Nữ sinh xăm hình đăng facebook có bị thôi học?

Trường THPT Tư thục Nguyễn Khuyến (TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai).
Trường THPT Tư thục Nguyễn Khuyến (TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đang xem xét để có hình thức xử lý phù hợp đối với 1 nữ sinh lớp 11 xăm hình.

Thầy Phạm Ngọc Đoán, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến thông tin ban đầu liên quan vụ việc một nữ sinh trong trường xăm tên lên người vi phạm các quy định của trường.

Thầy Đoán cho biết nhiều năm nay, mỗi đầu năm học, nhà trường đều bắt buộc phụ huynh và học sinh phải ký cam kết tuân theo các quy định của trường khi theo học.

Quy định nhà trường ghi rõ đối với nữ sinh: "Mặc đầm ngang đầu gối, áo không được cắt ngắn, đi giày dép có quai hậu cao không quá 5cm, không sử dụng son phấn, gắn lông mi giả, sơn móng tay móng chân. Không nhuộm tóc màu, không xịt keo, không xăm hình".

Nữ sinh xăm hình lên người đang theo học lớp 11 tại trường, gần đây, nữ sinh này đăng hình ảnh xăm lên facebook.

Sau khi phát hiện sự việc, phía trường Nguyễn Khuyến đã mời nữ sinh này và phụ huynh lên làm việc. Sau đó, nữ sinh viết tường trình với nội dung: “Do em suy nghĩ bồng bột, nghe theo bạn bè rủ rê nên em đã xăm tên của em lên ngực vào năm 2019. Em hối hận về việc này và em mong nhà trường xem xét cho em rút hồ sơ để không làm ảnh hưởng danh tiếng của trường”.

Trong khi đó, phụ huynh đã xin cho con mình tiếp tục được học tại trường trong năm học tới.

Vị Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến cho rằng nếu cho nữ sinh này học tiếp thì quy định của nhà trường sẽ không duy trì được. Nữ sinh này cũng không phải trường hợp đầu tiên bị nhà trường phạt vì vi phạm nội quy.

Trong khi đó, bà N.T.P (phụ huynh của nữ sinh) cho biết, thời gian qua, gia đình bà bận công việc làm ăn nên ít dành thời gian quan tâm việc học hành của con cái. Sau đó, phụ huynh phát hiện thấy con gái có biểu hiện lạ và che giấu sự việc.

Trả lời Infonet, bà Lê Thị Loan – Phó trưởng khoa giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết, con trẻ luôn có những ý thích bất chợt và quan trọng là cha mẹ làm sao để kiểm soát được ý nghĩ bất chợt đó.

Điều mà nhiều cha mẹ đều vấp phải là con trẻ có những ý thích riêng, có lúc điều đó chấp nhận được, nhưng cũng có lúc trở thành sai lầm do nhận thức non nớt. Trong những trường hợp này, cha mẹ phải ứng xử khéo léo để con không thấy cha mẹ bảo thủ, định kiến hay gây khó khăn.

“Ngày nay, việc giới trẻ đua nhau đi xăm mình không phải là điều gì quá kinh khủng như trước. Xã hội cũng bớt thành kiến với những người xăm hình.

Với lứa tuổi học sinh, cha mẹ nên giải thích cho con về những quy định, nội quy của nhà trường để giúp con tập trung học tập. Nếu nhà trường không cấm học sinh xăm hình thì cha mẹ có thể tư vấn thêm để con có quyết định đúng đắn.

Cha mẹ có thể thuyết phục con đổi ý khi các con muốn xăm to, quá lộ liễu, xăm ở các chỗ nhạy cảm… Trong trường hợp không thuyết phục được thì cũng không nên độc đoán cấm con rằng “con mà xăm thì thế nọ thế kia...”. Cha mẹ nên mua sách về các hình xăm và cùng thảo luận với con, gợi ý cho con về các hình xăm nghệ thuật có thẩm mỹ, nho nhỏ làm sao thể hiện cá tính của con.

Ngoài ra, có thể trao đổi với con về những hệ quả của hình xăm là nó theo con suốt cuộc đời, việc xóa nó ngoài tốn kém còn gây đau đớn về thể xác. Cha mẹ cũng có thể gợi ý cho con về các hình xăm giả vì hiện nay trên thị trường có nhiều hình xăm dạng dán khá tiện lợi”, bà Loan nói.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.