Nỗi đau phụ huynh đưa con vào trường giáo dưỡng

Trung tá Vũ Thị Quý, giáo viên Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Trung tá Vũ Thị Quý, giáo viên Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
(PLVN) - Phải đến khi dắt con mình bước vào trong môi trường ấy, nhiều bậc phụ huynh mới đủ can đảm để nhận ra những sai lầm, thiếu sót của mình trong việc dạy dỗ con cái. Cũng phải đến khi nhìn thấy con mình sống trong môi trường giáo dục ấy, nhiều cha mẹ mới hiểu được những giá trị thật sự của việc giáo dục trong gia đình. Hành vi sai trái, lệch chuẩn, khờ dại vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên đã đẩy các em đi quá xa…

Khá Bảnh từng là “trùm” trường giáo dưỡng

Là con trai duy nhất trong gia đình có 4 chị em ở xã Tam Sơn. Năm 17 tuổi, Khá bị đưa vào trại giáo dưỡng vì gây rối trật tự công cộng. Cuối năm 2014, Khá lại bị nhà chức trách địa phương xử phạt 2,5 triệu đồng vì có hành vi xâm hại sức khỏe người khác. Giữa năm 2016, Khá bị TAND thị xã Từ Sơn phạt 5 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.

Đầu tháng 4/2019, Khá cùng 5 đồng phạm bị Công an thị xã Từ Sơn bắt, khởi tố về hành vi Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc. Trước vành móng ngựa, Khá đã thành khẩn khai báo, thừa nhận những hành vi phạm tội của mình. “Biết là sai song vẫn làm vì tuổi trẻ nông nổi không suy nghĩ được nhiều”, Khá giải thích cho những sai lầm của bản thân.

Ở một góc nọ, người mẹ của Khá ngồi cúi người, nước mắt giàn giụa. Bà phân trần con trai "có máu" chơi lô đề, thấy đám bạn gần nhà làm vậy nên "mới ùa theo". Từ khi có tiền từ quảng cáo thu được từ làm video và làm nghề mộc, Khá đã xây nhà cho mẹ song đang dang dở thì bị bắt.

Có thể hiểu và thông cảm cho người mẹ vì sinh ra một đứa con hư hỏng. Nhưng nỗi đau từ sâu thẳm trong lòng của người mẹ này, chắc hẳn không mấy ai có thể hiểu được.

Đau vì sinh con ra không dạy bảo con nên người, hết lần này đến lần khác phạm tội, để rồi đứa con ấy bị pháp luật trừng trị, đau vì đứa con của mình ăn cơm tù nhiều hơn ăn cơm nhà và đau nhất là khi cả xã hội nhìn vào đứa con của mình như một điển hình của một thế hệ thanh niên với lối sống buông thả, thiếu văn hóa, lệch lạc về chuẩn mực, giá trị con người.

Khá Bảnh nổi tiếng từ việc khoe mình từng đi trường giáo dưỡng
Khá Bảnh nổi tiếng từ việc khoe mình từng đi trường giáo dưỡng

Vụ việc của Khá Bảnh được quan tâm là bởi Khá là một “hiện tượng mạng”, những hành vi, lời nói, mọi diễn biến trong cuộc sống hằng ngày Khá đều cho mình sứ mệnh đăng tải trên kênh youtube của mình. Điều đáng nói, nhiều bạn trẻ đã ngưỡng mộ Khá như một thần tượng… lệch chuẩn.

Và hành trình  những đứa con ngỗ ngược 

Những trường giáo dưỡng đều không thiếu những Khá Bảnh, mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện, một cuộc sống khác nhau, nhưng xuất phát điểm để bước vào cánh cửa này đều là những hành vi sai trái, lệch chuẩn, thiếu hiểu biết, vi phạm pháp luật. Cũng không thiếu trường hợp cha mẹ tự nguyện đưa con cái vào trường giáo dưỡng, nhưng điều đó cũng phản ánh sự bất lực của gia đình trong việc tạo ra một môi trường lành mạnh để con cái trưởng thành và phát triển.

