“Nga không bao giờ có ý định xâm phạm chủ quyền Ukraine"

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin. (Nguồn: Podrobnosti)
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin. (Nguồn: Podrobnosti)
Phát biểu trên chương trình đối thoại chính trị của kênh truyền hình Russia 1 phát sóng tối 2/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin nói rằng Nga không bao giờ có ý định xâm phạm chủ quyền của Ukraine và không một người Nga nào muốn có chiến tranh với nước láng giềng thân thiết này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh những gì đang diễn ra ở Ukraine là một thảm kịch của nước láng giềng anh em và Moskva muốn Ukraine ổn định, phát triển thịnh vượng. Nga cũng phản đối bất kỳ tuyên bố nào kích động hằn thù, mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine; đồng thời ủng hộ tất cả các lực lượng có thiện ý tăng cường quan hệ song phương.
Ông khẳng định vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine hoàn toàn có thể giải quyết và phải được giải quyết nội bộ một cách tự nguyện trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các cộng đồng chứ không phải là do sự cưỡng ép. Ông chỉ rõ, thực tế đang diễn ra ở Crimea là bằng chứng cho thấy sự cưỡng ép đã đưa đến kết quả như thế nào.
Cùng ngày, trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố giới lãnh đạo hiện nay ở Ukraine đã tiếm quyền một cách bất hợp pháp và khẳng định Tổng thống Viktor Yanukovych vẫn là nguyên thủ quốc gia Ukraine theo hiến pháp.
Ông Medvedev nói thêm: "Nga sẵn sàng phát triển quan hệ nhiều mặt và tôn trọng với người anh em Ukraine, một mối quan hệ hiệu quả và đôi bên cùng có lợi. Nga cần một Ukraine mạnh mẽ và ổn định".
Trước đó, Tư lệnh Hải quân Ukraine Denis Berezovsky tuyên bố trung thành với chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea, chỉ một ngày sau khi được Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksanr Turchynov bổ nhiệm vào chức vụ này.
Trong tuyên bố phát trên truyền hình được đưa ra từ tổng hành dinh Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea, ông Berezovsky nêu rõ: "Tôi xin thề sẽ trung thành với người dân khu Cộng hòa tự trị Crimea, những người anh hùng của thành phố Sevastopol. Tôi xin thề sẽ hoàn thành nhiệm vụ của một quân nhân, đó là bảo vệ cuộc sống và sự tự do của người dân tại Cộng hòa tự trị Crimea."
Binh sỹ các lực lượng vũ trang Ukraine đóng tại Crimea đã đồng loạt rời bỏ đơn vị và nộp đơn từ nhiệm trong khi lực lượng tự vệ ở đây đã tiếp quản các doanh trại và vũ khí, khí tài quân sự.
Từ ngày 27/2 vừa qua, trụ sở Hội đồng Tối cao (cơ quan lập pháp) và Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) khu vực tự trị Crimea tại Simferopol đã nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng tự vệ nói tiếng Nga.
Trong một diễn biến khác, giới chức Mỹ ngày 2/3 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới thăm Kiev để bày tỏ ủng hộ các nhà lãnh đạo tạm quyền mới ở quốc gia Đông Âu này.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói: "Ngoại trưởng Kerry sẽ tới Kiev ngày 4/3", đồng thời xác nhận rằng các lực lượng của Nga "hiện đã hoàn toàn kiểm soát bán đảo Crimea".
Trước đó, Ngoại trưởng Kerry cũng đã đưa ra lời cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng "ông ta (Putin) sẽ không thể tổ chức Hội nghị G-8 ở Sochi, và ông ấy thậm chí sẽ không còn trong G8 nếu tình hình này tiếp diễn. Tài sản của bản thân ông ấy sẽ bị phong tỏa, cả các doanh nghiệp Nga, doanh nghiệp Mỹ có thể rút lui (đầu tư), đồng ruble có thể bị sụp đổ hơn nữa".
Trong khi đó, trong tuyên bố đưa ra sau một cuộc họp kéo dài gần 8 giờ, NATO đã hối thúc triển khai các quan sát viên quốc tế tới Ukraine để giảm căng thẳng và liên minh này nỗ lực "can dự" với Nga tại các cuộc thảo luận NATO - Nga.
Tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi hối thúc hai bên lập tức tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại, triển khai các quan sát viên quốc tế tới Ukraine dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an LHQ hoặc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)".
Trước những diễn biến căng thẳng liên quan tới tình hình tại Ukraine, ngày 2/3, cộng đồng quốc tế kêu gọi tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan tới tình hình căng thẳng tại Ukraine tuân thủ luật pháp quốc tế và tìm kiếm giải pháp chính trị thông qua đối thoại, đàm phán trên cơ sở luật pháp sở tại, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân thuộc mọi sắc tộc và nhanh chóng thiết lập lại trật tự xã hội.
Với các lực lượng liên quan ở bên ngoài, Trung Quốc hối thúc các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, thực thi giải pháp chính trị thông qua đàm phán nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Mỹ, Anh và Pháp đã có những tuyên bố mang tính gây sức ép về liên quan đến tư cách thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-8) của Nga và cuộc họp trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng Sáu tới.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại nhấn mạnh không nên khai trừ Nga khỏi G-8 bởi đó là kênh đối thoại hiệu quả duy nhất giữa phương Tây và Moskva.
Từ Berlin, ông Steinmeier cũng cảnh báo châu Âu có nguy cơ bị chia rẽ vì Ukraine; nêu rõ: "Mọi hành động sai lầm có thể dẫn tới leo thang bất ổn, những hậu quả nghiêm trọng và xóa bỏ nhiều năm hợp tác mang tính xây dựng vì một châu Âu an toàn hơn”.
Cùng ngày, trong thông cáo kết thúc phiên họp khẩn cấp của 28 thành viên tại Brussels (Bỉ) để đánh giá về tình hình Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kêu gọi các bên kiềm chế, tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại với sự can dự của định chế quốc tế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hay OSCE nhằm chấm dứt tình trạng căng thẳng leo thang tại Ukraine.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.