Trụ sở chính phủ Ukraine ở Crimea bị chiếm giữ

Cảnh sát Ukraine bao vây tòa nhà trụ sở chính phủ ở Crimea
Cảnh sát Ukraine bao vây tòa nhà trụ sở chính phủ ở Crimea
(PLO) - Ukraine ngày 27/2 đã đặt lực lượng cảnh sát trong tình trạng báo động cao sau khi hàng chục tay súng ủng hộ Nga xông vào chiếm giữ trụ sở chính phủ ở khu vực Crimea và kéo cờ Nga lên nóc nhà. 
Theo các nguồn tin, việc chiếm giữ xảy ra vào khoảng 4h00 ngày 27/2 (giờ địa phương). Hãng Thông tấn Interfax trích lời một nhân chứng cho hay, bên trong khu trụ sở chính phủ và quốc hội ở thành phố Simferopol, thủ phủ Crimea, có khoảng 60 người với nhiều vũ khí. Những người này mặc đồng phục nhưng không có biển hiệu. Họ cũng không đưa ra yêu cầu gì nhưng dựng một tấm biển viết: “Crimea là nước Nga”. 
Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nói rằng khu vực của chính quyền ở Simferopol đã bị cảnh sát phong tỏa nhằm tránh đổ máu. “Các biện pháp đã được đưa ra để đối phó với hành động cực đoan không để tình hình leo thang thành xung đột vũ trang tại trung tâm thành phố” - ông Avakov nói trong một thông cáo trên trang Facebook cá nhân. 
Bộ Ngoại giao Ukraine trong khi đó đã triệu tập phái viên của Nga ở Kiev và kêu gọi các cuộc tham vấn ngay lập tức với Moscow về vụ việc chiếm giữ ở Crimea. Bộ này cũng đã trao cho phái viên của Nga văn bản yêu cầu các lực lượng của Nga đang đóng ở căn cứ trên bán đảo Crimea không được rời căn cứ. Tổng thống tạm quyền Ukraine cũng tuyên bố nếu các lực lượng của Nga rời khỏi căn cứ của họ tại thành phố Sevastopol thì đây “sẽ được xem là hành động gây hấn quân sự”. 
Trong khi đó, các cuộc tập trận quân sự của Nga đã bước sang ngày thứ hai, với các máy bay chiến đấu đã được đặt trong trình trạng sẵn sàng chiến đấu. “Các máy bay chiến đấu đang tiến hành tuần tra liên tục ở khu vực biên giới” – Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/2 đã đặt quân đội trong tình trạng báo động để chuẩn bị cho cuộc tập trận lớn có sự tham gia của phần lớn các đơn vị quân đội ở phía Tây nước Nga. Quân đội Nga cũng đã tuyên bố các biện pháp tăng cường an ninh ở trụ sở Hạm đội Biển Đen trên bán đảo Crimea. 
Những sự kiện ở Crimea diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Ukraine chuẩn bị thành lập Chính phủ mới. Trước đó, tối 26/2 (giờ địa phương), danh sách Nội các lâm thời tại Ukraine đã được công bố ở trại biểu tình chính ở Kiev. Ủy ban Maidan - bao gồm các nhóm biểu tình và nhà vận động - đã đề cử thủ lĩnh Đảng Tổ quốc Arseniy Yatsenyuk làm người đứng đầu nội các cho tới cuộc bầu cử tổng thống ngày 25/5. Ông Yatsenyuk - cựu Chủ tịch Hạ viện và từng làm Ngoại trưởng - là một trong các lãnh đạo đối lập chủ chốt trong đợt biểu tình bắt đầu cuối tháng 11/2013. Ngoài ra, trong danh sách còn có một số lãnh đạo biểu tình khác.
Trong bối cảnh căng thẳng ở Crimea, Bộ Ngoại giao Nga ngày 27/2 ra tuyên bố khẳng định Moscow sẽ bảo vệ các công dân của Nga. Bộ này cũng bày tỏ quan ngại về “tình trạng vi phạm nhân quyền quy mô lớn tại Ukraine”. Nga đã bày tỏ sự quan ngại về tính hợp pháp của chính quyền mới ở Ukraine sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych rời khỏi Thủ đô Kiev hồi tuần trước và cáo buộc họ đã không kiểm soát các phần tử cực đoan đe dọa cộng đồng người nói tiếng Nga ở khu vực phía Đông và Nam Ukraine. 
Những sự kiện ở Crimea là một minh chứng khác cho tình hình căng thẳng tại khu vực. Trước đó, ngày 26/2, những người theo chủ nghĩa ly khai ủng hộ Nga và những người ủng hộ giới lãnh đạo mới của Ukraine cũng đã đối đầu tại Simferopol. Những sự kiện này dấy lên những lo ngại về khả năng ly khai tại Ukraine.
Ngày 26/2, ông Arseniy Yatsenyuk - người được đề cử làm Thủ tướng tạm quyền Ukraine –  thừa nhận ở Crimea có những tình cảm khác nhau và có những lực lượng muốn phân chia đất nước và tuyên bố ly khai. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh chính quyền Ukraine có thể đối phó với tình trạng này. Crimea được chuyển từ Nga sang cho Ukraine vào năm 1954.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.