Nỗ lực đưa nông sản Lâm Đồng ra nước ngoài

Lâm Đồng là địa phương có nhiều lợi thế về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
Lâm Đồng là địa phương có nhiều lợi thế về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nông sản Lâm Đồng đã được xuất khẩu đi hơn 40 nước trên thế giới, với các thị trường truyền thống gồm: khu vực Đông Bắc Á, khu vực châu Âu, khu vực Bắc Mỹ. Tỉnh đang đốc thúc phát triển các thị trường tiềm năng...

Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao. Đến hết năm 2022 nông nghiệp vẫn chiếm 38,62% cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng, GRDP ngành đạt gần 38.000 tỷ đồng; Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 243 triệu đồng/ha; diện tích sản xuất đáp ứng tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 65.300 ha.

Một số sản phẩm nông nghiệp chính của Lâm Đồng phải kể đến cà phê, chè, rau quả, hoa, cây ăn quả, dâu tằm, bò sữa… Qua đó, đã hình thành 182 chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản và kiểm soát chất lượng theo chuỗi an toàn, đáp ứng năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, tỉnh Lâm Đồng tập trung phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với các sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông.

Nông sản Lâm Đồng đã được xuất khẩu đi hơn 40 nước trên thế giới, với các thị trường truyền thống gồm: khu vực Đông Bắc Á, khu vực châu Âu, khu vực Bắc Mỹ. Hiện tỉnh này cũng tiếp tục phát triển các thị trường tiềm năng.

Dự kiến, tháng 5/2023, đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng cùng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản và du lịch của tỉnh Lâm Đồng đi thăm 2 nước Cộng hòa Cuba và Cộng hòa Venezuela. Chuyến đi với mục đích thăm, làm việc, phát triển quan hệ ngoại giao, đoàn kết - hữu nghị giữa hai bên và tìm kiếm đối tác hợp tác xuất khẩu nông sản chủ lực của Lâm Đồng.

Mới đây, Sở Công thương Lâm Đồng cũng có báo cáo đề xuất nhu cầu hợp tác với các đối tác Ấn Độ thông qua Hội nghị Hợp tác kinh doanh và đầu tư.

Theo đó, Ấn Độ là một trong những nước nhập nhiều Alumin và là thị trường nhập nhiều tơ thô nhất của Lâm Đồng. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Lâm Đồng sang thị trường Ấn Độ đạt 72,92 triệu USD, chiếm 8,2%/ tổng kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng như alumin: đạt 32,19 triệu USD, cà phê: 2,57 triệu USD, tơ lụa: 38,16 triệu USD.

5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Lâm Đồng sang thị trường Ấn Độ đạt 44,43 USD, chiếm 11,9%/ tổng kim ngạch xuất khẩu, cụ thể như: alumin đạt 26,7 triệu USD, cà phê đạt 2,96 triệu USD, tơ lụa: 14,77 triệu USD. Về nhập khẩu từ Ấn Độ, Lâm Đồng chủ yếu nhập khẩu một số mặt hàng hoá chất, kim ngạch không lớn.

Do đó, đây là một thị trường tiềm năng cho hàng hoá của Lâm Đồng. Sở Công thương Lâm Đồng đề xuất trong thời gian tới, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương tới thị trường này. Trong đó đặc biệt thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Ấn Độ.

Để doanh nghiệp nắm rõ hơn những quy định xuất khẩu nông sản và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ngày 23/5, Sở Công Thương Lâm Đồng đã phối hợp với ngân hàng Công thương Trung Quốc Chi nhánh Hà Nội tổ chức chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây cũng đã có văn bản gửi các Sở KHĐT, NN&PTNT, Công Thương, GD&ĐT, VHTTD, Tài chính về việc khẩn trương thực hiện các nội dung xúc tiến hợp tác với các đối tác nước ngoài tại các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh trong năm 2022.

Đọc thêm

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Việt, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP

Đoàn công tác của Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) tham quan và chứng kiến những sản phẩm độc đáo tại Bảo tàng Bát Tràng.

