‘Giải oan’ cho cô gái trẻ mang tiếng mắc bệnh tâm thần suốt 10 năm

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Ảnh: BV
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Ảnh: BV
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Một cô gái 24 tuổi vừa được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) "giải oan" sau hơn 10 năm được chẩn đoán nhầm mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Bệnh nhân là chị N.H.M.Tr (24 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán loạn trương lực cơ, tâm thần phân liệt. Khi nhập viện, bệnh nhân có tình trạng yếu tứ chi không thể tự ngồi hoặc đứng, không nói, ăn uống được, tâm thần không ổn định.

TS.BS. Lê Hữu Phước, Phó Trưởng Khoa Viêm gan cho biết, qua thăm khám, các bác sĩ đã nghi ngờ bệnh nhân Tr mắc bệnh Wilson nên đã thực hiện xét nghiệm đột biến gene, chụp MRI não.

Kết quả xác định, bệnh nhân bị đột biến gene ATP7B gây bệnh Wilson hiếm gặp. Cơ thể bị tích tụ đồng, gây tổn thương mô cơ dẫn đến các triệu chứng thần kinh. Sau đó các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng thuốc thải đồng theo từng giai đoạn với liều lượng được điều chỉnh liên tục. Việc kiểm soát liều lượng thuốc kèm theo dõi tác dụng phụ, tiến triển bệnh cũng được thực hiện chặt chẽ nhằm đảm bảo cân bằng lượng đồng trong cơ thể người bệnh.

Sau 6 tháng điều trị, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và đến nay, sau gần 1 năm bệnh nhân Tr đã có thể đi đứng, ăn uống, sinh hoạt và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Mẹ của bệnh nhân kể lại, vào năm 12 tuổi, Tr bắt đầu có dấu hiệu không tập trung, học hành sa sút dù không chấn thương đầu, không tiền căn viêm não. Tr được gia đình cho thăm khám nhiều nơi và được chẩn đoán đoán chậm phát triển trí tuệ, tâm thần phân liệt, nhưng điều trị mãi không hết. Cách đây 4 năm, triệu chứng của Tr bắt đầu diễn tiến nặng hơn như: hay đau đầu, kém tập trung, thay đổi tính cách, không tự đi lại được, ăn uống sặc sụa… Gia đình đã đưa Tr đi khám nhiều nơi nhưng bệnh ngày càng nặng hơn nên cuối cùng quyết định xin chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

Theo TS.BS. Lê Hữu Phước, bệnh Wilson là bệnh hiếm, dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh tâm thần. Bệnh do đột biến gene ATP7B gây ra, dẫn đến tích tụ đồng trong mô, gây tổn thương đa cơ quan. Tình trạng lắng động đồng trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như: khó nuốt, rối loạn tâm thần, rối loạn vận động trương cơ lực… Bên cạnh đó, người bệnh có thể thiếu máu tán huyết, rối loạn kinh nguyệt… Nếu không điều trị kịp, bệnh nhân có nguy cơ tử vong trước 30 tuổi.

"Khi bệnh nhân có triệu chứng về gan, thần kinh, tâm thần không rõ nguyên nhân, đặc biệt là người trẻ tuổi, cần nghĩ đến bệnh Wilson để điều trị kịp thời. Bệnh mang tính di truyền, do đó việc phát hiện sớm bệnh còn có ý nghĩa tầm soát các thành viên trong gia đình, nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị dự phòng hiệu quả", bác sĩ Lê Hữu Phước khuyến cáo.

Đọc thêm

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.