“Sợi chỉ đỏ” âm thầm níu giữ trăng rằm

Nghề làm đèn kéo quân vẫn âm thầm được các nghệ nhân làng Đàn Viên (Thanh Oai) lưu giữ
Nghề làm đèn kéo quân vẫn âm thầm được các nghệ nhân làng Đàn Viên (Thanh Oai) lưu giữ
(PLO) - Đêm nay là đêm Trung thu. Trên mọi miền đất nước tràn ngập không khí đêm rằm với những chiếc mặt nạ thân quen, những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân muôn màu… Kỳ thực, cách quãng 2 năm gần đây, trong nhịp chảy xô bồ của thị trường đã có lúc tưởng chừng những thức “quà quê” ấy không còn chỗ đứng. 

Thế nhưng, may mắn thay vẫn có không ít người vì trân quý những giá trị văn hóa dân gian mà âm thầm níu giữ. Họ như những “sợi chỉ đỏ” âm thầm vun bồi sức sống dân gian cho tâm hồn con trẻ…

Sức sống bền bỉ

Mỗi dịp Trung thu, nhắc đến nghiệp làm đèn ông sao ở Báo Đáp (Hồng Quang, Ninh Trực, Nam Định), đầu lân làng Gạo (Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định), chiếc tàu thủy sắt tây Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), đèn kéo quân (Thanh Oai, Hà Nội), tiến sĩ giấy (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội), mặt nạ giấy bồi ở Hàng Than (Hà Nội)… chẳng mấy ai không biết. Sở dĩ những “thương hiệu” này được biết đến một phần bởi nét tinh túy thuần Việt, phần khác vì chúng đều là hàng hiếm, còn ít người gìn giữ.

Nghịch lý ở chỗ dù nổi tiếng nhưng phần lớn những nghệ nhân còn giữ nghề lại chẳng thể sinh nhai bằng cái nghiệp đeo bám. Chẳng thế mà, cách đây ít năm, vào một dịp ghé thăm làng đèn kéo quân Đàn Viên (Thanh Oai, Hà Nội), trong ngôi nhà nhỏ tràn ngập tre, nan, giấy bóng… tôi vẫn nghe được tiếng thở dài thườn thượt của ông Vũ Văn Sinh. Không rầu lòng sao được khi cả thôn Đàn Viên này ngoài ông Sinh và ông Nguyễn Văn Quyền chẳng ai còn theo nghiệp làm đèn.

Như hồi tưởng lại một thuở hưng thịnh của làng đèn, ông Sinh tay dán giấy, miệng ngân nga bài dân ca mang dáng dấp chiếc đèn kéo quân được thắp sáng trong mùa hội: “Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù/ Ngựa giấy í a voi giấy, tít mù nó mới lại vòng quanh ớ ơ/ Bao giờ ta mới bắt cho kịp nhau/ Ngựa giấy ới a voi giấy vòng quanh ới a tít mù, tít mù là/ Khen ai khéo vẽ í a cái đèn cù...”. Lời ca chưa kịp dứt, hứng thú cũng chưa ngắt quãng cao trào thì bất giác người nghệ nhân buông lời: “Làng có nghề đấy, đèn đẹp đấy nhưng còn mấy ai chơi đèn kéo quân”.

Quả thực, trước sự xâm lấn ồ ạt của các sản phẩm đồ chơi ngoại nhập bắt mắt, Tết Trung thu cũng chẳng được mấy gia đình coi trọng. Nó biến chất thành dịp để người lớn thương mại hóa “văn hóa” biếu tặng. Dĩ nhiên, Trung thu cũng vì thế mà không mấy vẹn tròn trong đôi mắt con trẻ. Đèn làm ra không bán được, người làm nghề ở Đàn Viên dù xót lòng với cái nghiệp truyền đời nhưng vẫn phải xoay sở, tìm đủ thứ nghề khác để tồn tại.

Cả làng đã bỏ nghề, vậy sao ông vẫn làm đèn? Đáp lại câu hỏi của tôi, ông Sinh chỉ cười bâng quơ rồi tủm tỉm: “Nghề không đơn thuần là một nghề nữa, nó là thú vui khó bỏ. Cả năm bận bịu với nghiệp chính là sản xuất pháo bông, chăm sóc ruộng vườn nhưng cứ rảnh rang, đặc biệt là những ngày cận kề Trung thu thì cả gia đình tôi lại vuốt nan, làm đèn”.

