Nhóm học sinh lan tỏa niềm tự hào về văn hóa truyền thống

Các thành viên nhóm The Sun Today. Từ trái qua phải: Nguyễn Hương Trà My – Lưu Minh Khôi – Đặng An Phương.
Các thành viên nhóm The Sun Today. Từ trái qua phải: Nguyễn Hương Trà My – Lưu Minh Khôi – Đặng An Phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vượt qua hơn 11.700 clip dự thi từ 67 tình thành , tác phẩm “Làng nghề Việt – Khúc giao hòa tinh hoa và lao động” của nhóm tác giả The Sun Today với chủ đề mọi giá trị đẹp đẽ trường tồn đều bắt nguồn từ lao động, đã trở thành tác phẩm có lượt ủng hộ cao nhất vòng sơ loại của cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam”.

Cuộc thi sáng tác video "Tinh hoa Việt Nam" là hoạt động thiết thực do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm giúp đoàn viên, học sinh, sinh viên có một sân chơi bổ ích, cùng nhau vun đắp tình cảm, bồi dưỡng kiến thức về các giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn tìm kiếm các sản phẩm tuyên truyền sáng tạo, hiệu quả trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Được phát động vào cuối tháng 11/2023, sau 8 tuần triển khai, Cuộc thi đã thu hút 11.734 tác phẩm tham dự, với gần 680 nghìn lượt bình chọn và khoảng 36 triệu lượt xem tác phẩm trên các nền tảng số.

Từ ngày 8/5-19/5/2024, BTC cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam” đã tiếp tục tổ chức vòng công chiếu cho 20 tác phẩm xuất sắc lọt vào vòng trong. Cuộc thi dự kiến tổng kết và trao giải vào cuối tháng 5/2024.

Trong 11.734 tác phẩm dự thi, “Làng Nghề Việt – Khúc giao hòa Tinh hoa & Lao động” của nhóm tác giả The Sun Today gồm Đặng An Phương, Nguyễn Hương Trà My, Lưu Minh Khôi đến từ Trường Nguyễn Siêu Hà Nội, đạt lượt bình chọn cao nhất qua vòng 8 và cũng là tác phẩm có số lượt bình chọn nhiều nhất trong vòng sơ loại (47.839 lượt bình chọn).

Với ý tưởng mọi giá trị đẹp đẽ trường tồn đều bắt nguồn từ lao động, dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu lao động, con người Việt Nam là con người của lao động, sinh ra đã “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, sức mạnh nguồn cội của văn hóa Việt là sức mạnh từ lao động mà có… nhóm The Sun Today lựa chọn ý tưởng chính của tác phẩm là: Tinh hoa Việt Nam qua bàn tay lao động, thể hiện qua các làng nghề truyền thống: nghề muối, nghề chiếu và nghề chạm bạc.

Chia sẻ về quá trình thực hiện tác phẩm của mình, Đặng An Phương – thành viên nhóm tác giả The Sun Today cho biết: Làng nghề Việt – Khúc giao hòa tinh hoa và lao động” có 2 phiên bản. Phiên bản đầu tiên được thực hiện ở trường quay ảo, nộp dự thi ở tuần thứ 7 và nhận được hơn 12.000 lượt bình chọn. Phiên bản thứ 2 là một phóng sự thực tế, ghi hình tại chính các làng nghề để tác phẩm thêm phần sinh động và ý nghĩa hơn. An Phương cho rằng dù vô cùng gấp gáp, phải chạy đua với thời gian nhưng may mắn là nhóm đã hoàn thành và nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng.

Theo tác giả Lưu Minh Khôi, để thực hiện tác phẩm, cả nhóm chỉ có thời gian giới hạn trong 1 ngày nhưng phải đi quay tại 3 địa điểm cách xa nhau. Thời tiết không ủng hộ, lúc mưa lúc nắng, cộng thêm việc phải làm việc giữa cánh đồng rét mướt khiến nhóm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhóm The Sun Today đã khắc phục khó khăn, tranh thủ từng khoảnh khắc để quay được những thước phim chất lượng nhất.

Sau khi tác phẩm ghi hình thành công, một thách thức khác đặt ra là phải truyền thông thế nào để thu hút sự quan tâm và bình chọn của mọi người. Bên cạnh việc vận động thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình ủng hộ, nhóm đã tận dụng thương hiệu cá nhân của mình để tăng độ ‘phủ sóng’ cho tác phẩm.

Cá nhân tác giả Đặng An Phương đã tận dụng trang facebook cá nhân với gần 40.000 lượt theo dõi, một vài fanpage dự án với gần 100.000 lượt theo dõi cùng kênh youtube của nhóm để truyền thông cho tác phẩm. Ngoài ra, nhóm còn đăng tải tác phẩm của mình lên mạng xã hội Tiktok và kết quả bất ngờ đã thu hút thêm được gần 60 nghìn người theo dõi, “Làng nghề Việt – Khúc giao hòa tinh hoa & lao động” đạt tới hơn 3 triệu lượt xem, trở thành video clip xu hướng trên Tiktok. Đặng An Phương cũng sử dụng MC ảo trí tuệ nhân tạo phiên bản học sinh đầu tiên tại Việt Nam do cô sở hữu để làm nội dung truyền thông về tác phẩm này

“Một tác phẩm dự thi tốt ngoài có nội dung hấp dẫn thì quan trọng hơn là thông điệp, là khả năng tác động tới nhiều người. Từ đó giúp thông điệp của chương trình được nhân rộng, góp phần lan tỏa tình yêu với các giá trị văn hóa Việt Nam, truyền cảm hứng cho không chỉ người dân Việt Nam mà còn đem tinh hoa Việt Nam ra thế giới. Chính bởi vậy, tác phẩm của chúng mình ngay từ đầu đã có phụ đề tiếng Anh”, thành viên Nguyễn Hương Trà My thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Đọc thêm

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.