Nhìn lại thế giới đầy bất ổn năm 2014

(PLO) - Những xu hướng tiêu cực xác lập trong năm trước thì trong năm 2014 đã có sự tiến triển mau lẹ.
Mùa xuân Arab thay vì dân chủ đã chỉ mang đến hoặc là chiến tranh “hỗn loạn có điều khiển”, hoặc là chế độ độc tài mới. Tại Ai Cập, quân đội và cảnh sát đang chiến đấu với bọn khủng bố trên bán đảo Sinai. Libya bị chìm ngập trong nội chiến. Tại Yemen, các trận chiến giữa người Shi’ite và Sunnite diễn ra cả ở các tỉnh, lẫn thủ đô.
Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) đã xác lập chỗ đứng trên lãnh thổ Iraq và Syria chiến hỏa và phát động cuộc thánh chiến Jihad toàn cầu. Chủ nghĩa thánh chiến Hồi giáo cấp tiến đang tiến nhanh xuống phía nam - đến Mali, Chad, Cameroon, Nigeria, Cộng hòa Trung Phi.
Ở Trung Âu đã hình thành một lò lửa bất ổn nghiêm trọng - đó là cuộc nội chiến ở Ukraine. Đó là cách Mỹ tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các địch thủ chiến lược là Nga và Liên minh châu Âu EU. NATO đang gia tăng hoạt động và mở rộng hạ tầng quân sự ngay sát biên giới Nga. Các tiền đề để phát động cuộc chiến tranh lạnh mới đã được tạo ra.
Hệ thống an ninh ở châu Âu bị phá hủy. Sự sụp đổ của các quốc gia và xem xét lại các đường biên giới vẫn tiếp diễn. Ở nhiều nước cựu lục địa, xu hướng ly khai đã tăng mạnh. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa người nhập cư và người châu Âu bản địa đang chín muồi.
Trong tình thế hình thành như vậy, Liên bang Nga buộc phải tăng cường quốc phòng, trang bị lại quân đội, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Nước Nga đã lựa chọn đường lối chiến lược phát triển quan hệ kinh tế với các nước phương Đông. Còn SNG với tư cách một cơ chế chính trị đã hết tác dụng.