Cũng như ông Sinh, đã nhiều năm nay, người dân ở phố Hàng Lược, Hàng Mã (Hoàn Kiếm) đã quen với tiếng trống rộn rã vang lên tại gian hàng nhỏ bé của bà Nguyễn Thị Thụng. Theo dòng thời gian, hòa với cơ chế thị trường, các đồ trò chơi dân gian dần nhường chỗ cho các loại đèn Trung Quốc sặc sỡ đủ sắc màu kèm theo những tiếng nhạc chói tai…

Ấy vậy mà bà Thụng vẫn kiên trì, bán những đồ chơi dân gian. Nhắc chuyện này, bà Thụng tỉm tỉm: “Tôi chỉ mong các cháu nhớ về cội nguồn, biết được truyền thống ông cha và không quên tiếng trống lễ hội với sức sống đã hàng ngàn đời nay…”.

Làm mặt nạ giấy bồi ở Hàng Than
Làm mặt nạ giấy bồi ở Hàng Than

Hi vọng còn mãi những mùa trăng

Cách đây ít hôm, khi tìm lại làng đèn Đàn Viên, tình cờ tôi chứng kiến hàng chục chiếc đèn đang được xếp lên ô tô chờ xuất đi khắp các tỉnh trên cả nước. Giờ đây, đèn kéo quân Đàn Viên làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Đối với sản phẩm tiêu thụ ở các đô thị, loại đẹp, kích cỡ lớn nhỏ khác nhau bán với giá từ 100.000 – 200.000 đồng/chiếc. Với nông thôn, những chiếc đèn vẫn có giá bình dân, thông thường được bán với giá từ 50.000 – 120.000 đồng/chiếc.

Vậy là làng đèn cù vẫn âm ỉ cháy? Suy nghĩ ấy bất giác hiện ra trong đầu tôi khi chứng kiến một phụ nữ trẻ là hàng xóm cạnh nhà ông Sinh đang hí hoáy đốt thử chiếc đèn kéo quân. Có thể lắm chứ, bởi cả gia đình ông Sinh từ vợ, cậu con trai Vũ Văn Tuấn, con dâu đến thành viên nhỏ tuổi nhất là bé Vũ Văn Hoàng năm nay 9 tuổi cũng đều theo nghề. Họ gìn giữ cái nghề “chẳng đủ ăn” này như một thú vui khó bỏ.

Có một điểm lạ, tựa như một nét riêng liên quan tới những nghệ nhân còn sót lại của làng nghề làm đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, tàu thủy sắt… mà tôi từng có dịp tiếp xúc đó là: những mùa Trung thu tràn đầy tiếng cười con trẻ. Trong câu chuyện về mùa hội của họ, tất thảy con trẻ đều đeo những chiếc mặt nạ giấy bồi ngộ nghĩnh, gõ trống đợi trăng lên cao. Đến khi vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng giữa bầu trời thì mâm cỗ được phá.

“Trong đêm Tết Trung thu, trẻ cũng rất thích chơi trò rồng rắn. Đi trước là đội múa lân, đội gõ trống, trên tay cầm những chiếc đèn rực rỡ sắc màu và hình thù, hát vang những giai điệu vui tươi rộn ràng: “Ông giẳng ông giăng/Xuống chơi với tôi/ Có nồi cơm nếp/Có nệp bánh trưng/ Có lưng hũ rượu/Có khiếu đánh đu/ Thằng cu vỗ chài/Bắt chai bỏ giỏ...” – một nghệ nhân hồi tưởng. Có lẽ vì tình yêu, sự hoài niệm về những mùa trăng mà những nghệ nhân đều cố sức giữ gìn nghề cha ông truyền thống.

Cũng đáng mừng là, sự trân quý văn hóa ấy đã tác động đến ý thức khá nhiều người. Để rồi những trò chơi dân gian, sản phẩm văn hóa thuần Việt ít nhiều đã được người dân lưu tâm hơn, trở thành động lực, tiếp sức cho những nghệ nhân gìn giữ, vun đắp thêm sức sống của dòng chảy văn hóa dân gian thắm đượm hồn quê. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.