P.T.C là một ví dụ tại Trường Giáo dưỡng số 2 (Ninh Bình). Từ nhỏ đến lớn, C. luôn là một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời cha mẹ. Quá trình học tập, C. phấn đấu trở thành học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè yêu mến suốt quãng đời tiểu học.

Thế nhưng do hoàn cảnh gia đình, mẹ của C. đã phải đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, để lại đứa con trai ở nhà với bố. Thiếu vắng sự quan tâm, bảo ban của người mẹ, từ một học sinh khá, giỏi của lớp, C. tụt dần xuống học sinh trung bình, rồi dần, C. trượt dốc không phanh trên con đường học tập ở trường, bố C. không biết bởi ông còn mải mê với việc mưu sinh, kiếm tiền nuôi con. 

Hết lớp 6, sang lớp 7, C. ngang nhiên hút thuốc lá trước mặt thầy giáo. Bị thầy mắng, cậu còn thách thức, để rồi bị đuổi học. Đến lúc ấy, người cha mới biết sự việc. Chửi mắng, đánh đập, ép buộc mãi, cuối cùng C. mới quay trở lại trường. Việc học không còn hứng thú, cha suốt ngày đi sớm về khuya, hay chửi mắng, đánh đập khiến C. chán nản, bỏ nhà đi lang thang, đàn đúm cùng đám thanh niên bất hảo, có số má ở địa phương và dính vào ma túy lúc nào chẳng hay.

Người mẹ đang ở Đài Loan biết chuyện “ăn không ngon, ngủ không yên”, và càng không thể ngờ đứa con ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ lại có thể dính vào ma túy. Bỏ hết mọi công việc dang dở, người mẹ tức tốc trở về để chứng kiến những gì đang xảy ra với đứa con trai của mình. Và rồi C. được mẹ đưa vào trường giáo dưỡng. 

Nói chuyện với chúng tôi, người mẹ không khỏi xót xa cho số phận của đứa con trai. Chỉ vì thiếu sự dạy dỗ, thiếu tình thương mà chính tay mình phải dẫn đứa con ngoan ngoãn vào trường giáo dưỡng. “Tôi không thể hình dung thằng bé lại trở nên như vậy, dù biết là khó khăn, biết là những lời dị nghị, gièm pha của hàng xóm, láng giềng, nhưng tôi chấp nhận tất cả, chỉ mong sau khi trở về, nó sẽ lại là đứa con ngoan ngoãn của tôi như ngày nào”, mẹ C. vừa nói vừa lấy tay lau vội những giọt nước mắt.

Trong một chuyến công tác, chúng tôi đã tiếp xúc với hai thủ phạm giết người, cướp tài sản. Đặc biệt ở chỗ, chủ mưu của vụ trọng án này lại là hai cô gái chưa đến tuổi thành niên. Do không có tiền tiêu xài,  L.M. D. (Rạch Giá, Kiên Giang), đã nghe lời dụ dỗ của cô bạn, rồi hai cô gái lên một chiếc xe ôm đi đến đoạn đường vắng, D. đã cầm con dao chuẩn bị sẵn đâm lái xe tử vong, rồi cướp hết tài sản.

D. cho biết cô bé không biết cha mình là ai, từ nhỏ sống với mẹ. Mẹ nghèo và sau đó đi thêm bước nữa, rồi sinh thêm nhiều em nên dường như không quan tâm gì đến em. Mẹ của D. đã không thể đứng vững khi biết đứa con gái của mình bị công an bắt, càng không thể tưởng tượng nổi chính đứa con gái chân yếu, tay mềm của mình lại có thể cầm dao đâm chết người. Bầu trời như sụp đổ, phải mất nhiều thời gian sau đó, người mẹ ấy mới đủ bình tĩnh và can đảm để đối diện với sự thật phơi bày trước mắt.

Người phụ nữ ấy cuối cùng cũng hiểu được chính sự bỏ bê, không quan tâm giáo dục con cái đã dẫn tới việc đứa con thiếu tình thương, để rồi đứa trẻ lạnh lùng ra tay tàn nhẫn với người khác. Đau khổ, dằn vặt, ân hận có lẽ là những điều sẽ ám ảnh với người mẹ này cả cuộc đời.