1. Nga lấy lại Crimea

Người dân bán đảo Crimea đã không ủng hộ hành động chiếm quyền bằng vũ lực ở Kiev của các phần tử dân tộc chủ nghĩa cấp tiến. Giữa cộng hòa tự trị này và chính quyền mới ở Ukraine đã không thể đối thoại được với nhau. Trên bán đảo, đã xuất hiện các thành viên của tổ chức cực hữu Pravy sektor, bắt đầu các vụ khiêu khích và va chạm giữa cư dân nói tiếng Nga và người Tatar Crimea. Điều rõ ràng là Kiev đang chuẩn bị trấn áp bằng vũ lực các hành động phản đối.
“Những người lịch sự” đã ngăn chặn bùng nổ xung đột tại Crimea (Reuters)
“Những người lịch sự” đã ngăn chặn bùng nổ xung đột tại Crimea (Reuters) 
Ngày 11/3/2014, Xô-viết Tối cao Cộng hòa tự trị Crimea và Xô-viết thành phố Sevastopol đã đơn phương thông qua tuyên bố về nền độc lập của Cộng hòa tự trị Crimea và Sevastopol. Ngày 16/3, đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, trong đó 96,77% số người tham gia bỏ phiếu, có 83,1% ủng hộ sáp nhập với Nga, 2,51% muốn ở lại trong thành phần Ukraine. Ngày 18/3, Crimea và Sevastopol đã gia nhập thành phần Liên bang Nga.
Đóng vai trò lớn trong việc duy trì trật tự và hòa bình là “những người lịch sự” - những người có vũ trang, mang quân phục không phù hiệu, quân hiệu. Họ đã phong tỏa các đơn vị quân đội Ukraine và chiếm một số đơn vị. Phương Tây cho rằng thực ra đây là binh lính Nga cải trang, được cho là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Tổng cục Tình báo/Bộ Tổng tham mưu hoặc Bộ đội đổ bộ đường không.
Sau khi thu hồi bán đảo có tầm quan trọng chiến lược Crimea, nước Nga đã giành được quyền kiểm soát đối với Biển Đen và căn cứ tối quan trọng của Hải quân Nga sau khi giật phắt chúng ngay trước mũi Mỹ và NATO. Nước Nga cũng để phô trương sức mạnh để cho thấy rằng, Nga cũng có thể hành động theo nguyên tắc “Chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Ukraine coi Crimea là vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và thề giải phóng nó bằng sức mạnh.
2. Chiến tranh ở Ukraine
Tháng 11/2013, hoạt động biểu tình đông người kéo dài nhiều tháng “Euromaidan” với yêu sách ký hiệp định liên kết với EU bắt đầu. Sau đó, hoạt động này biến tính thành chống tổng thống và chống chính phủ gay gắt. Hàng trăm tên cực đoan tập hợp và tiến hành các trận đánh đường phố thực sự với cảnh sát.
“EuroMaidan” được các nhà ngoại giao và chính trị gia phương Tây ủng hộ, hà hơi tiếp sức, được các cơ quan tình báo nước ngoài tổ chức và được các tài phiệt trả tiền.
Đáp lại, chính quyền Kiev đã tuyên bố những người phản đối là phe ly khai. Ngày 15/4/2014, chiến dịch chống khủng bố (ATO) chống lại vùng đông nam bắt đầu với sự tham gia của các lực lượng vũ trang và các tiểu đoàn tình nguyện. Chống lại họ là các dân quân. Tham chiến ở cả hai phía còn có công dân đến từ nhiều nước.
Đêm 21, rạng sáng 22/2/2014, các phần tử dân tộc chủ nghĩa cấp tiến đã chiếm giữ tòa nhà Rada Tối cao (Quốc hội) Ukraine. Tổng thống Yanukovich bỏ trốn. Cuộc đảo chính phản hiến pháp đã được tiến hành như vậy.
Vùng Đông Nam Ukraine - Donbass bất bình với việc bọn dân tộc chủ nghĩa cực đoan chiếm giữ chính quyền đã đi theo con đường của Crimea. Tại đây xuất hiện Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR), sau này chính thức hợp nhất thành Novorussia. Các yêu cầu liên bang hóa Ukraine được đưa ra, nhưng cũng có nhiều người muốn sáp nhập vào Nga.
Máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ ở Ukraine đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Trên chuyến bay này có 3 mẹ con nạn nhân là người Việt Nam.
 Máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ ở Ukraine đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Trên chuyến bay này có 3 mẹ con nạn nhân là người Việt Nam.
Ngày 17/7, chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời tỉnh Donetsk, 298 người thiệt mạng. Mỹ và phương Tây nhanh chóng cáo buộc Nga gây ra tội ác này, mặc dù đang có ngày càng nhiều chứng cứ buộc tội quân đội Ukraine.
Các nước phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine, còn Nga thì giúp phe dân quân ly khai. Nhiều lính tình nguyện Nga đang tham chiến bên phía DNR và LNR. Mùa hè, quân Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề, dẫn tới chiến sự tạm dừng. Các thành phố và làng mạc của Donbass liên tục bị pháo kích. Theo số liệu của LHQ, hơn 4.000 dân thường đã chết, hơn 10.000 người bị thương, không dưới 1 triệu người trở thành người tị nạn.
Tháng 10/2014, hai bên đã thỏa thuận ngừng bắn tương đối. Việc trao đổi tù binh đang diễn ra. Nhưng lập trường của các bên vẫn không đổi. DNR và LNR đòi độc lập, Kiev tuyên bố họ là các tổ chức khủng bố và có ý định tiêu diệt.
Nga ủng hộ duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước Ukraine không tham gia các khối quân sự và thân thiện. Nhưng Ukraine đã từ bỏ quy chế không liên minh quân sự. Ukraine đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, thậm chí một số bộ trưởng còn là người ngoại quốc.
Trên lãnh thổ Ukraine đang diễn ra cuộc chiến địa-chính trị của Mỹ chống nước Nga. Mỹ đang mưu toan biến Ukraine thành một khẩu súng ngắn nạp đầy đạn dí vào thái dương nước Nga. Một cuộc chiến tranh kinh tế (trừng phạt), ngoại giao, tâm lý, thông tin chưa từng có được triển khai chống lại nước Nga.

3. "Nhà nước Hồi giáo"

