bài thơ này cho một người bạn, người chị bất hạnh. Chị ấy yêu chân thành một chàng trai, sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho anh ta nhưng cuối cùng lại không được đền đáp bằng một đám cưới. 
Không thể ngủ say mãi trong tình cảm không bến đỗ, chị ấy đành tỉnh dậy tìm hạnh phúc mới cho mình. Có rất nhiều người cho rằng chị ấy là người phản bội, không biết chờ đợi. Nhưng theo Phố, chị ấy thật bất hạnh vì đã đem lòng yêu một người đàn ông không dám cưới mình”.
Người ta chỉ thấy người nghệ sĩ làm thơ để trải lòng mình, chứ ít ai nói làm thơ để trải lòng hộ người khác. Có lẽ vì vậy nên cô gái chưa chồng, hơi ngại ngùng và có chút trẻ con Phạm Thiên Ý đã khiến những nhân vật của cô cũng phải bất  ngờ.
Bị hiểu lầm vì thơ
Trong buổi gặp gỡ, ra mắt tập thơ đầu tay ngày 16/7, rất nhiều độc giả đã thắc mắc tại sao một cô gái trẻ như vậy lại có những vần thơ đau đớn, quằn quại, mặn mòi sự chia ly, tổn thương. Và phần lớn mọi người đều nghĩ, ít nhất một lần trong đời, cô gái trẻ này đã phải trải qua những cảm xúc như vậy.
Đặc biệt, đọc bài thơ “Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng”, ai ai cũng nghĩ Phố chính là người phụ nữ bất hạnh đó. Phố chia sẻ: “Ngay cả bạn bè em khi đọc xong bài thơ này cũng gọi điện hỏi “tại sao mày lại ở trong mối quan hệ mơ hồ như vậy”. Em có giải thích như thế nào họ cũng không tin”.
Phố tâm sự thêm: “Như em cũng đã nói, em làm thơ từ những câu chuyện của chị em, bạn bè. Dù chưa phải trải qua cảm xúc chia ly, hờn giận nào nhưng em vẫn thấy được mình trong đó, bởi em làm thơ từ những rung cảm và đồng cảm thật sự”.
Nồng Nàn Phố thích làm thơ nhưng lại rất ghét đọc thơ. Ngay cả những “đứa con ruột” của mình, cô cũng ít khi đọc lại bởi sợ nó… dở. Phố chưa bao giờ có ý định in thơ cho đến ngày được một người bạn làm trong nhà xuất bản sách gợi ý. Và từ đam mê cũng như sự nỗ lực của bản thân, Phố đã có được tập thơ đầu tay, được sự đón nhận của khá nhiều độc giả cả trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thực./.  

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.