Nguy cơ mai một làng nghề ngàn tuổi đất Kinh Bắc

Một trong những công đoạn ươm tơ, hình ảnh mà bây giờ rất hiếm trong các hộ sản xuất ở Vọng Nguyệt
Một trong những công đoạn ươm tơ, hình ảnh mà bây giờ rất hiếm trong các hộ sản xuất ở Vọng Nguyệt
(PLO) - Nếu không có một giải pháp tích cực thì có lẽ, mai đây tơ tằm Vọng Nguyệt sẽ chỉ còn nằm trong ký ức của người dân nơi đây.

Cách trung tâm TP Hà Nội hơn 40 km, làng tơ tằm Vọng Nguyệt nằm bên tả ngạn sông Cầu thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã tồn tại hơn một nghìn năm nay. 

Nếu như trước đây, các hộ gia đình trong làng đều có cuộc sống sung túc nhờ nghề ươm tơ, dệt lụa thì nay cả làng chỉ còn chưa đầy chục hộ gia đình bám trụ với nghề, nguy cơ mai một làng nghề ngày một hiện hữu. 

Tiếc nuối nhưng chỉ dám làm cầm chừng

Thời kỳ phát triển thịnh vượng của làng tơ Vọng Nguyệt đã lùi xa, nay chỉ còn trong ký ức của cụ Chu Thị Thư (75 tuổi) ở làng Vọng Nguyệt: “Nghề làm tơ tằm ở Vọng Nguyệt đã có từ rất lâu, vào thời kỳ phát triển, ở đây nhà nhà đều trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Nhưng nay không còn được như vậy nữa, tôi chỉ có một mong ước một ngày làng nghề được khôi phục như thời kỳ đó”.

Có thể nói, nếu như trước đây, đặc biệt là trong những tháng cao điểm từ tháng 4 đến Tết âm lịch, bao phủ khắp các triền đê làng Vọng Nguyệt là những nương dâu bạt ngàn, xanh mướt. Khắp làng trong, xóm ngoài rộn ràng tiếng quay tơ đảo kén, thu hút đông đảo các thương gia từ khắp nơi trong nước, ngoài nước về đây buôn bán tấp nập.

Nhờ vậy mà đời sống người dân làng Vọng Nguyệt khá sung túc, đủ đầy, mọi người trong làng không phân biệt già trẻ, gái trai ngày ngày cần mẫn trong một chu trình sản xuất khép kín: trồng dâu – chăn tằm – đảo kén – chăn tơ – buôn bán. Người dân Vọng Nguyệt yêu và tự hào về nghề truyền thống của làng mình.

Tuy nhiên, trong khoảng 8 năm trở lại đây, đến với Vọng Nguyệt thì nương dâu đã bị thay thế bằng những mảnh hoa màu, bãi chuối và ao nuôi cá. Nay cả làng Vọng Nguyệt chỉ còn khoảng chưa đến chục hộ gia đình gắn bó với nghề, nhưng không phải là dệt tơ nữa mà thay vào đó chỉ là ươm tơ, cắt kén và bán nhộng thương phẩm cho các chợ trong địa bàn. Và còn vài hộ gia đình do tiếc nuối cái nghề truyền thống của ông cha đã đi mua kén từ các nơi khác ở Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình về dệt tơ.

Nhưng họ cũng chỉ sản xuất cầm chừng, không mạo hiểm mở rộng sản xuất. Bởi lẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây, tơ Vọng Nguyệt làm ra nhiều, đầu tư công phu nhưng lại không tìm được đầu ra cho sản phẩm, không đủ vốn để quay vòng sản xuất.

Một góc đình làng Vọng Nguyệt
Một góc đình làng Vọng Nguyệt

Cần lắm sự đồng lòng của các hộ gia đình

Cùng lý giải nguyên nhân do đâu nghề dệt tơ Vọng Nguyệt nay chỉ còn trên vài mái nhà, tìm đến nhà bà Ngô Thị Xuân (64 tuổi) mà theo lời người dân trong làng thì nhà bà là còn trồng nhiều dâu nuôi tằm nhất, bà giãi bày: “Bây giờ cống rãnh bẩn lắm, trồng dâu bị nhiễm bẩn, mang con kén về quay ra tơ, nó thối, nó mục nên ô nhiễm lắm!”.

Cùng suy nghĩ với mẹ, anh Ngô Văn Ninh (40 tuổi) con trai bà Xuân cho biết thêm: “Do nhiều nguyên nhân lắm! Mà chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường ô nhiễm cũng như nghề không thể nuôi nổi người dân nữa”.

Do không tìm được đầu ra cho sản phẩm, tiêu thụ phần lớn phải qua khâu trung gian, nên hầu hết các hộ sản xuất trong thôn không dám đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại. Do đó, tơ tằm Vọng Nguyệt vẫn được làm theo hình thức thủ công, lạc hậu nên sản phẩm tơ không cạnh tranh được với công nghệ mới trên từ thị trường.

Chính sự bế tắc này càng khiến giới trẻ trong thôn không còn mặn mà với nghề truyền thống, nghề làm tơ tằm đang đối mặt với nguy cơ thất truyền. Hiện nay không có bất kỳ một người trẻ nào trong làng nối nghề truyền thống nữa, mà chỉ có người già mới làm, nhằm duy trì nếp xưa, nền cũ của ông cha.

Chính vì vậy, nếu muốn bảo tồn làng nghề, rất cần sự chung sức đồng lòng, quyết tâm của từng hộ gia đình, từng nếp nhà, từng thế hệ. Thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ con em lòng đam mê và sự nhiệt thành giữ gìn bản sắc văn hóa tinh hoa của một làng nghề truyền thống. Hơn hết, rất cần sự vào cuộc của các cơ chức năng và sự hỗ trợ, định hướng của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh để các hộ yên tâm sản xuất, duy trì làng nghề.

Việc bảo tồn và phát triển làng nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn những nét đẹp trong cội nguồn dân tộc cho các thế hệ mai sau. Để làng Vọng Nguyệt mai sau không phải chỉ còn trên những thước phim tư liệu, trong những hình ảnh xưa cũ, người có thể già đi rồi chết nhưng nghề vẫn còn mãi mãi với thế hệ tương lai. Để câu ca dao: “Dù ai buôn Sở, bán Tần/Không bằng Vọng Nguyệt có nghề ươm tơ” không chỉ còn trong ký ức xưa cũ của người dân nơi đây.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.