Nghệ thuật Geisha Nhật Bản: Bán nghệ không bán thân

Nghệ thuật Geisha Nhật Bản: Bán nghệ không bán thân
(PLVN) - Nói đến văn hóa truyền thống Nhật Bản không thể không nhắc tới Geisha, loại hình văn hóa độc đáo mang tính biểu tượng của xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, những nghệ sĩ Geisha đang phải vật lộn với những khó khăn chưa từng có, thậm chí đối diện nguy cơ buộc phải bỏ nghề.

Xuất phát điểm là nam giới 

Trong tiếng Nhật, geisha có nghĩa “nghệ giả”, tức người làm nghệ thuật. Yêu cầu “làm nghệ thuật” của geisha rất rộng và cao, đòi hỏi mỗi nghệ giả phải nói giỏi, hát hay, múa đẹp, thậm chí kiêm luôn “cầm, kỳ, thi, họa” (đàn, cờ, thơ, vẽ).

Theo ghi nhận của lịch sử Nhật Bản, các geisha xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, dưới thời Mạc phủ (1192-1867). Văn hóa lối sống của người Nhật thời phong kiến thịnh các loại hình biểu diễn như ca múa, ngâm thơ, thư pháp… Mỗi khi tổ chức tiệc hay lễ lạt quan trọng, tầng lớp vua quan, quý tộc lại thuê các cá nhân hoặc đoàn nghệ nhân, biểu diễn mua vui.

Geisha là một trong các kiểu nghệ nhân biểu diễn của Nhật Bản. Nhờ khéo miệng, đa tài, họ được mời đến nhiều sự kiện. Ban đầu, tất cả các geisha đều là nam. Họ nổi tiếng đẹp trai, miệng lưỡi dẻo ngọt, tài hoa xuất chúng… siêu giỏi hầu rượu, làm hài lòng các quý cô, quý bà.

 

Mãi đến năm 1750, Nhật Bản mới có geisha là nữ giới. Người phụ nữ tiên phong làm geisha là Kikuya, sống ở Fukagawa. Bà vốn hành nghề kỹ nữ, nhưng có tài năng ca hát và chơi đàn tam (shamisen) cực kỳ điêu luyện. Với “anh hoa phát tiết ra ngoài” này, Kikuya tự tin tự xưng là geisha, nhanh chóng thu hút được sự cảm mến. Thành công của bà khiến nhiều cô gái ngưỡng mộ, học hỏi, mở ra thời đại geisha nữ.

Như các tiền bối geisha nam, geisha nữ cũng luyện nghệ nói, hát, múa. Họ thông thạo hầu hết các loại hình giải trí, nghệ thuật tinh tế thời phong kiến, ví dụ như trà đạo, thi ca, cắm hoa… Nhưng khác với các tiền bối geisha nam, geisha nữ bắt buộc phải thuần thục đàn tam – nhạc cụ làm nên sự thành công của Kikuya. Dần dà, các geisha nữ duyên dáng, giỏi đàn tam soán ngôi geisha nam, trở thành biểu tượng của geisha.

 

Bắt đầu từ năm 1800, thế giới geisha chỉ toàn là phụ nữ. Nó cũng trở thành một nghề độc lập, có đào tạo. Mọi học viên geisha đều phải trải qua các lớp huấn luyện kỹ năng, tốt nghiệp hạng ưu thì mới được cấp giấy phép hành nghề.

Theo đó, khoảng từ năm 15 tuổi, các Geisha đã được đào tạo bài bản và nghiêm khắc từ nghi thức pha trà, mời trà đến múa, hát, chơi các nhạc cụ truyền thống như đàn shamisen, đàn koto và sáo. Sau 5 năm học tập, họ mới được chính thức trở thành một Geisha thực thụ. Mỗi Geisha lại là một nghệ nhân khi có thể tự trang điểm những khuôn mặt trắng sứ, các nét vẽ độc đáo; kết hợp với những bộ kimono truyền thống đặc sắc.

Từ thời geisha nam, hoạt động chính của các geisha đã là múa hát. Tại các bữa tiệc, họ chờ khách khứa vào bàn đầy đủ thì xuất hiện, biểu diễn các điệu múa cổ truyền của Nhật Bản như nagauta, tokiwazu, kiyomoto…Nhạc cụ chủ đạo của geisha là đàn tam. Các geisha phụ trách gảy đàn thường chọn làn điệu có phần khêu gợi, nhưng vẫn mang khí chất thanh tao. Thường thì, các geisha lớn tuổi, giàu kinh nghiệm phụ trách phần nhạc cụ. Phần khiêu vũ và hát thì dành cho những geisha tập sự hoặc mới ra nghề thể hiện.

Bán nghệ, không bán dâm 

Văn hóa đặc sắc của Nhật Bản là một lĩnh vực tốn khá nhiều công sức để tìm hiểu đối với các nước phương Tây. Trong đó, một trong những chủ đề được chú ý nhất là về các geisha.

