Ngày Tết, đi chợ quê miền sông nước

Chợ nổi Cái Răng đón Tết. (Nguồn ảnh: báo Cần Thơ)
Chợ nổi Cái Răng đón Tết. (Nguồn ảnh: báo Cần Thơ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chợ quê miền Tây Nam Bộ ngày Tết bao giờ cũng ồn ào, náo nhiệt và đặc sắc, mang đậm nét văn hóa, phong tục, ẩm thực của bản địa. Những phiên chợ quê ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong nỗi nhung nhớ, nôn nao mong Tết của những người con xa quê.

Những phiên chợ “đậm chất quê”

Người dân miền Tây, sau những ngày làm việc vất vả với đồng áng, bán buôn, háo hức chờ đợi ngày Tết như một cơ hội quý báu để nghỉ ngơi, dành thời gian để thành kính tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, dành thời gian cho gia đình và cho bạn bè, chòm xóm.

Một trong những điều đem lại hân hoan nhất vào những ngày giáp Tết ở miền Tây là chợ quê. Ở chợ quê ngày Tết không chỉ là nơi quy tụ những sản phẩm ngon lành, đẹp mắt để phục vụ cho mùa Tết, mà còn mang theo một bầu không khí rất đầm ấm, thân thương. Đó là sự gặp gỡ, tri ngộ của những người con xa quê với người dân trong vùng, đã là dịp để bà con xóm làng thân thuộc gặp nhau, chuyện trò rôm rả, ôn cố tri tân hay bàn chuyện mùa màng, chuyện làm ăn trong năm qua và cả những dự tính cho năm mới. Hay đơn giản chỉ là chuyện nhà chuyện cửa, Tết này sắm sửa, ăn uống gì... Chợ Tết quê không chỉ là sự tương tác của nhịp sống đương đại, mới mẻ mà còn là nơi lưu giữ truyền thống, văn hóa của mỗi vùng miền.

Nói đến chợ quê ngày Tết, người dân xa xứ ở miền Tây Nam Bộ sẽ không khỏi xốn xang, nhung nhớ trong lòng. Bởi ít có ở đâu mà chợ Tết lại mang nhiều nét chân quê mà “độc lạ” như ở miền Tây.

Chợ Tết ở mỗi địa phương đều mang đặc điểm đặc trưng và độc đáo, liên quan chặt chẽ đến nguồn nguyên liệu và đặc sản của vùng. Ví dụ, ở Bến Tre, chợ Tết rất nhiều sản phẩm từ dừa, truyền thống và sáng tạo. Chợ Tết ở Đồng Tháp không thể thiếu các loài hoa khoe sắc. Chợ Tết Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau lại có rất nhiều mặt hàng tôm cá hấp dẫn.

Người nông dân, người lao động miền Tây một nắng hai sương, cả năm làm lụng vất vả, để rồi đến cuối năm, đem ra chợ những sản vật ngon lành, trân quý mà mình đã chăm chút suốt năm qua. Nào xoài cát Hòa Lộc, quýt đường Cái Bè, vú sữa Vĩnh Kim, nào bưởi Năm roi, nào dừa dâu, dừa dứa Bến Tre, tôm khô, mật ong gác kèo Cà Mau, đường thốt nốt An Giang...

Cạnh những ngôi chợ cố định, ngày Tết miền Tây còn có những chợ phiên. Đó có thể là “chợ đồng”, là những ngôi chợ nhỏ tự phát mọc lên ở những khu râm mát, xinh đẹp như bờ sông, bóng cây... Chợ bán vài thứ trang trí nhà cửa dịp Tết, vài vật dụng sinh hoạt do thương thuyền nho nhỏ mang từ xứ khác tới. Còn lại là những món “nhà làm”, có gì bán nấy như rau, hoa trong vườn, bánh tét, bánh cốm, củ kiệu... Tới Tết là những phiên chợ tự phát ấy rời đi, để rồi phải đến sang năm mới họp lại.

Một trong những nét đặc sắc nhất của miền Tây Nam Bộ đó là các chợ hoa. Ở miền Nam, ngoại trừ Đà Lạt và một số huyện lân cận nổi tiếng với trồng hoa bán Tết, thì miền Tây Nam Bộ cũng là vựa hoa lớn không kém. Khác với cao nguyên Lâm Đồng chuyên trồng hoa xứ lạnh, kiêu sa, hoa miền Tây mộc mạc, đời thường hơn, đặc biệt rất chuộng màu vàng. Là cúc vàng, mâm xôi, đại đóa, vạn thọ, mai vàng. Còn có hoa màu gà, hoa giấy, cây tắc kiểng (quất)...

Một trong những chợ hoa nổi tiếng của miền Tây là chợ hoa sông Tiền ở Vĩnh Long, thường mở cửa từ ngày 23 Tết với quy mô lớn. Trong những ngày họp chợ, nơi này trở thành một "bến xuân" với thảm hoa đa dạng màu sắc, cảnh đẹp trên bến dưới những chiếc thuyền nhộn nhịp với đám đông mua bán sôi động. Xuồng, ghe đông đúc trên sông, rời bến và cập bến mang theo những đợt hoa từ các làng hoa nổi tiếng như Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre), cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú... đến chợ. Người dân, du khách cũng kéo đến tấp nập, vừa mua hoa, vừa ngoạn cảnh, chụp ảnh.

Hay chợ hoa Cao Lãnh tại Đồng Tháp mở cửa trong cả tháng chạp với đủ các loại hoa từ các vùng hoa nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ vừa mua bán hoa và cũng vừa phục vụ nhu cầu tham du lịch. Khu chợ còn có con đường hoa tuyệt đẹp để khách xa gần đến ngắm, mà đặc biệt là hoa phong lan rất nhiều và rất đẹp mắt.

