Thủy quái ở Vịnh Chesapeake
Cùng với quái vật hồ Loch Ness, một con rắn biển nổi tiếng khác, tên là Chesa, là con thủy quái ở Vịnh Chesapeake, bang Maryland (Mỹ). Sau khi xuất hiện hàng loạt vụ việc nhìn thấy nó vào mùa xuân, mùa hè năm 1982, người ta mới đặt cho nó cái tên Chesa. Một vụ trong số đó xảy ra vào một buổi tối tháng 2/1982.
Bấy giờ hai vợ chồng Karleone Flu và Robert Flu đang ở sân ngoài nhà mình tại phía Bắc đảo Kent. Họ mở tiệc chiêu đãi khách. Khi họ nhìn ra biển, thì trông thấy một con vật kỳ lạ trên mặt biển, cách bờ chừng 60m. Ông Robert Flu nhìn nó vài phút bằng ống nhòm. Rồi ông lấy máy quay video ra. Lúc này con vật đã lặn xuống, ngoi lên vài lần. Nó từng bơi vào cách bờ độ 30m, lúc đó nó chỉ cách nơi có một số trẻ em đang ngồi chơi trên đá gần biển.
Vợ chồng ông Flu và khách đều cố gọi to để nhắc nhở các em nhỏ (cảnh này có được ghi lại) song bọn trẻ không hề nghe thấy. Chúng cũng không nhìn thấy con quái vật trên biển. Những người mục kích đều cho rằng, con vật ấy dài khoảng 9-11m, mình to độ 30cm. Vì phần lớn thân mình nó đều chìm trong nước cho nên chỉ khi nào nó ngoi lên cao, họ mới nhìn được rõ hơn.
Họ còn nhìn thấy lưng nó có các cục lồi lên, đầu nó hình quả bóng bầu dục, “lại hơi hơi tròn”. Chính vì nó có cái đầu kỳ lạ nên ông Robert mới nghĩ rằng nó có thể là một con vật lạ, không phải rắn. Hai vợ chồng ông Flu hiểu khá sâu về sự sống trên biển cho nên họ tin rằng mình không thể lầm lẫn. Ngày 20/8/1982, có hai nhà khoa học thuộc Học hội Smith Washington cùng các nhân viên thuộc Vườn thủy sản quốc gia và Bộ Tài nguyên thiên nhiên Maryland đã cùng xem và thảo luận về cuốn băng video của ông Flu.
Một học giả có tên Juger đã trình bày về kết quả thảo luận: “Tất cả những người xem cuốn băng này đều có ấn tượng rất mạnh về con vật lạ ấy... Chúng tôi không thể xác định nó là con gì... Những hình ảnh này không phải là hiện tượng đơn độc, vì vài năm qua thường hay có những thông tin tương tự thế này”.
Các loại quái vật rắn biển khác
Trên thế giới vẫn đang tiếp tục có các thông tin về việc phát hiện thấy quái vật rắn biển. Từ khi thành lập Hội Động vật học bí ẩn quốc tế (thành viên gồm đông đảo các nhà sinh vật học nổi tiếng gọi tắt là ISO) vào năm 1982 đến nay, các cuộc nghiên cứu thực sự đã được tiến hành. Hội trưởng của ISO là ông Bernard Wayman đã xuất bản cuốn sách tầm cỡ: “Sau khi phát hiện quái vật rắn biển”, trong đó bàn một cách toàn diện về những bí ấn của quái vật này.
Trong cuốn sách này, ông Wayman đã thuật lại và nghiên cứu từng vụ việc đã biết về quái vật rắn biển từ năm 1966 đến nay, dù rằng đáng tin hay không đáng tin. Kết quả lên đến 587 vụ. Ông nói chắc chắn rằng, có 358 vụ việc là đã thực sự nhìn thấy những con vật chưa được biết ấy. Không giống như phần lớn các nhà điều tra về bí ẩn quái vật rắn biển, ông Wayman cho rằng các miêu tả trong các vụ việc không chỉ là một loài động vật.
Những sự khác biệt trong các chi tiết không thể quy kết cho sự hiểu lầm hoặc do tưởng tượng. Những điều ấy rất có tầm quan trọng. Có điều, tuy các chi tiết có khác nhau, song những chứng cứ mà ta có được đã đủ để phác họa, phân loại chúng. Ông Wayman cho rằng những chi tiết miêu tả ấy là thuộc về một vài loại cá thể thủy sinh học riêng biệt, chưa biết tên.