Nhiều người nghĩ rằng “geisha” là kỹ nữ của Nhật Bản, nhưng thực ra không phải như vậy. Trước khi có geisha, xã hội phong kiến Nhật Bản đã có hoạt động mại dâm. Triều đình Mạc phủ cho phép cho một số kỹ viện mở cửa, gọi đó là các yūkaku. Trong yūkaku, các kỹ nữ được chia thành hạng cao cấp và bình thường. Họ cũng học tập và thông thạo nhiều trò giải trí, bao gồm cả những bộ môn nghệ thuật cao quý. 

Không thể phủ nhận, thế giới geisha có nghệ giả hành nghề bán dâm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ và những người này lén lút phá quy định. Ngay từ đầu, pháp luật phong kiến Nhật Bản đã cấm geisha bán thân. Họ phân định rõ 2 ngành nghề, geisha và kỹ nữ, không cho phép “lấn sân”. Sự khác biệt giữa geisha và các kỹ nữ là không và có bán thân. Geisha bị cấm mại dâm, nếu phát hiện nghệ giả vi phạm quy tắc thì tước giấy phép hành nghề. Nghi thức mizuage (bán trinh tiết) là sự “giao thoa” duy nhất. Nó vừa không bắt buộc lại vừa sớm bị xóa bỏ.

 

Dọc theo lịch sử Nhật Bản, các geisha ưu tiên phát triển kỹ năng nghệ thuật, khuyến khích khách thưởng thức tài hoa biểu diễn. Suốt thế kỷ XX đầy biến động, bị văn hóa phương Tây ảnh hưởng, họ là những người bảo vệ và duy trì các làn điệu cũng như bản sắc văn hóa Nhật Bản truyền thống.

Hiện tại, Nhật Bản không còn nhiều geisha, nhưng đàn tam, nghệ thuật đối đáp, biểu diễn… vẫn sống sót. Chúng trở thành những giá trị văn hóa phi vật chất vô giá, được cả công chúng lẫn chính phủ đặc biệt quan tâm. Nhạc cụ chủ đạo của geisha là đàn tam. Các geisha phụ trách gảy đàn thường chọn làn điệu có phần khêu gợi, nhưng vẫn mang khí chất thanh tao. Thường thì, các geisha lớn tuổi, giàu kinh nghiệm phụ trách phần nhạc cụ. Phần khiêu vũ và hát thì dành cho những geisha tập sự hoặc mới ra nghề thể hiện.

Tuy nhiên vào năm 1920, số lượng Geisha Nhật Bản có khoảng 80.000 người, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 1.000 người. Sự tồn tại một cách hiếm hoi của những Geisha mang lại bản chất thật cho những nghệ sĩ thực thụ nắm giữ nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản.

Khó khăn thời Covid-19

Kowiko là một nghệ sĩ Geisha trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, cho đến mùa xuân năm 2020, khi Nhật Bản và cả thế giới rơi vào khủng hoảng về mọi mặt do tác động của đại dịch Covid-19. Kowiko chia sẻ, trong suốt năm vừa qua, cô hầu như không có việc làm, thu nhập chưa bằng một phần nhỏ so với trước khi dịch bệnh diễn ra. “Nỗi lo sợ vẫn còn đó. Đến nay, chúng tôi cũng không biết đại dịch đến bao giờ mới kết thúc. Và tôi cũng không biết mình sẽ sống sót được đến khi nào”, Kowwiko chia sẻ.

Được biết, mỗi Geisha để có thể trình diễn cần tự trang bị đủ các trang phục, đồ trang điểm..., với chi phí lên tới khoảng 10.000 USD. Tất nhiên, mỗi sự kiện, bữa tiệc có sự tham gia của các Geisha, khách hàng cũng phải chi tới vài nghìn USD.

Thế nhưng, các nguồn thu nhập hầu như không còn trong thời gian đại dịch. Cuộc sống khó khăn hiện nay càng khiến cho số lượng Geisha giảm sút mạnh. Bà Ikuko - một nghệ nhân Geisha đã 80 tuổi, Chủ tịch Hiệp hội Geisha Akasaka kể lại, bà đã làm Geisha từ khi có khoảng 400 nghệ nhân vào 50 năm trước; nhưng đến nay chỉ còn đúng 21 người theo nghề này.

“Chúng tôi đang cố gắng để tồn tại và duy trì cuộc sống mỗi ngày. Chúng tôi cũng nỗ lực để đào tạo các lứa Geisha trẻ để có thể trình diễn bất cứ lúc nào, khi cuộc sống trở lại bình thường”.

Để góp phần hỗ trợ cho các Geisha trong giai đoạn khó khăn hiện nay, một nhà hàng truyền thống lâu đời tại quận Fukagawa, thủ đô Tokyo, nơi các Geisha thường biểu diễn đã nghĩ ra một cách làm mới. Các buổi trình diễn Geisha được thiết kế trực tuyến qua ứng dụng Zoom hoặc có quy mô nhỏ hơn; các khách hàng cũng có thể là các sinh viên, nhà nghiên cứu để tìm hiểu về giá trị văn hóa đặc trưng này. Dù không nhiều, nhưng những nỗ lực này cũng đã phần nào hỗ trợ cho các nghệ nhân Geisha có thể tồn tại qua mùa dịch bệnh khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.