Ca trù xứ Đông lan tỏa văn hóa truyền thống tới thế hệ trẻ

Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông đã biểu diễn canh hát cửa đình.
Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông đã biểu diễn canh hát cửa đình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 22/5 (tức ngày 15/4 âm lịch), tại đình An Biên (quận Lê Chân, Hải Phòng), Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông đã biểu diễn canh hát cửa đình phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân.

Theo NNƯT Nguyễn Thị Thu Hằng (Đào nương Câu lạc bộ Ca trù xứ Đông), trải qua gần nghìn năm với biết bao thăm trầm, nghệ thuật ca trù đã trở thành môn nghệ thuật “mang tính hàn lâm và tính bác học”. Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể của Nhân loại, gợi đến nét đẹp văn hoá của người Hải Phòng năm xưa.

Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông với nỗ lực bào tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị Ca trù.

Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông với nỗ lực bào tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị Ca trù.

Với mục đích nhằm bảo tồn, quảng bá, phát huy và phát triển di sản văn hoá nghệ thuật, ngày 25/6/2023, UBND quận Lê Chân đã thành lập Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông. Và để ca trù đến gần hơn với khán giả mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ, trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố đã đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống vào trường học.

Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông đã mở lớp truyền dạy Ca trù khoá I với nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nghệ thuật dân gian trong đời sống hiện nay.

Các tiết mục tại chương trình.

Các tiết mục tại chương trình.

“Đến với Ca trù, các em học sinh được bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu những giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc, từ đó các em sẽ thấy tự hào với kho tàng di sản vô giá mà cha ông ta để lại. Ngoài lịch tập luyện định kỳ 1 buổi trong tuần, cứ đến ngày 15 âm lịch hàng tháng, các em lại về đây, tại nơi linh thiêng này cất cao tiếng hát, lời ca của mình”, NNƯT Nguyễn Thị Thu Hằng cho hay.

Phó Viện trưởng Viện phát triển văn hoá dân tộc Nguyễn Thị Kim Loan chia sẻ tại chương trình.

Phó Viện trưởng Viện phát triển văn hoá dân tộc Nguyễn Thị Kim Loan chia sẻ tại chương trình.

Tại chương trình, NNƯT Nguyễn Thị Kim Loan - Phó Viện trưởng Viện phát triển Văn hoá Dân tộc chia sẻ, bản thân vui mừng khi có cơ duyên được dự buổi sinh hoạt Ca trù tại đình An Biên, nơi linh thiêng này. Đặc biệt, bà Loan bất ngờ về sức lan toả của Ca trù tới những mầm non đất nước, những tài năng trẻ, các thế hệ kế thừa phát huy những giá trị di sản của cha ông.

Tại chương trình, các đại biểu, người dân đã được thưởng thức các tiết mục: “Liệt nữ Lê Chân”; “Hoa Phong Lan”, “Cho con đi học chữ”;… qua phần thể hiện của NNƯT Nguyễn Thị Thu Hằng, NNƯT kép đàn Nguyễn Văn Tuyến, ca nương Nguyễn Thị Thắm, ca nương Thuý Là và các em học sinh đến từ Câu lạc bộ Hát ả đào Ca trù xứ Đông.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lưu giữ văn hóa truyền thống từ những lễ hội xuân

Những đĩa xôi của Chi hội 2 Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng được trang trí với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tháng Giêng là thời điểm các tỉnh, địa phương tại Việt Nam nô nức tổ chức những lễ hội truyền thống. Mỗi lễ hội đều có một vẻ đẹp, nét độc đáo riêng biệt góp phần lưu giữ “hồn cốt” Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng
(PLVN) - Sáng nay - 12/2 (tức 15/1 âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và nhân dân tỉnh Lào Cai cùng hội tụ dưới gốc cây đa ngàn năm tuổi để dự lễ “Khai hội đền Thượng năm 2025". Lễ hội đền Thượng là lễ hội để tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn hòa bình và tạo cuộc sống no ấm cho nhân dân.

