Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Tai nạn thương tích luôn rình rập

Con số đáng chú ý trên được đưa ra trong Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích với chủ đề: “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững” do Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức. Hội nghị quy tụ gần 200 đại biểu từ các Bộ, ngành, địa phương, cùng các chuyên gia đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Đại học Johns Hopkins, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận nhận định tai nạn thương tích không chỉ gây ra những mất mát to lớn về sinh mạng mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế và xã hội đáng kể, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Phòng, chống thương tích và bạo lực cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích, nhưng đây vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, mỗi năm có hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích, chiếm khoảng 7% tổng số các ca tử vong từ mọi nguyên nhân. Trung bình mỗi ngày có hơn 80 người qua đời vì tai nạn thương tích.

Trong mô hình bệnh tật, mặc dù Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép từ bệnh truyền nhiễm mới nổi và bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường và bệnh tim mạch, nhưng gánh nặng từ tai nạn thương tích cũng không thể bị xem nhẹ. Theo đó, tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ hơn 11%, bệnh truyền nhiễm chiếm gần 16% và bệnh không lây nhiễm chiếm 73% trong mô hình bệnh tật.

Tai nạn thương tích là những sự việc xảy ra bất ngờ, không nằm trong dự tính, do tác nhân bên ngoài gây ra, dẫn đến thương tích cho cơ thể. Vì vậy, nguy cơ gặp phải tai nạn thương tích luôn tiềm ẩn và khó lường. Các loại tai nạn thương tích thường gặp có thể kể đến như tai nạn giao thông, đuối nước, đổ vỡ công trình, nhiễm độc, té ngã, tai nạn điện, bỏng, chấn thương thể thao và chấn thương do vật đâm cắt. Trong số đó, tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn lao động là những nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong.

Đối tượng của tai nạn thương tích rất đa dạng, bao gồm trẻ em, người lao động, người cao tuổi, người tham gia giao thông, người chơi thể thao và tất cả những người dân trong cộng đồng. Trong đó, trẻ em ở các lứa tuổi thường hiếu động, thích tò mò và nghịch ngợm, nhưng chưa có đủ kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn, do đó, tai nạn thương tích ở trẻ em thường phổ biến nhất.

Đây cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tai nạn thương tích, mặc dù các biện pháp phòng ngừa đã và đang được triển khai, thực hiện. Thống kê của Cục Quản lý Môi trường cho thấy, mỗi năm, cả nước có hơn 370.000 trẻ em dưới 16 tuổi bị tai nạn thương tích, trong đó 6.600 trường hợp tử vong. Riêng tại TP HCM, trong năm 2023, có hơn 19.000 trường hợp tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có hơn 8.000 trường hợp xảy ra tại nhà. Như vậy, mỗi ngày, ở Việt Nam có hàng trăm trẻ em và người chưa thành niên bị tai nạn thương tích.

Tìm giải pháp hiệu quả giảm thiểu tai nạn thương tích

Chuyên gia hướng dẫn các tình huống tại Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích. (Ảnh: Bộ Y tế)

Chuyên gia hướng dẫn các tình huống tại Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích. (Ảnh: Bộ Y tế)

Trên thực tế, công tác phòng, chống tai nạn thương tích tại nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Từ năm 2012 đến nay, tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích trên 100 nghìn dân đã giảm khoảng 28%; gần 500 xã, phường được công nhận là Cộng đồng an toàn trong phòng, chống tai nạn thương tích. Tuy nhiên, số trường hợp tử vong vẫn duy trì ở mức cao, còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn thương tích do biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa… ngay cả tai nạn giao thông, tai nạn lao động cũng còn nhiều nguy cơ.

Chia sẻ về những khó khăn và thách thức trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích ở Việt Nam hiện nay, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế Lương Mai Anh cho biết có nhiều yếu tố tác động. Về yếu tố khách quan, nguy cơ thương tích gia tăng trong môi trường sống liên quan đến quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, cùng với những yếu tố thiên tai và biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Yếu tố chủ quan, chính quyền địa phương ở nhiều nơi chưa thực sự quan tâm và đầu tư đầy đủ cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích. Nhiều nguyên nhân gây tai nạn như bỏng, hóc sặc ở trẻ em, té ngã ở người cao tuổi hay tự tử vẫn chưa được chú trọng và ưu tiên can thiệp. Hơn nữa, công tác thông tin và tuyên truyền còn hạn chế, khiến cho nhận thức về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích chưa sâu rộng.

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ phòng, chống tai nạn thương tích tại các tuyến còn hạn chế về năng lực, trong khi năng lực sơ cứu tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu khi xảy ra thương tích. Các nghiên cứu về tai nạn thương tích vẫn còn ít, chưa đủ để đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp và dự phòng. Các số liệu nghiên cứu cũng chưa được tích hợp và chia sẻ trong hệ thống giám sát tai nạn thương tích chung.

Đối mặt với những khó khăn và thách thức nêu trên, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để giảm thiểu tai nạn thương tích, đồng thời giảm thiểu tối đa những hậu quả mà chúng gây ra. Hiện nay, Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách và triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích, đặc biệt chú trọng đến đối tượng trẻ em.

