Nhói lòng ở xóm chạy thận

Không khí vắng vẻ của xóm chạy thận
Không khí vắng vẻ của xóm chạy thận
(PLO) - Trái hẳn với không khí nhộn nhịp, vui vẻ của phố phường khi Tết đến, Xuân về là không khí buồn bã, tủi hờn của xóm chạy thận (ngõ 121, Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bởi đó là lúc những cư dân nơi đây thèm khát được ở bên gia đình, người thân và  cho số phận của mình hơn bao giờ hết.

Những mảnh đời bất hạnh

Cách đây hơn chục năm, ông Mai Hồng Mã (Ba Vì, Hà Nội) đã phải làm cư dân suốt đời của xóm chạy thận. Trớ trêu thay, hai con trai ông cũng lần lượt “theo” cha “nhập cư” xóm chạy thận. Một trong hai người con của ông là anh Mai Anh Tuấn hiện nay đang là trưởng xóm của xóm chạy thận.

Anh Tuấn bị bệnh thận từ năm 6 tuổi nhưng vì gia đình quá nghèo, không có tiền chữa bệnh nên anh cứ sống với căn bệnh quái ác ấy đến khi trưởng thành, lập gia đình riêng. Nhưng cũng chính thời điểm này, anh được các bác sỹ thông báo: “Thận của anh đã không còn khả năng tự lọc nữa”. 

Để tiện cho việc chạy thận, anh “nhập cư” vào xóm chạy thận rồi tuần 3 lần, anh sang bệnh viện Bạch Mai để chạy thận nhân tạo.

Mới “nhập cư” vào xóm chạy thận khoảng 1 năm nay nhưng chị Lê Thị Khuyến (39 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) đã phải chạy thận nhân tạo 4 năm nay. Từ lao động chính, chỗ dựa tinh thần cho 2 con, chị trở thành bệnh nhân, phải nương tựa vào các con, cha mẹ, anh em. 

Theo lời kể của chị Khuyến, cách đây khoảng 5 năm, chồng chị đột ngột qua đời, bỏ lại chị và 2 đứa con thơ đang ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Thương con, chị cố gắng làm lụng mọi việc, kể cả việc phu hồ nặng nhọc để có tiền cho các con ăn, học. 

Thế nhưng chưa đầy một năm sau, chị thấy sức khỏe bỗng nhiên bị suy kiệt. Đi khám, chị được bác sỹ kết luận: bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo. 

“Lúc ấy, tôi thấy mọi thứ như sụp đổ dưới chân mình. Chồng mới mất được 1 năm, giờ tôi bị bệnh, không thể làm ra tiền để nuôi các con. Lúc ấy, chỉ biết ôm con vào lòng khóc cho số phận của mình” – chị Khuyến nghẹn ngào. 

Tiếp lời, chị bảo vào lúc chị cảm thấy bất hạnh nhất, đau đớn nhất thì chị nhận được sự giúp đỡ, động viên từ vật chất đến tinh thần của cha mẹ và anh chị em bên ngoại (bố mẹ chồng chị đã mất từ lâu). Từ đó, hai con của chị sang ở với ông bà ngoại còn chị ra thành phố chạy thận.

Anh Tuấn và chị Oanh.
 Anh Tuấn và chị Oanh.

Chuyện đời chị Nguyễn Thị Oanh (50 tuổi, Hải Dương), hiện đang là tổ phó của xóm chạy thận cũng tái tê không kém. Cũng như chị Khuyến, cách đây 12 năm, chồng chị Oanh – trụ cột kinh tế trong gia đình - đột ngột qua đời vì bệnh hiểm nghèo khiến gia cảnh vốn đã nghèo của chị càng trở nên túng thiếu hơn bao giờ hết. 

Cứ tưởng nỗi đau sẽ dừng ở đó, không ngờ 4 năm sau, chị bàng hoàng phát hiện mình mắc căn bệnh suy thận quái ác khiến các con của chị phải ngược xuôi bôn ba, kiếm tiền trị bệnh cho mẹ.

“Nhìn con cái khổ cực vì mẹ, mình thương con đến phát khóc. Chỉ cần nghĩ đến cảnh các con mồ côi cha, mẹ vắng nhà vì bệnh tật, vừa đi học về phải tự vào bếp nấu cơm ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm lo ruộng vườn..., tôi đã thấy thắt lòng.

Rồi những khi bệnh tật dày vò, đau đớn, con cái ở xa (đứa thì ra Móng Cái, Quảng Ninh) làm thuê, đứa theo chồng bôn ba xứ người kiếm sống, tôi chỉ muốn chết đi cho các con nhẹ nợ. Nhưng nhờ sự động viên của anh chị em trong xóm chạy thận, tôi biết mình phải cố gắng. Đến nay, tôi đã ở đây được 7 năm rồi” – chị Oanh tâm sự.