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025
(PLVN) - Chiều ngày 11/2/2025 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Thượng, thành phố Lào Cai đã diễn ra lễ tế dân gian truyền thống. Đây là một trong những nghi lễ trang nghiêm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội đền Thượng.

Sắp diễn ra Lễ hội đình Lục Nà (Bình Liêu)

Đình Lục Nà thờ Thành hoàng làng - Hoàng Cần, ngôi đình tọa lạc tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) - Từ ngày 12-14/2 (tức ngày 15-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Lục Hồn diễn ra Lễ hội đình Lục Nà năm 2025. Đây là Lễ hội đình duy nhất tại huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ
(PLVN) - Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hội Lim chính thức khai mạc tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của miền quê Quan họ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi, dù giá rét.

Rộn ràng và đặc sắc Lễ hội Cầu ngư ở Vân Đồn

Tế lễ cầu ngư.
(PLVN) - Ngày 9/2, tại Cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Cầu ngư lần thứ II và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2025 với tinh thần “vươn khơi bám biển - đoàn kết phát triển - giữ gìn vững chắc biển đảo quê hương”.

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai
(PLVN) - Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu di tích Đền Thượng, thành phố Lào Cai, Ban tổ chức Lễ hội Đền Thượng năm 2025 tổng duyệt chương trình khai hội trước khi lễ chính thức diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch).

Sắp diễn ra Lễ hội Mở cửa biển tại huyện đảo Cô Tô

Lễ hội Mở cửa biển gắn liền với niềm tin, tín ngưỡng của người dân vùng biển tôn thờ cá Ông.
(PLVN) - Lễ hội Mở cửa biển năm nay được tổ chức trong 2 ngày, 11-12/2/2025 (tức ngày 14-15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại vùng biển xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với nhiều điểm nhấn và các nghi lễ tâm linh thiêng liêng, đặc sắc...

Khai xuân với những phong tục truyền thống còn mãi với thời gian

Khai bút đầu xuân là phong tục thể hiện sự hiếu học của người Việt. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất và cũng là ngày quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Cũng vì vậy nên nhắc đến Tết Nguyên đán là nhắc đến những phong tục truyền thống đã được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ. Trong số đó, có một phong tục đặc sắc gồm chuỗi hoạt động mang ý nghĩa tốt lành diễn ra vào những ngày đầu năm mới, được gọi chung là khai xuân.

Lễ cúng Bàn Vương của các họ tộc người Dao

Nghi lễ cúng Bàn Vương của người Dao. (Ảnh: Trí Nhân)
(PLVN) - Hàng năm, cứ vào mùa xuân, con cháu người Dao Đỏ lại tổ chức lễ cúng tổ Bàn Vương. Tục thờ cúng Bàn Vương mang tính biểu tượng cho sự thống nhất về nguồn gốc của người Dao, thể hiện sự biết ơn với tổ tiên đã sinh ra họ. Lễ cúng Bàn Vương nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, hoa màu tươi tốt, cho con cháu người Dao đời đời ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Xuân Ất Tỵ - Đi an bình, dự văn minh

Tại Chùa Hương, các thuyền, đò được đánh số và sơn toàn bộ màu xanh, lái đò được cấp thẻ và vận chuyển khách theo thứ tự. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Lễ hội Xuân không chỉ là dịp vui chơi mà còn là cơ hội để lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng hình ảnh cộng đồng văn minh, đoàn kết. Để tổ chức Lễ hội Xuân Tết Nguyên đán năm 2025 an toàn và văn minh, nhiều địa phương đã có phương án quản lý đổi mới tích cực.

Hội làng mở giữa mùa xuân...

Ảnh minh hoạ. (Nguồn:ST)
(PLVN) - Sau Tết Nguyên đán, nước ta sẽ bước vào không khí hội hè. Từ thôn, xóm, làng cho đến xã, huyện, tỉnh… lễ hội diễn ra liên tục. Một đời sống tinh thần phong phú, nhưng cũng chứa đựng nhiều hệ lụy khó bỏ - nhận định này đã được nhiều nhà văn hóa phản ánh qua các cuốn sách.