(PLVN) - Hiện nay, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đang phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội để triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhằm quảng bá thương hiệu Việt, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề và các sản phẩm OCOP của nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp của Hà Nội. 

Cà phê Buôn Ma Thuột vững bước hội nhập

Đại biểu cắt băng khai Mạc sự kiện
(PLVN) -Sáng 10/3, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê lần thứ 8 năm 2023, BTC đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023 với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột - Vững bước hội nhập”.

OCOP chấp cánh thương hiệu địa phương

Trà hoa vàng Tam Đảo mang thương hiệu đặc trưng của địa phương
(PLVN) - Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sau nhiều năm thực hiện đã đạt được kết quả toàn diện. Số lượng sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên năm sau cao hơn năm trước. Đến nay đã có thêm 44 sản phẩm OCOP được công nhận, hầu hết các sản phẩm sau khi được công nhận đều mở rộng được thị trường, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước .

Doanh nghiệp Việt tạo hiệu ứng tốt khi tham gia Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới Ambiente

Gian hàng của Minh Long I tại Trung tâm Triển lãm Messe Frankfurt,
(PLVN) - Ambiente Frankfurt (Ambiente) - Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới về lĩnh vực hàng tiêu dùng, gia dụng, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội ngoại thất, văn phòng phẩm đã quay trở lại sau 2 năm tạm ngưng vì Covid-19. Với khẩu hiệu "Ngôi nhà của hàng tiêu dùng", Ambiente 2023 sẽ mang đến nhiều điểm mới mẻ, cùng nhiều loại hàng tiêu dùng sáng tạo và là xu hướng cho năm nay.

Miệt mài hồi sinh nghề gốm Chu Ru giữa đại ngàn

Các sản phẩm gốm mộc truyền thống của đồng bào Chu Ru.
(PLVN) -  Tiếc nuối vì nghệ thuật cồng chiêng tại địa phương đã mai một, bà Ma li (SN 1957, ngụ thôn K’răng Gọ, xã P’ró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) tự nhủ lòng mình phải giữ lại bằng được nghề làm gốm thủ công của người Chu Ru.

Bảo vệ lộc trời ven sông Lam

Rươi được xem là “lộc trời”, giúp người dân có thêm thu nhập.
(PLVN) - Đã từ lâu những thửa ruộng ven sông Lam tại một xã ở Nghệ An người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ rươi. Rươi được xem là “lộc trời” đem lại nguồn kinh tế cao cho họ.

Giá tôm khô Cà Mau tăng mạnh, người làm tôm phấn khởi

Giá tôm khô Cà Mau tăng mạnh, người làm tôm phấn khởi
(PLVN) - Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, tôm khô là một trong những mặt hàng được nhiều người dân trên cả nước dùng và ưa chuộng, đồng thời cũng làm quà biếu tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tôm khô đã nổi tiếng gần xa thì nguồn hàng luôn không đủ cung ứng, giá tôm khô đang tăng cao, thì người làm tôm khô phấn khởi.

Aligro: Khẳng định vị thế của hàng Việt Nam với người tiêu dùng

CEO Aligro Hoàng Văn Linh
(PLVN) -  Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, Aligro đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Cuộc vận động, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và thương hiệu thời trang Việt.

Nhiều sản phẩm OCOP đạt 4 sao từ hạt muối Bạc Liêu

Nhiều sản phẩm OCOP đạt 4 sao từ hạt muối Bạc Liêu
(PLVN) - Sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận chỉ dẫn địa lý năm 2013 và cuối năm 2020, nghề muối tỉnh Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, và nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Chuyện về doanh nghiệp Việt 'mang chuông đi đánh xứ người'

Gạo Việt chinh phục thị trường quốc tế bằng thương hiệu riêng.
(PLVN) - Mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài luôn là mục tiêu mà doanh nghiệp Việt hướng tới. Nhiều năm trở lại đây, đã có nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt được xuất khẩu trực tiếp vào các kênh phân phối bán lẻ của nước ngoài, góp phần làm bền vững hơn hoạt động xuất khẩu cũng như định vị tốt hơn thương hiệu Việt Nam trong tâm trí người tiêu dùng.