Cũng theo lời chia sẻ của anh Tuấn, hay chị Oanh, chị Khuyến chỉ là một trong số hàng trăm cư dân của xóm chạy thận có hoàn cảnh éo le, khó khăn. Thế nhưng vượt lên hoàn cảnh, bệnh tật, họ vẫn luôn hi vọng vào một tương lai tốt đẹp cho chính mình và những người thân yêu. Điều ấy được thể hiện rõ trong từng ước vọng họ gửi gắm nhân dịp Tết đến, Xuân về.
Xóm chạy thận họp tổng kết cuối năm.
Xóm chạy thận họp tổng kết cuối năm. 
...những điều ước nhói lòng

Khi nhắc đến Tết, gương mặt anh Tuấn phảng phất nỗi buồn. Bởi Tết trong gia đình anh gắn liền với những nỗi đau, sự mất mát nhiều hơn là niềm vui. 

Bố anh Tuấn bị đột quỵ, phải nhập viện vào 30 Tết, em trai anh bị suy thận cũng “ra đi” vào mùng 6 Tết…

“Tết ai cũng muốn được sum họp, vui vầy bên gia đình, người thân. Tôi và những bệnh nhân khác rất muốn được làm cái điều bình dị đó nhưng sức khỏe không cho phép” – anh Tuấn buồn bã cho biết. 

Đây là năm thứ 3 anh ở lại xóm chạy thận đón Tết bởi lịch chạy thận của anh đúng vào mùng 1 Tết. Tiếp lời, anh Tuấn bảo: “Phải đón Giao thừa một mình buồn lắm. Buồn vì không được ở bên gia đình, làm những công việc của một người chồng, người cha, người con trưởng đối với ông bà, tổ tiên. Không phải bây giờ mà lúc nào, tôi cũng chỉ mong mình có sức khỏe để có thể tìm được một công việc ổn định, lấy tiền chạy thận cũng như chăm sóc cho vợ con, gia đình. Với tư cách là trưởng xóm, tôi chỉ mong các thành viên trong xóm sức khỏe luôn ổn định, an lạc trong cuộc sống…”.

Nghe anh Tuấn nhắc đến gia đình, mắt chị Khuyến đỏ hoe. Có lẽ, chị đang xót xa cho số phận hẩm hiu của mình và lo lắng cho hai đứa con, không biết năm nay chúng sẽ xoay sở trong mấy ngày Tết thiếu vắng chị ra sao.

“Năm nay là năm đầu tiên chúng phải đón giao thừa không có mẹ ở bên. Giờ tôi chỉ cầu mong có sức khỏe để được sống đến ngày con cái trưởng thành…”- chị rơm rớm nước mắt tâm sự.

Chị Khuyến buồn bã tâm sự.
 Chị Khuyến buồn bã tâm sự.

“Đấy không phải ước mơ của riêng em mà là ước mơ chung của tất cả mọi người. Ai mà không muốn được sum vầy bên con cháu vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới chứ. Như chị đây, con trai lớn của chị cũng  mong mẹ về đón Tết cùng mà chị có về được đâu. 

Con trai lớn nó bảo hay mùng 1, mẹ chạy thận xong thì con lên đón mẹ về nhà ăn Tết, lâu rồi mấy mẹ con không đón Tết cùng nhau nhưng… Hi vọng năm mới này, sức khỏe của tôi khá hơn để một ngày nào đó, tôi sẽ được đoàn tụ, cùng ăn một cái Tết vui vẻ, ấm áp bên con cháu” – chị Oanh cho biết.

Có thể với mọi người, những điều ước này quá đỗi bình thường, nhưng với những bệnh nhân phải chạy thận, đây lại là điều ước quá xa xỉ đối với họ. Thậm chí, việc ăn uống ngon miệng trong ngày Tết cũng trở thành “lưỡi dao” có thể giết chết họ bất cứ lúc nào. 

Anh Tuấn thở dài: “Tết với chúng tôi là những bữa cơm trắng với chút rau xanh, bởi nếu ăn nhiều chất, mà không được lọc kịp thì người rất mệt. Có năm tôi phải nhập viện gấp  vì không kịp lọc máu, có đến 4 kg nước trong người, nghỉ 4 – 5 ngày không dám uống nước rất khổ sở”. 

Còn chị Oanh thì món ngon ngày Tết chỉ là củ khoai luộc, chút miến suông.

Năm mới, ai cũng chúc nhau sức khỏe, đôi lúc như một thói quen, nhưng ở nơi này, hơn cả lời chúc đó là nguyện ước... đến nhói lòng...

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.