Nhóm khủng bố Hồi giáo hùng mạnh nhất “Nhà nước Hồi giáo” (IS) chỉ bắt đầu tham chiến ở Syria vào năm 2013, sau đợt tấn công mùa hè mạnh mẽ, đang kiểm soát 1/3 lãnh thổ Iraq và gần 1/3 lãnh thổ Syria. Tại khu vực này, chúng tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo Caliphate mà mục tiêu tối đa của nó là nắm quyền trên toàn thế giới.
Khác với Al Qaeda, IS không áp đặt tư tưởng Salafism mà trung thành với Sunnite truyền thống. Tại khu vực lãnh thổ chiếm được, IS thành lập tất cả các cơ cấu của chính quyền nhà nước, có các bộ hoạt động, xây dựng các bệnh viện, trường học, hệ thống bảo trợ xã hội. Điều đó giúp IS có được sự ủng hộ của dân chúng và thu hút người tình nguyện gia nhập quân đội.
Đội quân IS với tham vọng đế chế Hồi giáo đang gây kinh hoàng.
 Đội quân IS với tham vọng đế chế Hồi giáo đang gây kinh hoàng.
Quân số chiến đấu của IS hiện không thể xác định chính xác, chỉ ước lượng từ 30.000-80.000, trong đó có 10.000-16.000 là người nước ngoài. Chỉ huy quân đội của IS là các cựu sĩ quan quân đội Saddam Hussein. Chúng chiếm được số lượng lớn vũ khí trang bị từ các căn cứ của quân đội Iraq. IS khét tiếng tàn bạo với các vụ thảm sát dã man hàng loạt tù binh.
Tất cả các thủ lĩnh của IS, kể cả Caliph Abu Bakr al-Baghdadi, đều đã trải qua trại tù của Mỹ ở khu vực thành phố Umm Qasr, Iraq. Theo thông tin của Edward Snowden, IS do tình báo Mỹ, Anh và Israel lập ra, nhằm chống lại người Shi’ite ủng hộ Iran và chống lại các nhà nước Arab không thừa nhận Israel - đó là Iraq, Syria, Ai Cập.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố IS là kẻ thù số 3, sau bệnh dịch Ebola và nước Nga, và đã thành lập liên minh quốc tế chống IS. Liên minh này đang tiến hành các cuộc không kích không mấy hiệu quả. Tham gia các trận chiến mặt đất với IS chủ yếu là dân quân người Kurrd và một bộ phận quân đội Iraq.

4. NATO đẩy mạnh hoạt động ở Đông Âu - tiền đề cho chiến tranh lạnh

Cuối tháng 3/2014, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố rằng, NATO sẽ tiếp tục mở rộng sang phía Đông và sẽ tăng cường sự hiện diện cảu mình ở các nước thành viên Đông Âu. Ngày 1/4/2014, hợp tác quân sự giữa Nga và NATO bị đình chỉ. NATO bắt đầu gia tăng hoạt động chưa từng có ở gần biên giới Nga.
Tàu chiến của lực lượng hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải.
 Tàu chiến của lực lượng hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải.
Lực lượng không quân ở Ba Lan được tăng cường, bắt đầu các chuyến bay của máy bay trinh sát AWACS ở Ba Lan và Rumani. Các đội quân NATO bắt đầu được triển khai luân phiên gần biên giới Nga. Hạ tầng quân sự được thiết lập - đó là các sở chỉ huy, kho vũ khí, đạn dược.
Các cuộc tập trận trên bộ và trên biển được tiến hành gần như liên tục. Số lượng chuyến bay của không quân NATO đã tăng gấp 3 lần.

5. Chiến tranh ở Syria

Chiến tranh ở Syria diễn ra từ mùa hè năm 2011. Chế độ của ông Bashar Al Assad dã chứng tỏ sự vững chắc của mình, vẫn được dân chúng ủng hộ, còn tinh thần quân đội thì cao chưa từng có. Quân chính phủ từng bước giành lại lãnh thổ khỏi tay các nhóm Hồi giáo. Syria có được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Iran, những nước đang cung cấp cho Syria tín dụng và vũ khí.
Một vụ đánh bom xảy ra ở ngoại ô Damascus.
 Một vụ đánh bom xảy ra ở ngoại ô Damascus.
Phía đối địch được Saudi Arabia ủng hộ bằng tiền và vũ khí. Các nước phương Tây và Mỹ cung cấp vũ khí trang bị cho “Quân đội Syria Tự do” (FSA). Nhưng đa số các đơn vị của FSA từ lâu đã hợp quân với tổ chức IS. Viện trợ từ phương Tây có nhiều khi bị các lực lượng Hồi giáo mạnh hơn tước đoạt. Thỉnh thoảng, Israel lại tấn công quân chính phủ Syria và cung cấp tin tình báo cho các lực lượng phiến quân.
IS đã trở thành lực lượng đối lập chủ yếu. Và Mỹ buộc phải không kích các toán quân của IS. IS bắt đầu tấn công chống người Kurd vốn giữ thế trung lập khiến dân quân Kurd buộc phải đứng về phía quân chính phủ. Dường như nay Mỹ cũng đã từ bỏ ý đồ lật đổ ông Assad. Đối với họ, chiến tranh triền miên ở Syria hình như cũng ổn.

