Nga tăng cường hoạt động quân sự tại Crimea

Một người được cho là binh lính Nga đứng gác bên ngoài một căn cứ quân sự của Ukraine
Một người được cho là binh lính Nga đứng gác bên ngoài một căn cứ quân sự của Ukraine
(PLO) - Nga đã tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực Crimea của Ukraine, nắm quyền kiểm soát thực tế khu vực này bất chấp các yêu cầu rút binh lính từ các nước phương Tây. 
Theo phóng viên của Hãng tin BBC, Crimea hiện nằm dưới tầm kiểm soát của lực lượng vũ trang Nga dù không có viên đạn nào được bắn ra. Hai căn cứ quân sự lớn của Ukraine đang bị bao vây và một số cơ sở chủ chốt như sân bay cũng đã bị chiếm đóng. Hàng nghìn binh lính bổ sung của Nga mới đến khiến quân số tinh nhuệ của Moscow vượt quá sự hiện diện quân sự của Ukraine. 
Thêm vào đó, Người phát ngôn của lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine ngày 3/3 cho hay, Nga đã đưa các xe bọc thép tới gần một bến phà ở eo Kerch, nằm giữa Nga và Crimea. Song, ông này nói rằng không thể dự đoán được liệu Nga có đưa các phương tiện nói trên lên phà hay không. Các tàu của Nga cũng đã di chuyển tới thành phố cảng Sevastopol – nơi đóng quân của Hạm đội biển Đen. Ngoài ra, Người phát ngôn cho biết thêm, các lực lượng Nga đã chặn dịch vụ điện thoại di động tại một số nơi ở Crimea.
Đáp lại, chính quyền lâm thời của Ukraine đã kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa từ cộng đồng quốc tế để buộc Nga rút quân. Trong khi vẫn hy vọng giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại, Kiev cũng đã yêu cầu huy động quân đội. Những người đàn ông trên khắp Ukraine đã nhận được giấy triệu tập và sẽ tham gia khóa huấn luyện trong vòng 10 ngày, bắt đầu từ 3/3. 
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk cảnh báo rằng nước này đang ở trên bờ vực thảm họa. Trước đó, ngày 2/3, người đứng đầu lực lượng hải quân Ukraine Denis Berezovsky đã bị cách chức sau khi ông này cam kết trung thành với chính quyền mới thân Nga ở Crimea. Giới lãnh đạo lâm thời của Ukraine đang điều tra ông này về tội phản quốc. 
Các động thái của Nga diễn ra sau khi các nước đối tác của nước này trong nhóm G8 đã lên án việc Moscow triển khai quân đội trong lãnh thổ Ukraine. Trong tuyên bố chung của lãnh đạo 7 nước trong nhóm các nước công nghiệp hóa hàng đầu thế giới do Nhà Trắng công bố, nhóm này nói rằng họ “lên án hành động vi phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine của Liên bang Nga”. Các nước này cũng tuyên bố không tham dự các cuộc họp trù bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 diễn ra vào tháng 6 tới tại thành phố Sochi của Nga. Các Bộ trưởng Tài chính của G7 trong khi đó tuyên bố họ sẵn sàng “ủng hộ tài chính mạnh mẽ cho Ukraine”.
Các nhà lãnh đạo thế giới đang tích cực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng đang ngày càng gia tăng tại Ukraine. Hôm 2/3, NATO đã họp khẩn ở Brussels và Ngoại trưởng Anh William Hague đã đến Kiev để nói chuyện với Chính phủ mới của Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng sẽ đến Ukraine vào ngày 4/3.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.