Trước khủng hoảng, Putin thề đưa nước Nga trở lại hùng cường

Trước khủng hoảng, Putin thề đưa nước Nga trở lại hùng cường
(PLO) - Tổng thống Vladimir V. Putin từng nhanh chóng có được sự ủng hộ rộng rãi bằng cách khiến cho người dân Nga giàu hơn qua mỗi năm và lời thề khôi phục vị thế cường quốc của đất nước. Thế nhưng, những diễn biến hiện tại với dự đoán kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, đang đẩy nước Nga tiến sát tới bờ vực khủng hoảng.
Bờ vực khủng hoảng
Mỗi ngày, Moscow đều hứng chịu những tin tức không may về kinh tế. Giá dầu thế giới giảm ở mức kỷ lục trong 5 năm, tỉ giá đồng rúp với đô la Mỹ cho đến thời điểm này đã giảm 40%. Lạm phát tăng 9% trong năm nay và tiếp tục leo thang, vốn đầu tư nước ngoài tháo chạy cả trăm tỉ USD...
Ông Putin đã hoãn lại những siêu dự án, ví như hệ thống ống dẫn South Stream đưa khí đốt tới miền nam châu Âu hay xây dựng đường sắt tốc độ cao từ Moscow tới Kazan.
Một số nhà phân tích nói rằng, những thay đổi có thể cảm nhận được đã diễn ra trong lĩnh vực chính sách. Putin có thể phải hạ giọng trong quan điểm chống phương Tây. Nhưng một số người khác lại cho lo ngại ông có thể làm điều ngược lại, rằng ông cần thay đổi sự chú ý vào các vấn đề kinh tế bằng cách đẩy cao sự phiêu lưu chủ nghĩa dân tộc ở nước ngoài, kiểu như vụ sáp nhập Crimea.
“Đây là thực tế hoàn toàn mới với ông ấy", Thời báo New York dẫn lời Sergei M. Guriev, một nhà kinh tế học nổi tiếng đã ra khỏi Nga năm ngoái, nói về Putin. "Bất cứ khi nào Nga muốn giá dầu tăng, giá dầu sẽ tăng. Ông ấy luôn may mắn, nhưng không phải lần này".
Nga phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ - chiếm khoảng 60% tổng lượng xuất khẩu. Khi giá dầu lao dốc trùng khớp với những thiệt hại kinh tế do các biện pháp trừng phạt của phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine, thì ông Putin có nguy cơ mất đi phương tiện để đưa sức mạnh Nga trở lại vũ đài thế giới.
Một số chuyên gia tài chính cho rằng, vấn đề lớn nhất của Nga không phải là đồng rúp tụt giá, cũng không phải là giá dầu lao dốc. cho dù ngân sách thường niên được đánh giá dựa trên mức giá 96USD/thùng mà hiện tại con số này chỉ là 70USD.
“Tất cả đều quá nhỏ so với cuộc khủng hoảng tài chính", Vladimir Milov, nguyên thứ trưởng năng lượng hiện đã trở thành nhà chính trị đối lập với Putin nói.
Gần 700 tỉ USD nợ các ngân hàng phương Tây, phần lớn thuộc về các tập đoàn nhà nước đóng vai trò trung tâm nền kinh tế Nga. Khi bị cấm vận, Nga không còn đường tiếp cận với nguồn tài chính phương Tây. Mặc dù Moscow đã hướng Đông để thay thế, nhưng các ngân hàng TQ không đủ khả năng bù đắp.
Thay vào đó, các khoản nợ đe dọa làm kiệt quệ nguồn dự trữ ngoại hối 400 tỉ USD của Kremlin.
Putin bình thản
Ông Putin chưa công khai về việc Nga sẽ đối phó thế nào với các vấn đề tài chính hiện tại. Trong một cuộc họp báo tháng trước, ông bày tỏ lo ngại về giá dầu, và nói rằng, nửa đầu năm 2014, giá dầu đã đủ cao để lấp đầy ngân sách Nga, và rằng Nga cần "chờ đợi và chứng kiến" điều gì xảy ra năm tới.
Ông thậm chí còn mô tả sự sụt giá đồng rúp là hữu ích với ngân sách.
Theo nhiều nhà phân tích phương Tây, thì vấn đề lớn nhất của giới lãnh đạo Nga là không thừa nhận sai lầm. Nền kinh tế kiệt quệ nhưng lãnh đạo Nga từ chối thừa nhận điều này và khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng, cảnh báo suy thoái chỉ là đánh giá sơ bộ và nội các không chấp nhận.
Dự kiến, ông Putin sẽ đưa ra Thông điệp liên bang vào 4/12 với dự đoán tập trung vào vấn đề kinh tế - hoặc tự do hoặc tập trung hơn.
Những bất ổn tài chính kinh tế hiện tại có thể gây sức ép yêu cầu Nga phải cắt giảm chi tiêu công. Nó cũng làm chậm lại hoặc loại bỏ mục tiêu như tăng lương, nhà ở giá rẻ, chăm sóc y tế tốt hơn... mà ông Putin đặt ra trong hàng loạt sắc lệnh dân túy đã ký những ngày đầu nhiệm kỳ thứ ba năm 2012.
Thời gian không còn đứng về phía Nga, cho dù tới thời điểm hiện tai, tỉ lệ tín nhiệm của Putin vẫn ở mức rất cao. Theo dữ liệu tháng 11/2014 của trung tâm khảo sát độc lập Levada, Tổng thống Nga có 85% ủng hộ (giảm 3% so với tháng 10).
Putin đang đứng ở ngã ba đường giữa sự cô lập và tìm kiếm ra một mối quan hệ mới với phương Tây để có thể tốt hơn cho cả hai bên.
Putin nói muốn tiếp tục nắm quyền lực thêm 10 năm nữa và các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, ông sẽ không gặp nhiều ngáng trở nếu làm điều này. Một cuộc thăm dò mới cho thấy, ông sẽ giành hơn 80% phiếu bầu nếu phải đối mặt với một cuộc bầu cử lại.
Trong một phát biểu sau khi tham dự hội nghị G20 vừa qua trở về, tổng thống Putin đã tuyên bố “Không có bất cứ một ai có thể đe dọa nước Nga”.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.