6. Hỗn loạn ở Libya

Cuộc khủng hoảng Libya đã đạt đến giai đoạn căng thẳng mới. Các nhóm Hồi giáo từ các lực lượng nổi dậy cũ đã giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli, Benghazi và miền Tây nước này. Sau đó, chúng phát động tấn công các hải cảng có cảng khẩu xuất dầu lửa.
Những người tị nạn trong cảnh đói và khát ở Libya.
 Những người tị nạn trong cảnh đói và khát ở Libya.
Đối kháng với chúng là chính phủ, một số lực lượng tự do, quân đội và vài bộ lạc. Tháng 5/2014, quân đội dưới quyền chỉ huy của Tướng Khalifa Haftar đã mở chiến dịch “Phẩm giá” (Operation Dignity) chống lực lượng Hồi giáo.
Trong tháng 7, chúng phát động chiến dịch đáp trả “Bình minh Libya” (Operation Dawn of Libya). Tháng 10/2014, quân đội Libya bắt đầu cuộc tấn công mới. Các trận đánh ác liệt hiện nay đang diễn ra ở Benghazi và các thành phố khác. Hơn 120.000 người Libya đã trở thành người chạy nạn.

7. "Boko Haram" ở Nigeria

Nhóm Hồi giáo Boko Haram ủng hộ tổ chức IS và tuyên bố thành lập vương quốc Hồi giáo Caliphat của riêng mình tại các tỉnh miền bắc Nigeria mà chúng chiếm được. Quân đội chính phủ ở tình trạng hoảng loạn và bán tan rã không thể kháng cự mạnh mẽ. Binh lính thì trực tiếp nhảy vào cướp bóc, tống tiền và bắt cóc dân thường.
Boko Haram gây kinh hoàng ở Châu Phi.
 Boko Haram gây kinh hoàng ở Châu Phi.
Boko Haram khét tiếng với những vụ thảm sát tàn bạo người Thiên Chúa giáo và và những người Hồi giáo thờ phụng “không đúng đắn” đạo Hồi. Họ cũng bắt cóc phụ nữ và trẻ em gái, cưỡng bức họ theo đạo Hồi và lấy chồng. Ảnh hưởng của nhóm lan rộng sang các nước láng giềng Chad, Cameroon và Niger. Tại châu Phi đã xuất hiện một lò lửa bất ổn nghiêm trọng.

8. Vụ bê bối Mistral

Pháp đã từ chối chuyển giao cho Nga tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Nga đã thanh toán tiền. Nguyên nhân là tình hình Ukraine mà Pháp cho là Nga có lỗi.
Pháp sẽ phải đền bù nặng thương vụ 2 tàu Mistral trị giá 1,5tỷ USD đã ký với Nga nếu không bàn giao tàu.
 Pháp sẽ phải đền bù nặng thương vụ 2 tàu Mistral trị giá 1,5tỷ USD đã ký với Nga nếu không bàn giao tàu.
Điều đó cho thấy, hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước NATO là quá mạo hiểm và tiềm ẩn nguy cơ các hợp đồng không được thực hiện. Còn Pháp thì là nước không tự chủ trong các quyết định của mình và dễ chịu sức ép chính trị của các nước đồng mình.
Nga sẽ chấp nhận cả phương án tàu được chuyển giao hoặc phương án trả lại tiền cộng tiền phạt vì không thực hiện hợp đồng.

9. Chiến dịch Vành đai Bảo vệ (Operation Protective Edge)

Đáp lại các cuộc pháo kích ồ ạt bằng hỏa tiễn từ dải Gaza, Israel từ ngày 7/7-26/8/2014, đã tiến hành chiến dịch Vành đai Bảo vệ. Từ dải Gaza, đã có gần 4.560 quả rocket và đạn cối được bắn về phía Israel. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel đã thể hiện hiệu quả chiến đấu cao khi bắn hạ được 735 rocket. Kết quả có 69 người Israel thiệt mạnh, hơn 800 người bị thương.
Sau cuộc tấn công của quân đội Israel, nhóm Hamas bị suy yếu nhưng vẫn nắm quyền kiểm soát dải Gaza.
 Sau cuộc tấn công của quân đội Israel, nhóm Hamas bị suy yếu nhưng vẫn nắm quyền kiểm soát dải Gaza.
Quân đội Israel đã tấn công hơn 5.260 mục tiêu. Theo thông tin từ dải Gaza, 2.141 người Palestine đã thiệt mạng, hơn 10.000 người bị thương. Các vụ bắn phá đã chấm dứt. Nhóm HAMAS bị suy yếu, nhưng vẫn nắm quyền kiểm soát dải Gaza, nhưng rơi vào thế phụ thuộc hơn vào chính quyền Palestine ở Ramallah.  

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.