Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đau lòng là phải!

Giáo sư Trần Phương
Giáo sư Trần Phương
(PLO) - Giáo sư Trần Phương đang là Hiệu trưởng một trường đại học dân lập, trong phát biểu của mình tại một hội nghị giáo dục, bày tỏ rằng rất đau lòng trước hiện trạng “mua bán trường”. 

Đó là tình trạng của các trường tư thục đã đánh mất đi ý nghĩa ban đầu là phi lợi nhuận, bị các hoạt động kinh doanh chi phối và khi có xung đột ăn chia thì tìm cách “sang tay”. Giáo sư, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đau lòng là phải lắm, đơn giản vì những người mở trường đâu phải vì mục đích cao đẹp của giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước mà mục đích đích thực của họ là mua bán, đúng là “Hàng hóa lương tâm thiếu cũng thừa” (Tố Hữu).

Cùng với thời điểm Giáo sư phát biểu điều này, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra phiên tòa xét xử những người “chạy” trường. Một giám đốc công ty đã bỏ ra 35.000 đô la để những kẻ môi giới lo lót cho con gái mình vào Đại học Y – Dược. Việc chạy chọt không thành và bị vỡ lở, người đưa và nhận hối lộ trở thành bị cáo trước tòa và đều nhận bản án thích đáng, người cao nhất là 8 năm tù giam. May cho ông giám đốc là chỉ bị tù treo nhưng 35.000 đô la tiền hối lộ bị sung công quỹ. Đáng buồn nhất là trường hợp của nữ Kiểm sát viên vì muốn giúp bạn và hoàn toàn“phi lợi nhuận” trong vụ này mà phải chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Chị không phải ra tòa vì chính chị là người tố cáo việc “chạy” trường này.

Cũng cùng thời điểm, tại Cần Thơ xét xử vụ “chạy” biên chế vào cơ quan nhà nước do một Giám đốc – cựu Công an cầm đầu. Đáng chú ý vụ lừa đảo này số tiền “chạy” lên tới hơn 3 tỷ đồng. Kết cục tất yếu là những người “chạy” đều lâm vào tình trạng “tiền mất, tật mang” vì Tòa tuyên số tiền này phải sung công quỹ.

Đương nhiên những hành vi vi phạm pháp luật như vậy đều phải trả giá nhưng tại sao cứ tồn tại mãi và phát triển các loại hình “chạy” này? Nếu thực tâm vì một nền giáo dục phi lợi nhuận thì đâu đến nỗi Giáo sư Trần Phương phải đau lòng. Nếu không có những vụ chạy trường thành công thì ông giám đốc kia dại dột gì mà bỏ ra 35.000 đô la “chạy” trường cho con gái. Tiếp tục, hàng loạt người được ký hợp đồng, được vào biên chế, được ký bổ nhiệm ở mỗi “hoàng hôn nhiệm kỳ” đã gây nên sự tin tưởng cho những người “chạy” biên chế và tạo cơ hội cho nhóm người lừa đảo.

Vì thế, mỗi hành vi ứng xử của con người đều chịu tác động ít nhiều của hoàn cảnh. Môi trường nào thì tạo ra các cách ứng xử và sự thích ứng phù hợp. Quy luật tự nhiên thế và quy luật xã hội cũng thế. Quan trọng nhất là không để môi trường chạy chọt cũng như mua bán còn tồn tại trong lĩnh vực giáo dục cũng như tổ chức cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.