Nhưng cái cái mất của chị chính là đứa con do chính mình dứt ruột sinh ra chưa kịp trưởng thành, đã trở thành một sát nhân bị cộng đồng xã hội lên án. Và cho đến khi đứa trẻ ấy hiểu ra được mọi chuyện thì cả một thời thanh xuân của đời người đã bị thay thế bởi những tháng năm bị giáo dục khắc nghiệt trong môi trường giáo dưỡng.

Các em tại trường giáo dưỡng chia sẻ với phóng viên về hoàn cảnh của mình
 Các em tại trường giáo dưỡng chia sẻ với phóng viên về hoàn cảnh của mình

Một trường hợp khác là H.H.H. (18 tuổi, đến từ Lâm Đồng) nhiều lần ăn trộm đồ của gia đình để đi chơi điện tử. H. có gương mặt sáng, nói chuyện lễ phép khi kể về chuỗi ngày tháng rong chơi, nghịch ngợm của mình.

Trò chuyện với chúng tôi, H. kể rằng khi còn ở ngoài, H. trên không sợ trời, dưới không sợ đất, mẹ đưa tiền đóng học phí thì lấy tiền chơi điện tử, hết tiền về nhà xúc trộm tiêu, cà phê mang đi bán. Mẹ H. khuyên bảo nhiều lần không được đã nhờ công an xã chỉ bảo, dọa nạt nhưng H. cũng chẳng sợ.

Thậm chí có lần ăn trộm nhiều đồ, mẹ đã kêu công an giữ ở trụ sở, H. cùng các bạn phá cửa phòng rồi bỏ trốn. Cực chẳng đã mẹ H. làm đơn đề nghị đưa H. đi trường giáo dưỡng. 

Nơi các em tìm lại chính mình

Môi trường giáo dưỡng dường như vừa đủ để giáo dục những đứa trẻ như H. trở thành những công dân tốt hơn cho xã hội. Mỗi một mảnh đời khép mình trong đó là những câu chuyện riêng, được được chắp vá từ những mảnh ghép đầy hỗn độn của xã hội. 

Phải đến khi dắt con mình bước vào trong môi trường ấy, nhiều bậc phụ huynh mới đủ can đảm để nhận ra những sai lầm, thiếu sót của mình trong việc dạy dỗ con cái. Cũng phải đến khi nhìn thấy con mình sống trong môi trường giáo dục ấy, nhiều cha mẹ mới hiểu được những giá trị thật sự  của việc giáo dục trong gia đình.

Trò chuyện với chúng tôi, Trung tá Vũ Thị Quý, một giáo viên trường giáo dưỡng cho biết: Do hoàn cảnh khác nhau và khi sống trong môi trường tập thể, mỗi em đều có tính cách khác nhau, nên sự xung đột, mâu thuẫn là chuyện xảy ra thường xuyên. Những người làm công tác giáo dục tư tưởng, hành vi cho các em phải rất vất vả để dung hòa mọi thứ xung quanh các em.

Các giáo viên phải thường xuyên gần gũi, lắng nghe các em tâm sự, ăn uống, vui chơi cùng các em thì mới hiểu hết được hoàn cảnh và những mong ước tưởng như đơn giản trong mỗi đứa trẻ ấy: “Việc các phụ huynh không quan tâm, không biết cách để thấu hiểu tâm tư của con cái đã khiến cho các em thiếu thốn tình cảm, thiếu kiến thức, thiếu sự uốn nắn trước những hành vi sai trái xảy ra xung quanh”, vị giáo viên này cho biết.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, trong ba năm từ 2016 đến 2018, toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ án với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội.

Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể thống kê một số tội danh như sau: Giết người là 183 vụ với 293 đối tượng; Cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối tượng; Cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111 đối tượng; Cố ý gây thương tích là 2.017 vụ với 3.797 đối tượng; Trộm cắp tài sản là 5.565 vụ với 7.611 đối tượng; Cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối tượng.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...