Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Hoàng Thành Thăng Long.
Hoàng Thành Thăng Long.
(PLVN) - Hoàng thành Thăng Long – cái tên ấy gợi nhớ bao điều về những thăng trầm lịch sử của đất nước và những vương triều quân chủ, có nỗi buồn man mác và cũng rưng rưng tự hào khi những quá khứ vàng son bị chôn vùi hiện dần lên dưới tay nhà khảo cổ.

Thăng Long hay Hà Nội bây giờ trong dân gian truyền tụng là “đất thánh”. Bởi, đó là kinh đô lâu đời nhất (nếu kể cả thành Cổ Loa cũng nằm trong địa phận Hà Nội), của nhiều triều đại nhất và cho đến bây giờ vẫn là Thủ đô của chúng ta.

Về mặt tâm linh, đó là nơi hội tụ linh khí trời đất, long mạch non sông, về mặt xã hội, tất nhiên là nơi tập trung tinh hoa, trí tuệ, văn hóa, kiến trúc... của các thời đại kế tiếp nhau mà Hoàng thành Thăng Long chính là đỉnh cao của sự tinh hoa đó.

Cũng có câu về nơi “đất thánh này” được truyền tụng, nhiều người biết đến là “Thăng Long phi chiến địa”. Song, câu thành ngữ này dường như không đúng vì nơi đây đã xảy ra những cuộc chiến hào hùng và bi thương trong lịch sử lâu dài của dân tộc.

Hãy nhớ “Trận Bồ Đề sấm vang chớp giật” (cửa ngõ Thăng Long) trong cuộc chiến thần thánh chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lê Lợi nhưng trước đó tại cửa Hàm Tử (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên) Trần Nhật Duật đánh tan quân Nguyên ở đây mở đường giải phóng thành Thăng Long.

Phố Hàm Tử Quan của Hà Nội bây giờ xưa là xóm thuyền chài bên sông Nhĩ Hà (sông Hồng) ghi nhớ chiến công oanh liệt đó. Rồi chiến thắng Đống Đa vang dội của Vua Quang Trung, rồi Pháp nã đại bác vào thành Cửa Bắc, mở đầu cho cuộc xâm lược và những cuộc chiến bi hùng của hai Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương kế tiếp nhau.

Không thể là nơi “phi chiến địa” được nhưng câu thành ngữ này có thể hiểu theo một nghĩa khác là sau từng cuộc chiến đó, Thăng Long thanh bình trở lại và mới đây nhất, như một sự kế tiếp lịch sử Hà Nội được quốc tế vinh danh là “Thành phố hòa bình”. 

Tâm điểm của vùng “đất thánh” chính là khu vực trong thành, vì thế, cảm giác bàng hoàng vui mừng tột độ khi một sự run rủi tình cờ khiến chúng ta phát hiện ra tầng tầng, lớp lớp những nền móng kiến trúc vùi sâu trong lòng đất và cuộc khai quật lịch sử lớn nhất và kéo dài nhất đã diễn ra để làm lộ diện một di chỉ quý giá, mang nhiều ý nghĩa và làm “sống lại” không chỉ là những công trình kiến trúc mà cả cuộc sống của các vương triều đã chìm sâu vào quá khứ. Cái di chỉ thời đại đó có tên gọi Hoàng thành Thăng Long.

Nơi đây, khi xưa là “cấm địa” và “thánh địa” thì giờ đây trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho tất cả mọi người, đặc biệt tạo nên một nốt trầm sâu lắng giữa Thủ đô hiện đại và sôi động hôm nay. Tiếc thay, thực tế đã không như kỳ vọng khi chứng tích có thể trở thành phế tích bởi tình trạng khai quật lên rồi để đấy, không được bảo quản và giữ gìn nghiêm cẩn, một Hoàng thành có khi chỉ là một hố nước nếu tiêu thoát không kịp.

