Hàng chục người nhập viện sau khi ăn bánh mì tại 1 tiệm ở Vũng Tàu
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Vũng Tàu mới tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân trong tình trạng sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy và mệt mỏi.
Thông tin ban đầu, các bệnh nhân đều có một điểm chung là đã ăn bánh mì tại tiệm CBBĐ (ngã tư chợ Bến Đình, TP Vũng Tàu) vào tối 26/11. Tiệm bánh mì CBBĐ vốn nổi tiếng với món bánh mì kẹp pate gồm pate, thịt, dưa chua, hành ngò và có giá khoảng 20.000 đồng/1 ổ.
Cơ quan chức năng có mặt tại Bệnh viện Vũng Tàu để lấy thông tin, làm rõ nguyên nhân vụ việc
Một trong số những bệnh nhân là chị M.L ( trú tại đường Trần Phú, TP Vũng Tàu) cho biết, vào lúc 19h ngày 26/11, gia đình chị có 6 người cùng ăn bánh mì tại tiệm CBBĐ. Khoảng 2h ngày 27/11, tất cả đều có dấu hiệu ngộ độc thức ăn, với triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt và tiêu chảy. Sau đó chị và người nhà đã phải nhập viện cấp cứu.
Rạng sáng 27/11, hàng chục người phải tới viện cấp cứu. Trong đó, khoảng 20 người cần tiếp tục theo dõi và điều trị.
Phòng cấp cứu Bệnh viện Vũng Tàu đã tiếp nhận hàng chục trường hợp ăn bánh mì tiệm CBBĐ
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành kiểm tra tiệm bánh mì CBBĐ, lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm. Đồng thời, nhân viên của Chi cục đến Bệnh viện Vũng Tàu để khai thác thông tin từ các bệnh nhân nhằm xác định nguyên nhân chính xác của vụ việc.
(PLVN) - GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo số 6527/TB-SYT ngày 27/12/2024 về danh sách các cơ sơ bán lẻ thuốc trực bán thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(PLVN) - Trước thực trạng mức sinh có xu hướng xuống thấp trong những năm gần đây, Bộ Y tế đề xuất chính sách đảng viên sẽ không bị kỉ luật nếu sinh con thứ 3 trở lên.
(PLVN) - Bất chấp giá lạnh, sáng nay, 29/12, hàng ngàn sinh viên các trường Đại học trên địa Hà Nội đã hội tụ ở Đại học Bách khoa Hà Nội để tham gia Lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ XVII – năm 2025.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.
(PLVN) - Vaccine có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngay từ khi sinh ra, các em đã được tiêm một số loại vaccine để phòng tránh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh.
(PLVN) - Người xưa phòng, chữa bệnh tật bằng kinh nghiệm sống, họ ít có cơ hội để tìm kiếm tới thầy thuốc, phần vì nghèo, phần vì cho rằng đó là “số mệnh”. Chuyện bệnh tật, tìm kiếm thầy lang, bốc thuốc cũng nhiều chuyện thú vị…
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.
(PLVN) - Cách đây hơn 4 năm, ngày 7/2/2020 đã đánh dấu cột mốc đáng nhớ về ngoại giao đa phương của Việt Nam, khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 thành lập “Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh” vào ngày 27/12 do Việt Nam chủ trì đề xuất.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.
(PLVN) - Hôm nay, 25/12, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, tổ chức hội thảo cung cấp thông tin kế hoạch triển khai thi hành quy định cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được nêu trong Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV .
(PLVN) - Theo Báo cáo mới nhất từ Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và gây ra 21 trường hợp tử vong.
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu; uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể; do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm những bữa tiệc liên hoan được tổ chức ở nhiều nơi, và một trong những thức uống phổ biến trong các bữa tiệc là rượu. Không ít các vụ ngộ độc rượu đã diễn ra, gây hậu quả nghiêm trọng.