Wayman thống kê: Động vật thủy sinh cổ dài có 48 vụ chứng kiến. Đặc trưng: Cổ khá dài, đầu cong thành một góc nhất định, lưng có các cục lồi lên, không có đuôi, có hai sừng có khi được miêu tả là tai. Phân loại: Dường như có thể khẳng định là động vật Á mục chân vây (chỉ những động vật thủy sinh ăn thịt, có 4 vây thay cho tứ chi, như hải báo hoặc hải tượng). Phạm vi phân bố rộng. Loài thứ hai chính là Hải mã (37 vụ chứng kiến). Đặc trưng: Có bờm mỏng nhẹ; thân dài vừa phải, hoặc có cổ dài, mắt to, mặt có lông hoặc có ria. Phân loại: Có thể là động vật gần loại có chân vây. Phân bố rộng.
Wayman đặc biệt lưu ý đến động vật thủy sinh có nhiều bướu thịt (33 vụ chúng kiến). Đặc trưng: Lưng có chuỗi bướu thịt (độ dài vừa phải), mắt nhỏ nhưng trông thấy rõ, da lưng có vằn đen, bụng trắng; cổ có vằn trắng. Phân loại: Động vật thuộc nhóm cá voi (là một loại động vật thủy sinh có đầu khá to, giống như cá hầu như không có lông, có hai chi trước hình mái chèo. Như cá voi, hải tượng hoặc cá voi hạng nhỏ). Phạm vi phân bố tại vùng Bắc Đại Tây Dương
Kế đến là động vật thủy sinh có nhiều vây (20 vụ chứng kiến). Đặc trưng của loài này có thể kể đến: Vây hình tam giác, trông tựa chiếc mũ lưỡi trai; cổ ngắn, nhỏ, mảnh. Phân loại: Thuộc nhóm cá voi. Nhóm này chủ yếu phân bố ở vùng biển nhiệt đới. Một loài khác được liệt kê là Lươn biển siêu cấp (12 vụ chứng kiến) với những đặc trưng: Mình rắn; đuôi dài, phần cuối nhọn. Phân loại: Cá. Tuy biết rằng cuốn sách của mình không giải quyết được vấn đề quái vật rắn biển, song ông Wayman cho rằng mình đã đưa ra rất nhiều gợi ý cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ông nói: “Trong tình hình không có được xác của động vật mà chúng ta đang bàn đến để kiểm nghiệm, chúng ta cần có được những báo cáo tường tận và chi tiết hơn nữa thì mới giải quyết được hoàn toàn vấn đề phức tạp này”. Khi nghiên cứu, vì nhiều chứng cứ thiếu chi tiết cụ thể nên ông đành phải bỏ qua. Trong những báo cáo mà ông tự thu thập, ông còn quy nạp thành 49 vụ thuộc loại cố bày trò đùa, 52 vụ thuộc loại xác định nhầm.
Cũng như các nhà điều tra sống trong thế kỷ XX, ông Wayman không cho rằng quái vật rắn biển là rắn hoặc loài động vật bò sát. Trong nhiều vụ việc mà ông nghiên cứu, chúng rất hay bị coi là động vật có vú. Tuy nhiên, Wayman cũng như mọi người, trong một số trường hợp hãn hữu coi chúng là động vật bò sát chưa biết rõ.
Có 4 nội dung trong cuốn sách của mình, Wayman đã nói về con vật mà ông gọi là “bò sát cận thằn lằn”, tức là loài động vật to lớn ở biển nhiệt đới, trông tựa thằn lằn hoặc cá sấu. Theo phân tích của Wayman, nếu đúng là tồn tại loài động vật ấy, thì nó có thể là “động vật nhóm cá sấu nguyên thủy còn sót lại”, là một con cá sấu cổ xưa thật sự sống ở biển, có nhiều ở thời kỳ Kỷ Jura và Kỷ Creta. Nhưng nó cũng có thể là một con thằn lằn đơn độc, cũng tức là loài thằn lằn khổng lồ (nhìn bề ngoài giống thằn lằn bay, sống ở vùng nhiệt đới).
Vì bản thân nó đã sẵn có những điều kiện thuận lợi để thích ứng với việc lặn sâu xuống đáy biển với mục tiêu duy nhất là tránh bị phát hiện cho nên tuy đã trải qua bao thay đổi của thời gian, nó vẫn sống sót giữa biển khơi. Về vấn đề mà mọi người thường thắc mắc là tại sao không thấy quái vật rắn mắc cạn trên bờ bao giờ? Giáo sư Wayman cho rằng chính loài vật ấy quyết định để không xảy ra tình huống ấy.
Ông viết rằng: “Chúng bẩm sinh đã là loài động vật khó mà có thể bị mắc cạn. Và dù chẳng may bị xô lên bờ, chúng vẫn có thể quay trở lại biển”. Cho nên, xem ra loài vật này rất có thể sẽ chết ở dưới biển sâu. Cùng với thời gian, các nhà khoa học càng hiểu nhiều hơn về những động thực vật bí ẩn khó lường trong một tương lai gần.