Tái hiện Tết Việt trên phố cổ Hà Nội

Lễ dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân. (Ảnh: BQLPC)
Lễ dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân. (Ảnh: BQLPC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa “Mừng Đảng - mừng Xuân” chủ đề “Tết Việt - Tết phố 2024”, bắt đầu từ ngày 25/1 kéo dài đến 28/2.

Nhiều không gian thấm đẫm văn hóa Tết xưa

Một trong những điểm nhấn của chương trình khai mạc là nghi thức dâng lễ cửa đình và dựng cây nêu. Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức đoàn rước từ Ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây đi qua nhiều tuyến phố, di tích với điểm đến là đình Kim Ngân (số 42 - 44 phố Hàng Bạc). Tại đây, Ban Tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ: Dâng lễ cửa đình, Cáo yết Thành hoàng và cúng Tổ nghề… và nghi lễ dựng cây nêu truyền thống của người Việt khi Tết đến, Xuân về.

Không gian đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc) được trang trí thành không gian Tết truyền thống theo chủ đề 12 con giáp. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa sẽ có buổi nói chuyện về Tết của đồng bào Tày, Nùng; về thú chơi hoa thủy tiên…

Với những du khách muốn tìm hiểu Tết của người Hà Nội xưa có thể tìm đến Ngôi nhà di sản (số 87 phố Mã Mây). Tại đây, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sắp đặt và tổ chức giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa. Vào ngày 3/2, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động gói và luộc bánh chưng.

Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 phố Đào Duy Từ) sẽ là nơi tái hiện không gian Tết truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ với chủ đề “Nếp nhà xưa” và trưng bày các sản phẩm tranh, gốm…, biểu diễn âm nhạc truyền thống và tọa đàm về Tết truyền thống của người Việt.

Các địa chỉ văn hóa khác trong khu phố cổ như: Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 phố Hàng Buồm), đình Đồng Lạc (số 38 phố Hàng Đào), Trung tâm Thông tin di sản phố cổ (số 28 phố Hàng Buồm)… cũng trở thành những địa chỉ giới thiệu về văn hóa Việt, thú chơi hoa, về các phong tục ngày Tết.

Từ ngày 25/1 đến ngày 9/2 (tức ngày 15 tháng Chạp đến hết ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão), tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, các nghệ nhân và thợ thủ công sẽ giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống, như tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ, thư pháp, gốm sứ, mây tre đan, đồ chơi tò he…

Phó Trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thúy Lan cho biết, chương trình “Tết Việt - Tết phố 2024” không chỉ góp phần tạo không gian điểm đến cho người dân và du khách vui chơi trong dịp Tết Giáp Thìn mà còn nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và quảng bá hình ảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm nói riêng và Hà Nội nói chung.

Trải nghiệm biệt thự cổ Hà Nội

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, đơn vị quyết định mở cửa biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo cho khách tham quan từ ngày 26/1/2024 nhằm tăng thêm trải nghiệm cho du khách.

Được biết, hiện công tác trùng tu biệt thự 49 Trần Hưng Đạo đã cơ bản hoàn thành. Ban Quản lý quyết định mở cửa biệt thự này đón khách tham quan từ 26/1 với hoạt động trưng bày đầu tiên về quá trình trùng tu, cải tạo ngôi biệt thự. Ngoài các hình ảnh ghi lại quá trình trùng tu, trưng bày còn giới thiệu một số hiện vật như cấu kiện gỗ cũ của ngôi biệt thự, đôi găng tay của người thợ.

Theo bà Trần Thúy Loan, ngôi biệt thự là một kiến trúc Pháp điển hình của Hà Nội. Ban Quản lý mong muốn người dân và du khách hiểu hơn về những kiến trúc đặc trưng làm nên vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội.

Ngoài ra, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cũng đang xây dựng các kế hoạch để đưa vào sử dụng ngôi biệt thự này một cách hiệu quả với những hoạt động mang tính thường xuyên hơn, để địa chỉ này trở thành điểm đến của người dân và du khách.

Ban Quản lý dự báo, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sẽ sớm trở thành một điểm tham quan, “check-in” ưa thích của đông đảo bạn trẻ giống như Trung tâm Văn hóa 22 Hàng Buồm thời gian qua sau khi cải tạo xong.

Đến nay, sau khoảng một năm trùng tu lớn với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sắp hoàn thành cải tạo. Biệt thự này từng gây tranh cãi lớn trên truyền thông về màu vôi khi cải tạo. Các chuyên gia Pháp khẳng định, ngôi biệt thự được tôn tạo, bảo tồn theo đúng màu sơn gốc. Vì thế, quận Hoàn Kiếm bảo lưu quan điểm bảo tồn đúng màu vôi gốc.