Ngoài ra, nổi tiếng miền Tây còn có chợ hoa Ninh Kiều, chợ hoa Cà Mau, chợ hoa Long Xuyên, chợ hoa Mỹ Tho, chợ hoa Bến Tre… Những ngôi chợ có từ rất lâu đời, là trung tâm mua bán hoa Tết của cả một vùng, cũng là điểm đến đáng trải nghiệm, mang lại sắc xuân rực rỡ cho Đồng bằng Nam Bộ mỗi khi xuân về.

Rực rỡ chợ hoa Cao Lãnh. (Nguồn ảnh: Báo Đồng Tháp)

Rực rỡ chợ hoa Cao Lãnh. (Nguồn ảnh: Báo Đồng Tháp)

Chợ nổi - nét đẹp riêng có miền sông nước

Với hơn 54.000km chiều dài của mạng lưới sông rạch, vùng Tây Nam Bộ là nơi chứa đựng một văn minh văn hóa sông nước độc đáo, không giống bất kỳ nơi nào khác tại Việt Nam. Từ xa xưa, đời sống người dân nơi đây đã đặc biệt gắn bó với sông nước, mọi sinh hoạt, đời sống đều gắn liền với con sông. Cũng không đâu như nơi này, có mô hình chợ nổi với phong vị rất đặc biệt.

Rải rác trên Đồng bằng sông Cửu Long, có hơn hai mươi chợ nổi mỗi chợ mang đậm bản sắc riêng. Như chợ Phong Điền, Cái Răng (thuộc Cần Thơ), Trà Ôn (thuộc Vĩnh Long), Cồn Tròn (thuộc Tiền Giang), chợ Thơm (thuộc Bến Tre), Cà Mau... là những điểm đến nổi tiếng, nơi mà hương vị Tết miền Tây được hiện diện rõ nét.

Nếu như thời điểm ngày thường, chợ nổi không mấy tấp nập do giờ đây chợ truyền thống đất liền, các loại hình siêu thị, cửa hàng tạp phẩm quá lớn mạnh. Nhưng đến gần Tết, những khu chợ nổi miền Tây dường như được thổi bừng lên sức sống khác, như được trở về với thời vài mươi năm về trước, khi chợ nổi còn là nơi tập trung buôn bán chủ lực của người dân miền sông nước. Người dân từ khắp nơi đổ về, các ghe bán hàng chật kín với những món đặc sản như trái cây, bánh kẹo, vải vóc, gạo mới, rau củ, thức ăn tại chỗ, cà phê... Tất cả tạo nên một không khí sôi động, tràn ngập năng lượng tích cực, chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn.

Chợ nổi không chỉ là nơi buôn bán, kinh doanh ngày Tết, mà còn là nét đặc sắc thu hút du lịch ngày giáp Tết ở miền Tây. Những tour du lịch chợ nổi đón xuân được rất nhiều công ty lữ hành khai thác. Nhiều người yêu mến văn hóa vùng sông nước từ khắp nơi đổ về đây để đi chợ nổi ngày Tết, giới săn ảnh cũng không bỏ qua khoảnh khắc được chụp những tấm ảnh đẹp, đầy thú vị về nét văn hóa riêng có của vùng đất Tây Nam Tổ quốc.

Như chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, một chợ nổi nổi tiếng bậc nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ được hình thành từ hơn 120 năm trước trên đoạn sông Cần Thơ - kênh Xáng Xà No, là điểm giao thương thuận lợi, kết nối các tỉnh, thành lân cận cùng miền Tây.

Chợ nổi Cái Răng bắt đầu tấp nập từ sau 20 Tết. Người dân, thương lái dậy sớm hơn thường lệ, 3 - 4 giờ sáng đã bắt đầu họp chợ. Ghe tàu, hối hả mua bán nông sản, phục vụ ẩm thực và cả du lịch. Thông thường, có đến 200 - 300 ghe lớn, vài chục ghe nhỏ tụ tập nơi đây vào những ngày giáp Tết, cạnh đó còn có những chiếc thuyền du lịch chạy trên sông, với du khách đang háo hức, ngắm nghía quang cảnh sôi nổi chợ xuân. Nhiều chiếc thuyền còn ghé lại cho khách mua thử ít trái cây, ăn tô bún, chén chè... để cảm nhận rõ hơn phong vị chợ Tết trên sông của xứ này.

Phan Thảo Kim (32 tuổi), quê Cần Thơ, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Cứ tới Tết là tôi nôn nao, xao xuyến, mong sớm được nghỉ làm để đưa chồng con về quê ăn Tết. Để được lang thang cả ngày trong những khu chợ quê nho nhỏ ngoại ô thành phố, xem người dân bán những sản vật ngon tuyệt, đậm chất quê. Rồi sáng sớm cả nhà dậy thật sớm để đi chợ nổi Cái Răng xem người ta buôn bán nô nức. Ăn sáng, uống cà phê trên thuyền, sắm sanh về nhà vài món đồ đón Tết. Chợ Tết quê hương, đối với tôi là một trong những kí ức đẹp đẽ nhất về ngày Tết mà tôi mang theo đi lập nghiệp xa xứ”.

Có thể nói, chợ quê miền Tây sống nước chính là chiếc cầu nối quá khứ với tương lai. Ở chợ quê có hơi thở rộn ràng của sức sống thời đại, cũng có những giá trị nguyên bản tồn tại lâu đời trong cộng đồng dân cư. Dù thời gian trôi qua và bao dời đổi, nhưng đối với mọi người dân ở phương Nam, chợ Tết quê hương luôn là điều mà họ yêu quý, trân trọng, lưu giữ trong tim. Còn Tết truyền thống là còn chợ quê.

Đọc thêm

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".