Đó không còn là nỗi buồn man mác nữa mà là nỗi đau có thật, không chỉ ở các nhà khảo cổ tâm huyết mà còn với cả những du khách vãng lai và đặc biệt, trong tâm khảm của mỗi người dân Việt.

Thời cận đại, cách chúng ta không lâu, khi Thăng Long chỉ là cố đô thì nỗi buồn về một quá khứ vàng son chưa bị vùi lấp, vẫn hiện diện đấy nhưng dường như đã chìm trong hoàng hôn quên lãng lâu rồi. Đó là tâm trạng được thể hiện trong bài thơ thất ngôn bát cú tuyệt tác của Bà Huyện Thanh Quan: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.

Vì thế, chúng ta sẽ không để một di chỉ quý giá đến vô giá là Hoàng thành Thăng Long chìm vào quá vãng mà phải tìm mọi cách để bảo tồn nơi đây như một địa chỉ chiêm bái những rỡ ràng lịch sử: “Nghìn năm gương cũ soi kim cổ”! 

Đọc thêm

Mỏ cát được đấu giá gấp hơn 60 lần giá khởi điểm

Quang cảnh phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Lộc (Quảng Nam).
(PLVN) - Chỉ sau một tháng thành lập, Cty TNHH Hoàng Châu Sa đã trúng đấu giá mỏ cát gần 500 tỷ đồng tại Quảng Nam, gấp hơn 60 lần giá khởi điểm. Cùng với hai DN khác, tổng giá trị 3 mỏ cát được đấu trúng vượt 940 tỷ đồng.

Đề xuất không thu quá 95% giá nhà ở xã hội trước khi người mua nhà được cấp sổ đỏ

Một dự án nhà ở xã hội của TP Hà Nội. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất, chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Nền tảng pháp lý vững chắc bảo vệ người tiêu dùng

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày18/6/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây được đánh giá là bước đột phá quan trọng trong quản lý rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Liên quan một vụ việc tranh chấp đất tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa): Cần xem xét giá trị pháp lý của giấy chứng nhận trong sự việc

Thửa đất được gia đình ông Nguyễn Văn Luân sử dụng, canh tác gần 50 năm.
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Luân (ngụ thôn Hòn Quy, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) phản ánh một việc tranh chấp đất. Theo đó, gia đình ông có thửa đất do ông bà ngoại ông Luân khai hoang từ trước 1975. Sau khi ông ngoại mất, thửa đất tiếp tục được con cháu canh tác, sử dụng ổn định, trồng cây, làm trại nuôi dê, dựng rào… Hiện trên mảnh đất có nhiều cây cối và hai ao nuôi cá.

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT
(PLVN) - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật BHXH năm 2024 và Luật BHYT năm 2024 là việc phân định rõ giữa hai hành vi vi phạm chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, giúp cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý phù hợp.

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hoá đơn theo quy định

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Trong đó đề xuất mức phạt lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông
(PLVN) - Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Tuyết Thảo (ngụ xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) cho rằng xảy ra sự việc bị một nhóm người xâm nhập, chiếm giữ khu đầm nuôi tôm 8ha tại khu vực Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) gia đình bà nhận chuyển nhượng từ người dân địa phương và trực tiếp đầu tư, quản lý, nuôi trồng từ nhiều năm qua.

Liên quan thủ tục tố tụng một vụ kiện đòi đất tại An Giang: TAND tối cao cho biết không có căn cứ kháng nghị

Văn bản của TAND tối cao và của TAND cấp cao tại TP HCM. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (TAND tối cao) vừa có Văn bản 84/TB-TANDTC ngày 10/6/2025 thông tin đến Báo PLVN vụ việc ông Huỳnh Công Tùng đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) với quyết định giải quyết kháng cáo với các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm tỉnh An Giang và phúc thẩm TAND cấp cao tại TP HCM. Theo đó, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT.

Bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hoặc đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% giá trị. Đây là điểm mới trong Nghị định 156/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.