Nga bác bỏ việc liên quan đến vụ chiếm giữ 2 sân bay ở Crimea

Các tay súng ở bên ngoài sân bay Simferopol.  Ảnh: Internet
Các tay súng ở bên ngoài sân bay Simferopol. Ảnh: Internet
(PLO) - Trong một diễn biến được chính quyền Ukraine miêu tả là một sự “xâm lược” và “chiếm đóng của các lực lượng Nga”, các đối tượng có vũ trang ngày 28/2 đã giành quyền kiểm soát 2 sân bay ở vùng Crimea. Tuy nhiên, Hạm đội Biển Đen của Nga khẳng định họ không liên quan đến việc này.
Ngày 27/2, các tay súng đã chiếm giữ trụ sở quốc hội Crimea và cắm cờ Nga trên nóc nhà. Những tay súng này không đưa ra bất cứ yêu cầu nào và cảnh sát Ukraine vẫn tiến hành tuần tra bình thường quanh tòa nhà. Các nguồn tin cho biết, nhóm người có vũ trang nói trên cũng đã kiểm soát sân bay quốc tế Simferopol suốt đêm và tiến hành tuần tra tại đây trong ngày 28/2. 
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov khẳng định việc kiểm soát sân bay Simferopol có liên quan đến quân đội Nga. Ông này cũng cáo buộc Hải quân Nga đã giành quyền kiểm soát sân bay quân sự Belbek ở gần cảng biển Sevastopol – vốn là căn cứ của Hạm đội Biển Đen. 
“Tôi xem điều đang xảy ra ở đây là một cuộc xâm lược vũ trang và chiếm đóng vi phạm mọi thỏa thuận và quy ước quốc tế” – ông Avakov viết trên trang facebook của mình. Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov cũng đã triệu tập phiên họp khẩn cấp những người đứng đầu lực lượng an ninh nước này để thảo luận những diễn biến tại Crimea. 
Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ việc có liên quan đến sự việc xảy ra ở sân bay quân sự. “Không có bất kỳ đơn vị nào của Hạm đội Biển Đen tiến về phía sân bay” – Hãng tin Interfax dẫn lời một người phát ngôn của hạm đội trên khẳng định. Một người đàn ông tên Vladimir cũng nói rằng ông ta là người tình nguyện giúp đỡ một nhóm có vũ trang khác đến từ nhóm có tên “Lực lượng dân quân Crimea”.
“Tôi ủng hộ lực lượng Dân quân Crimea. Chúng tôi chỉ là những người dân thường, những người tình nguyện. Chúng tôi ở sân bay này để giữ trật tự. Chúng tôi sẽ đón tiếp các máy bay hạ cánh với một nụ cười thân thiện, sân bay vẫn hoạt động bình thường” – ông Vladimir khẳng định. Phóng viên của Hãng tin AFP cũng khẳng định sân bay vẫn hoạt động bình thường, bất chấp sự hiện diện của các tay súng.
Trước đó ngày 27/2, Điện Kremlin cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Chính phủ của ông tiếp tục các cuộc đối thoại về mối quan hệ kinh tế và thương mại với Ukraine, đồng thời tham vấn các đối tác nước ngoài – trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế - về viện trợ tài chính cho Kiev. Bên cạnh đó, ông Putin cũng yêu cầu Chính phủ xem xét yêu cầu viện trợ nhân đạo từ Crimea.
Cũng trong ngày 27/2, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn một chính phủ mới do một người có xu hướng ủng hộ phương Tây đứng đầu, đồng thời thông qua một nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an của Liên Hợp quốc tiến hành một cuộc họp để bàn về cuộc khủng hoảng hiện nay ở nước này. Cùng ngày, Quốc hội Crimea cũng cho biết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc mở rộng quyền tự trị của khu vực này vào ngày 25/5 tới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.