Về phần chính sách: Luật Khám, chữa bệnh số 15/2023/QH13 đã quy định cụ thể về hoạt động cấp cứu ngoại viện; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ được thông qua ngày 27/6/2024 đã đưa vào một số điểm mới liên quan đến quy định về thiết bị an toàn của trẻ em; Bộ Y tế đang đề xuất các nội dung liên quan đến các biện pháp can thiệp hiệu quả và sơ cứu tai nạn thương tích trong Luật Phòng bệnh; chương trình quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 và một số chương trình và dự án can thiệp dựa vào bằng chứng theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

Song song với đó, các hoạt động liên quan cũng được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ giữa các ban, Bộ, ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích. Bao gồm cả việc nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn, tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng ngừa tai nạn. Việc nắm vững kiến thức về cách phòng ngừa tai nạn thương tích là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng. Việc nâng cao kiến thức người dân về dự phòng tai nạn thương tích là chìa khóa giảm thiểu tai nạn thương tích nhập viện và tử vong do tai nạn thương tích.

Đơn cử trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, Bộ Y tế đã tham gia ký kết Kế hoạch liên ngành về Phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022 - 2030, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng 9 Bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể liên quan. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án liên quan (Luật Phòng bệnh, đề án phát triển y tế trường học) và tăng cường triển khai các can thiệp cụ thể như dạy bơi, loại bỏ nguy cơ thương tích tại nhà, trường học, nơi công cộng song song với triển khai truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn thương tích trên các kênh truyền thông và tại cơ sở y tế.

Theo WHO, tai nạn thương tích chiếm tới 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong đó 80% là ở các nước đang phát triển. Mỗi năm có 4,4 triệu người chết (chiếm gần 8% tổng số các trường hợp tử vong) và 78 triệu người tàn tật vĩnh viễn do tai nạn thương tích. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, ngã và bạo lực là những nguyên nhân chính.

Đọc thêm

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.

Quảng Ninh mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS

Các lực lượng đã diễu hành trên một số tuyến đường trung tâm của TP Hạ Long nhằm tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch HIV/AIDS khỏi cộng đồng.
(PLVN) -  Lễ mít tinh có đại diện lãnh đạo các sở; ban; ngành; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; cùng đông đảo đoàn viên thanh niên; đại diện cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng
(PLVN) - Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên. Quyết định này nhận được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Mạnh mẽ vượt qua “căn bệnh thế kỷ”

Người mắc bệnh HIV hoàn toàn có thể đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. (Ảnh: Anh Đồng Đức Thành - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Hơn 3 thập niên trước, việc chẩn đoán nhiễm HIV được xem như “án tử” đối với bất kỳ một ai. Không những thế, bản thân những người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử. Nhờ sự phát triển của y học, tiến bộ trong suy nghĩ của xã hội mà rất nhiều bệnh nhân HIV đã có thái độ lạc quan, sống chung với bệnh tật.

Nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030: Rất cần sự hỗ trợ không nhỏ từ pháp luật

Đẩy mạnh truyền thông cũng là giải pháp để nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 ở Việt Nam. (Nguồn: ĐBND)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt phóng viên báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2024) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức, ông Raman Hailevich - Giám đốc Quốc gia UNAIDS tại Việt Nam đã đánh giá cao những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc củng cố khung pháp lý về HIV nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu.

Bảo đảm công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Mô hình cung cấp dịch vụ lưu động và tiếp cận cộng đồng mang dịch vụ đến gần hơn với các nhóm nguy cơ cao. (Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai)
(PLVN) - “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” là chủ đề Việt Nam lựa chọn cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Chủ đề lựa chọn năm nay được đưa ra dựa trên bối cảnh cụ thể và có ý nghĩa quan trọng khi công bằng và bình đẳng là “liều thuốc” hiệu quả nhất trong phòng, chống HIV/AIDS.

'Chạy đua với thời gian' cứu nam thanh niên suy tim giai đoạn cuối

Các bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối.
(PLVN) - Các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa "chạy đua với thời gian" để đưa trái tim từ người cho chết não tại Bệnh viện Quân Y 103 (Hà Nội) về ghép thành công cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13.

Chiêu bài thuốc lá điện tử không nicotine 'che mắt' giới trẻ

Thuốc lá điện tử được quảng cáo không nicotine rao bán tràn lan trên mạng xã hội.

(PLVN) - Sự đa dạng quá mức của sản phẩm, các loại hương vị khác nhau với nhiều nguy cơ sức khoẻ chưa được biết đến, nguy cơ trộn lẫn ma tuý tổng hợp, ngành công nghiệp thuốc lá tìm mọi cách can thiệp vào chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá như: Lách luật quảng cáo, kẽ hở định nghĩa sản phẩm; Sử dụng chiêu bài thuốc lá điện tử không nicotine để che mắt... là những thách thức từ thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Đình chỉ hoạt động tiệm bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu khiến hơn 130 người nhập viện

Bệnh viện Vũng Tàu tiếp nhận hàng chục trường hợp có biểu hiện nghi ngộ độc sau ăn bánh mì.

(PLVN) - Liên quan đến vụ việc hơn 130 người ở Bà Rịa - Vũng Tàu có biểu hiện nghi ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại một cửa hàng trên địa bàn, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm và tạm đình chỉ hoạt động của tiệm bánh mì nói trên để điều tra.