Việc mở cửa biệt thự 49 Trần Hưng Đạo nằm trong chuỗi chương trình “Tết Việt - Tết phố 2024” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Các nghệ nhân Kinh Bắc bảo tồn tranh Đông Hồ. (Ảnh: Bảo Châu)

Bước đi thiết thực để gìn giữ nghề tranh Đông Hồ

(PLVN) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ đề cử “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để trình UNESCO. Hiện hồ sơ đang được Hội đồng của Công ước 2003 UNESCO thẩm định và đề xuất nhận xét cho Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 quyết định. Việc công bố dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Đọc thêm

Nhớ về thương cảng Hội An

 Ảnh trong bài: Tuấn Ngọc
(PLVN) - Thương cảng Hội An được giới sử học cho rằng đã bắt đầu hình hài vào cuối thế kỷ XVI, ở vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn. Hội An, có thời là khu “trên bến, dưới thuyền” sầm uất, nhưng rồi suy tàn khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng
(PLVN) - Festival Mỳ Quảng 2025 chính thức khai hội tại làng nghề Đông Khương (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), sự kiện không chỉ tôn vinh món ăn trứ danh của vùng đất Quảng mà còn mở ra hành trình quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đến du khách gần xa.

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài
(PLVN) - Tối 31/5/2025, tại Hà Nội, trong không gian linh thiêng và cổ kính của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới, chương trình Fashion Show “Di Sản Hà Nội” đã diễn ra đầy xúc cảm. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam tổ chức, là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động quảng bá du lịch Thủ đô năm 2025.

Bảo vệ bảo vật quốc gia: Cần đánh giá lại hệ thống gìn giữ di sản

 Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa là bản gốc, được công nhận Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Vi Thảo)
(PLVN) - Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây chấn động dư luận cả nước. Đây là chiếc ngai vua nguyên vẹn, tinh xảo, là biểu trưng quyền lực tối cao của triều Nguyễn suốt 143 năm tồn tại, được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2015. Vụ việc này là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Liệt nữ trong lịch sử

Một phiên chợ ở Bắc Kỳ, khoảng năm 1890. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ tiết hạnh, trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ có ảnh hưởng sâu nặng trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đông Á và chiều dài lịch sử Việt Nam. Đã có những câu chuyện người xưa vinh danh những người đàn bà này.

Tìm về 'căn cước văn hóa' Việt qua cổ phục cung đình

Cổ phục triều Nguyễn được trưng bày tại “Thấp thoáng vàng son”. (Ảnh: Lê Huy)
(PLVN) -  Những bộ y phục cung đình của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa đã được các nghệ nhân “hồi sinh”. Sự say mê kết hợp với bàn tay tài hoa và tâm đức của các bạn trẻ tiếp nối các nghệ nhân đi trước đã tạo nên thành quả quý giá, góp phần giữ gìn di sản văn hóa Việt.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra vụ phá hoại bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn”

Ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia trước khi bị phá hoại.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” sau sự cố bị xâm hại tại Điện Thái Hòa, đồng thời đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo đúng quy định.

Nhìn lại những trò chơi dân gian tuổi thơ

Tuổi thơ của nhiều thế hệ gắn liền với những trò chơi dân gian. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nói, ký ức tuổi thơ, dù vui hay buồn đều mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ, đó là nơi lưu giữ những tháng năm trong trẻo và đẹp đẽ nhất của một đời người. Nhất là, với các thế hệ 8x trở về trước, tuổi thơ lại càng đáng nhớ khi không có thiết bị điện tử, không có Internet mà chỉ có những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị.

Tuồng sẽ đi về đâu nếu người trẻ không tiếp bước?

NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền chia sẻ với các bạn Gen Z về nghệ thuật Tuồng. (Ảnh Tuấn Ngọc)
(PLVN) - Talkshow “Tuồng và GenZ - Khi hồn Việt lên tiếng” tại Đại học Đại Nam vào chiều 21/5 là cầu nối độc đáo giữa tinh hoa nghệ thuật dân tộc và tư duy sáng tạo của GenZ, đồng thời là "bước đệm" để các bạn trẻ tự tin kể câu chuyện văn hóa Việt theo cách của riêng mình. Nhiều bạn trẻ đã bị thu hút trong buổi trò chuyện của NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền – Trưởng đoàn Thể nghiệm Nhà hát Tuồng Việt Nam về Tuồng.

Lại tiếp diễn nạn đào trộm mộ cổ

Lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nhưng lại nằm biệt lập tại 1 sườn đồi ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm Lam Kinh khoảng 4 km. (Ảnh: Tuấn Minh)
(PLVN) - Những năm gần đây, nạn đào trộm mộ cổ đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại nhiều địa phương, gây tổn thất nặng nề về mặt di sản và đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình nghiên cứu, bảo tồn lịch sử dân tộc.

Gìn giữ và phát huy Hội hát chèo tàu Tổng Gối

Hát chèo tàu Tổng Gối. (Ảnh: Đ.Phượng)
(PLVN) - Hội hát chèo tàu Tổng Gối mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, giữa guồng quay hiện đại hóa, Hội chèo tàu Tổng Gối đang đối mặt với không ít thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị.