Cảnh báo thói quen sinh hoạt hằng ngày nguy cơ gây ung thư

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều gia đình đang vô tình áp dụng những thói quen quen sinh hoạt tưởng nhẹ nhàng như tiết kiệm, sạch sẽ nhưng ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư.

Ngoài yếu tố di truyền, sống và môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong công việc hình thành bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt phổ biến cần được điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe.

Sử dụng trái cây bị hỏng một phần

Các loại quả như táo, đào, chuối, lê... thường dễ bị hỏng nếu để lâu hoặc không bảo quản trong điều kiện thích hợp. Đôi khi chúng chỉ hỏng một phần, thay vì bỏ đi không ăn, nhiều gia đình chọn cách gọt bỏ phần bị hỏng rồi tiếp tục ăn. Thói quen này đặc biệt nguy hiểm.

Theo Health Sina, khi trái cây bắt đầu bị hỏng, vi khuẩn hay nấm mốc sẽ sinh sôi không ngừng và thẩm thấu vào phần chưa bị hỏng, sinh ra các độc tố như aflatoxin.

Độc tố này là chất gây ung thư loại I luôn được WHO khuyến cáo. Chúng ta có thể bắt gặp aflatoxin trong các loại ngũ cốc bị nấm mốc như ngô, gạo, đậu phộng,...

Người bệnh hấp thụ aflatoxin qua đường miệng dù chỉ 1 miligam cũng có thể gây ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận...

Ăn thức ăn thừa

Để tiết kiệm chi phí, một số người có thói quen bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh và dùng lại thức ăn thừa cho những bữa ăn tiếp theo. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian lưu trữ sẽ khiến thức ăn mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có; đồng thời, sinh ra một số nấm, vi khuẩn gây bệnh, thậm chí còn tạo ra các hợp chất Nitrite.

Khi để qua đêm, một số thực phẩm như: rau xào, canh xương hầm… sẽ sản sinh ra hàm lượng Nitrite cao.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), Nitrite là một chất có thể gây ung thư. Khi chất này đi vào cơ thể, kết hợp cùng protein tạo thành Nitrosamine làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Tái sử dụng dầu ăn

Dù có rất nhiều cảnh báo nguy hiểm về việc tái sử dụng dầu ăn có thể thay đổi hợp chất hóa học, gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm, nhiều gia đình vẫn có thói quen cất lại phần dầu thừa cho lần nấu nướng tiếp theo.

Việc chiên đồ quá nóng và sau đó tái sử dụng dầu sẽ làm thay đổi cấu trúc chất béo, tạo ra các hợp chất độc hại không tốt cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, sau khi mở nắp, ba tháng là khoảng thời gian an toàn để sử dụng dầu ăn. Đặc biệt, dù còn thời hạn sử dụng nhưng nếu phát hiện dầu có dấu hiệu: hôi, khó ngửi, nhờn, sệt, màu đậm hơn so với ban đầu thì vứt ngay lập tức.

Uống nước quá nóng

Sử dụng đồ uống rất nóng có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư thực quản. Việc uống đồ uống nóng hoặc ăn thức ăn rất nóng có thể gây tổn thương nhiệt cho cổ họng và thực quản của chúng ta, từ đó dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế cũng cho thấy uống đồ uống nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Bởi mọi loại đồ ăn và thức uống đều đi qua đường thực quản mới đến dạ dày.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế báo cáo rằng ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến thứ 8 trên thế giới và cướp đi sinh mạng của gần 400.000 người mỗi năm. Căn bệnh này xảy ra do tổn thương thực quản do khói, rượu, trào ngược axit và sử dụng đồ uống nóng thường xuyên.

Đồ uống quá nóng khi mức nhiệt của nó lớn hơn 60 độ C. Khi sử dụng đồ uống nóng hay thức ăn quá nóng trong thời gian dài sẽ gây những tổn thương không đáng có cho cơ thể. Do đó, trong mùa đông, bạn nên dùng đồ uống và thức ăn ấm để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Gom lô đồ lót nhiều ngày mới giặt

Quần áo thay ra trong một ngày không phải lúc nào cũng đủ nhiều để giặt nên nhiều người có xu hướng gom đồ lót thay ra hàng ngày tới khi đủ nhiều thì giặt một lần. Thói quen này gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Trên thực tế, có khoảng 0,15% chất thải, mồ hôi, tế bào chết và một ít dịch nội tiết trên quần lót có thể trở thành môi trường phát triển và sinh sản lý tưởng của vi khuẩn và nấm.

Cứ mỗi ngày không được giặt thì lượng vi khuẩn lại tiếp tục nhân lên và nếu giặt không đúng cách thì vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh phụ khoa nghiêm trọng cho cả nam giới và nữ giới.

Hơn nữa, giặt đồ lót để nhiều ngày chung với các loại quần áo khác còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo.

Do đó, hãy giặt đồ lót của mình hàng ngày sau khi thay rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy quần áo để đảm bảo vi khuẩn không thể làm tổ nữa.

