Trường học thân thiện - 'chiếc gậy' chống bạo lực học đường

(PLO) - Khi mà bạo lực học đường tràn lan, dự án trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng của Tổ chức Plan tại Hà Nội được coi là giải pháp tổng thể cho vấn đề này. Sau 3 năm triển khai, số học sinh báo cáo bị bạo lực tinh thần đã giảm từ 63% xuống còn 7%; số học sinh bị bạo lực thể chất giảm từ 31% xuống 20%...

Theo bà Phùng Tiểu Yến, nhóm đánh giá độc lập về dự án trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng của Tổ chức Plan ở Hà Nội, đây là mô hình giải quyết những nạn bạo lực trong trường học với tính bền vững cao. Mô hình này đã thay đổi tích cực cả về thái độ, hành vi của giáo viên, quản lý nhà trường. Hiệu trưởng một trường tham gia dự án cho biết, trường đã được trao “chiếc gậy” để chống bạo lực trong trường học đúng vào thời điểm xã hội lên án, phản ánh rất nhiều hành vi bạo lực trong và ngoài trường học.

Và kết quả khảo sát cuối kỳ dự án vào tháng 10/2016, hơn 50% học sinh ở các trường triển khai dự án tham gia vào khảo sát đã cảm thấy an toàn với môi trường xung quanh trường học và trên đường đi học.

Ở đầu kỳ dự án, chỉ có 18% số học sinh được hỏi cho rằng trường học là tuyệt đối an toàn. Đáng chú ý, nếu như ở đầu dự án, rất ít học sinh khi bị bạo lực tìm kiếm sự hỗ trợ từ cha mẹ hay thầy cô, cho dù người gây ra bạo lực là ai và hình thức bạo lực là gì. Tỷ lệ học sinh nam sẵn sàng ứng phó với bạo lực giới đã tăng từ 15% lên 27%. Học sinh nữ cho biết, các em biết nhiều cách ứng phó với nạn bạo lực trong và ngoài nhà trường trên cơ sở bình đẳng giới.

Được biết, dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” chính thức triển khai đầu tiên ở Hà Nội với tổng ngân sách hơn 1 triệu USD. Dự án được đánh giá là thành công trong việc thu hút sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh với các hoạt động nâng cao nhận thức dành riêng cho phụ huynh. “Dự án đã rất thành công, học sinh và giáo viên cảm thấy an toàn hơn trong ngôi trường của mình.

Các sở, ban, ngành chủ chốt đã có được những bằng chứng từ dự án này để có thể tạo ra một số thay đổi trong chính sách. Chúng tôi mong rằng những kết quả của dự án sẽ được nhân rộng ra khắp Việt Nam”, bà Sharon Kane - Giám đốc Tổ chức Plan International Việt Nam chia sẻ. 

 

Nhóm đánh giá độc lập của dự án này cũng đưa ra nhiều khuyến nghị với Sở GD-ĐT Hà Nội. Theo đó, Hà Nội cần duy trì dự án đối với các trường đã thực hiện trong 2 năm tới để củng cố kết quả bởi nhận thức mới vừa được thay đổi, nếu không tiếp tục đầu tư thì sẽ dễ bị bỏ qua. Cùng với đó, công tác tham vấn trong nhà trường cần tiếp tục triển khai. Cần thành lập mạng lưới cho các tư vấn viên, tài liệu hướng dẫn cần được cung cấp online, số người tiếp cận được nhiều hơn. Bà Yến nhấn mạnh việc cần tăng số lượng, chất lượng tham vấn của phụ huynh khi học sinh thường bị ảnh hưởng bởi các hành vi trong gia đình. 

Theo ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội: “Với những phương thức, cách làm và các sản phẩm mà dự án để lại, Sở GD-ĐT sẽ có điều kiện hỗ trợ giúp các nhà trường có thể mở rộng mô hình ở từng nơi và tùy theo điều kiện có thể mở rộng từng nội dung bằng nguồn ngân sách của thành phố. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng nhân rộng, lan tỏa những ảnh hưởng có được từ việc thực hiện mô hình trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng của 20 trường này”.

Đồng thời, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ GD-ĐT cũng chia sẻ, hiện Bộ đã lấy mô hình dự án làm cơ sở cho việc xây dựng nghị định của Chính phủ về “Xây dựng trường học an toàn, thân thiện và phòng chống bạo lực” năm 2016. 

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.