Môi trường Việt Nam đủ màu mỡ ươm những doanh nghiệp hàng đầu châu Á

Môi trường Việt Nam đủ màu mỡ ươm những doanh nghiệp hàng đầu châu Á
“Môi trường kinh doanh của Việt Nam hoàn toàn đủ màu mỡ để ươm mầm nên những doanh nghiệp hàng đầu châu Á”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khi dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan tại Hà Lan, chiều qua (giờ địa phương), 10/7.

Thủ tướng cho biết thêm, trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh năm 2016 – 2017, Việt Nam đã tăng lên 9 bậc, từ 82 lên 91 trên 190 quốc gia. Còn theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 60 trên 138 nước.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc tốp 1.000 doanh nghiệp hàng đầu châu Á. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là tăng trưởng nhanh nhất của châu Á. Quy mô thị trường chứng khoán hiện nay đã lên trên mức 100 tỷ USD. 20 doanh nghiệp có quy mô vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên và sẽ có nhiều doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD khác chuẩn bị lên sàn.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp và Giới chủ Hà Lan tổ chức, với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Chính sách xã hội và việc làm Hà Lan, ông Lodewijck Asscher, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoàng gia Hà Lan, ông Michael van Straalem. Về phía Việt Nam, có lãnh đạo một số bộ, ngành, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cùng hơn 450 doanh nghiệp hai nước.

Tại Diễn đàn, Thủ tướng đã điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam – Hà Lan: Quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước bắt đầu từ thế kỷ 17, khi các đội tàu buôn của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã cập cảng, buôn bán và lập chi nhánh tại Hội An, Quảng Nam. Nay Hội An là di sản Văn hóa thế giới do UNESCO công nhận. Các thương nhân Hà Lan cũng là các thương nhân phương Tây đầu tiên mở thương điếm ở Phố Hiến thuộc tỉnh Hưng Yên miền Bắc Việt Nam.

“Có thể nói từ 400 năm trước, người Hà Lan chính là doanh nhân phương Tây tiên phong trong giao thương với đất nước của chúng tôi. Tổ tiên của các bạn chính là những người phương Tây thông thái, nhạy bén, hiểu rõ Việt Nam nhất”, Thủ tướng nói và cho rằng có lẽ vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi hôm nay nhiều doanh nghiệp của Hà Lan không chỉ được ưa chuộng mà còn là những doanh nghiệp FDI thành công toàn diện nhất tại Việt Nam. 

Nếu biết tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế ngoại giao, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam– EU sắp được ký kết chính thức, Hà Lan – Việt Nam hoàn toàn có thể vượt xa hơn nhiều những thành quả đã đạt được cho đến hôm nay và trở thành sự kết nối kinh tế sâu sắc toàn diện giữa ASEAN và EU, giữa một bên là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới và  một bên là khối thị trường có sức cầu, có công nghệ và những công ty danh tiếng hàng đầu thế giới. 

Thủ tướng cũng thông tin về quá trình tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam: Việt Nam đã cam kết dỡ bỏ các hạn chế trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia không hạn chế hoặc nâng trần giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Về điều kiện tự nhiên, Việt Nam có thể mạnh độc đáo trong nông nghiệp, đặc biệt về nuôi trồng thủy sản chất lượng cao, các loại trái cây đặc sản nhiệt đới, cây lương thực và dược liệu. Thủ tướng mong muốn và khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực chế biến sâu, hướng Việt Nam vào các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt trước thách thức về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí việc tham gia của khu vực tư nhân vào các mục tiêu phát triển bền vững có ý nghĩa quyết định. “Việt Nam chờ đợi sự quan tâm của khu vực kinh tế tư nhân Hà Lan giúp Việt Nam giải quyết những thách thức này”, Thủ tướng nêu rõ. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Hà Lan, kể cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

“Chính phủ Việt Nam chắc chắn luôn đồng hành, cùng chia sẻ, cùng bảo vệ các bạn và chúc các bạn thành công”, Thủ tướng nói.

 Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Doanh nghiệp bàn tròn tập trung thảo luận về chủ đề thành phố thông minh và thành phố sân bay.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đang nghiên cứu nghiêm túc để áp dụng, phát triển thành phố thông minh. Thủ tướng mong đối tác Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhất là trong bối cảnh tới đây, mô hình này sẽ được xây dựng tại Bình Dương. Đây không đơn thuần là vấn đề giao thông, đó còn là vấn đề liên quan người dân, chính sách...

Về thành phố sân bay, Thủ tướng cho rằng đột phá của ngành hàng không hiện nay là xây dựng các cảng hàng không hiện đại. Các mô hình thành phố sân bay thân thiện môi trường rất được quan tâm tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu và Thủ tướng hy vọng đối tác Hà Lan giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam lĩnh vực này.

Những năm qua, hiện nay và sắp tới, Hà Lan là một trong những đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu. Số dân hai nước cộng lại chỉ trên 100 triệu, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều đã lên trên 7 tỉ USD. Đến tháng 3/2017, đầu tư Hà Lan vào Việt Nam đã đạt 7,65 tỉ USD, đứng đầu EU và chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư của khu vực này đầu tư vào Việt Nam.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.