Rửa thịt sống trực tiếp dưới vòi nước

Rửa thịt trước khi sơ chế luôn được khuyến cáo để miếng thịt được rửa sạch bụi bẩn. Thói quen này có vẻ như không có vấn đề gì nhưng thực tế khi rửa thịt, vi khuẩn từ miếng thịt (như Salmonella, E. coli, tụ cầu khuẩn,...) sẽ bắn "tung tóe" khắp nơi trong bồn rửa đồ theo tia nước từ vòi, làm nhiễm khuẩn toàn bộ bồn rửa và thậm chí là bắn cả ra ngoài không gian bếp.

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn này sẽ phát triển, nhiễm chéo vào thực phẩm khác và gây bệnh như ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa,...

Lau bàn bằng giẻ lau

Thói quen lau bàn bằng giẻ lau tuy có vẻ sạch sẽ nhưng một miếng giẻ lau có thể chứa tới 5 nghìn tỷ vi khuẩn trên đó nếu như không được phân loại và giặt thường xuyên.

Nếu chỉ dùng một chiếc giẻ lau bàn để lau trong thời gian dài hoặc lau cho nhiều bề mặt khác nhau thì rất có nguy cơ gây ra các rủi ro sức khỏe, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu, người già hay trẻ nhỏ. Đó có thể là các bệnh tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, hay thậm chí là cả ung thư.

Để an toàn, nếu không thể giặt giẻ lau bàn hàng ngày, có thể thử đổi sang giẻ lau dùng một lần.

Với các khu vực bếp khác nhau, nên phân nhóm giẻ lau khác nhau để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Đừng quên giặt, tiệt trùng giẻ lau và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi khô thoáng thường xuyên.

Cuối cùng là nên thay các loại giẻ tối đa 3 tháng một lần.

Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn xong

Khói dầu ăn là một trong nhiều yếu tố gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chẳng hạn như ung thư phổi. Vì vậy sử dụng máy hút mùi hay quạt thông gió đặc biệt quan trọng và là thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, để tiết kiệm thì nhiều gia đình lại tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn xong.

Điều này vô tình khiến khói dầu ăn không được thoát hết, bám vào rèm cửa hay các đồ dùng trong gia đình. Hơi ẩm dư thừa trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào phổi của con người qua đường hô hấp, trong thời gian dài tiếp xúc sẽ gây ra bệnh đường hô hấp, nghiêm trọng hơn là ung thư.

Như vậy, nên để máy hút mùi hoạt động thêm khoảng 10 - 15 phút, đặc biệt là khi nấu các món chiên rán, cho máy được hút triệt để mùi thức ăn, khí độc rồi mới tắt máy

Bọc thức ăn bằng giấy báo, khăn giấy

Mỗi khi bọc thức ăn trong khăn giấy, chất huỳnh quang và chất làm trắng có thể bám vào đồ ăn. Thói quen này tưởng giúp cho đồ ăn sạch sẽ nhưng lại rất có hại, nhất là khi giấy ăn hay giấy báo không được làm từ chất liệu dùng cho thực phẩm và có thể chứa vi khuẩn sau khi trải qua rất nhiều khâu in ấn, vận chuyển, chuyền tay nhiều người. Đặc biệt đồ ăn có nhiệt độ càng cao thì các chất có hại trên giấy gói sẽ bay hơi rất nhanh.

Các chất huỳnh quang, làm trắng hay hợp chất của chì trong mực in có thể gây biến đổi gen, tác động tới hệ thần kinh cùng nội tạng.

Trong đó, nhiễm độc chì có thể khiến người nhiễm bị ngộ độc, gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt.

Tin cùng chuyên mục

Các bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối.

'Chạy đua với thời gian' cứu nam thanh niên suy tim giai đoạn cuối

(PLVN) - Các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa "chạy đua với thời gian" để đưa trái tim từ người cho chết não tại Bệnh viện Quân Y 103 (Hà Nội) về ghép thành công cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13.

Đọc thêm

Người phụ nữ tử vong do mèo cào

Người phụ nữ tử vong do mèo cào
(PLVN) -  Ngày 27/11, Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tại phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa vừa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại.

Siết chặt các quy định về quản lý chó dữ

Cần quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt việc nuôi giống chó dữ. (Ảnh minh họa: TK)

(PLVN) - Thời gian qua, tại Việt Nam, không ít vụ việc thương tâm liên quan đến chó dữ tấn công người đã xảy ra, gây bàng hoàng dư luận. Câu hỏi đặt ra là vì sao những bi kịch này vẫn tiếp diễn?

4 người tử vong do cúm A/H1pdm

4 người tử vong do cúm A/H1pdm
(PLVN) - Sở Y tế tỉnh Bình Định mới ra thông báo khẩn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm bởi tỉnh đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này.

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng
(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

1 ca bệnh bạch hầu tử vong tại Cao Bằng

Phun khử trùng xử lý môi trường bằng hóa chất Cloramin B.
(PLVN) - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) dương tính với bệnh bạch hầu.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.